Đề ôn tập số 12 (Tiếng Việt) - Lớp 5
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập số 12 (Tiếng Việt) - Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_on_tap_so_12_tieng_viet_lop_5.docx
Nội dung text: Đề ôn tập số 12 (Tiếng Việt) - Lớp 5
- ĐỀ ÔN TẬP SỐ 12 (TIẾNG VIỆT) - LỚP 5 Câu 1. Bài thơ “Rắn đầu biếng học” tương truyền là của Lê Quý Đôn dưới đây đã sử dụng những từ đồng âm nào để chơi chữ (gạch chân dưới những từ đồng âm trong bài thơ): Chẳng phải liu điu cũng giống nhà Rắn đầu biếng học lẽ không tha Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ Nay thét mai gầm rát cổ cha Ráo mép chỉ quen tuồng nói dối Lằn lưng cam chịu dấu roi da Từ nay Trâu Lỗ xin gắng học Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia. Câu 2. Xếp 15 từ sau thành 3 nhóm từ đồng nghĩa và viết vào từng cột trong bảng: anh dũng, nhân từ, trung thực, nhân hậu, dũng cảm, nhân ái, thành thật, gan dạ, chân thật, nhân đức, thật thà, can đảm, phúc hậu, thẳng thắn, gan góc. Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Câu 3. a) Gạch dưới cặp quan hệ từ ở mỗi câu và cho biết chúng biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận của câu (Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong ngoặc đơn). 1. Do bảo vệ tốt những cánh rừng đầu nguồn nên quê tôi không bị những trận lũ lớn tràn về. (Biểu thị quan hệ ) 2. Cây xanh không chỉ giúp con người có không khí trong lành để thở mà còn làm cho môi trường thêm tươi đẹp. (Biểu thị quan hệ ) 3. Mặc dù tuổi còn nhỏ nhưng nhiều thiếu nhi Việt Nam đã có ý thức tham gia bảo vệ môi trường. (Biểu thị quan hệ ) b) Điền vào những chỗ trống các cặp quan hệ từ thích hợp: 1. khu vườn được chăm sóc chu đáo những đàn chim cứ lần lượt kéo nhau về làm tổ. 2. ai cũng vứt rác bừa bãi ngoài đường môi trường sẽ bị ô nhiễm nghiêm trọng. 3. tuổi đã cao ông tôi vẫn tích cực tham gia Tết trồng cây. 4. Anh Thanh là một người chăn nuôi giỏi là một thanh niên đi đầu trong việc trồng cây gây rừng.
- Câu 5. a) Gạch dưới các đại từ được dùng trong những khổ thơ sau: 1. Tên tôi là gió Đi khắp mọi nơi Công việc của tôi Không bao giờ nghỉ (Xuân Quỳnh) 2. Riêng mặt trời tinh nghịch Ngậm mồi dưới đáy ao Giật mấy lần không được Còn làm ta ngã nhào (Trần Đăng Khoa) 3. Tớ là chiếc xe lu Người tớ to lù lù Con đường nào mới đắp Tớ lăn bằng tăm tắp. (Trần Nguyên Đào) b) Gạch dưới danh từ được lặp lại nhiều lần trong đoạn văn, sau đó viết đại từ có thể thay thế cho danh từ đó vào chỗ trống ở dưới: Ngay giữa trưa hè nắng dữ, con ong xanh vẫn cần cù, gan góc đi lùng bắt dế, sửa soạn chu đáo cho những đứa con của ong ra đời. Ong bay dưới ánh mặt trời, xanh loang loáng như một đường đạn lửa. Ong không biết là ong đã góp phần bảo vệ những vườn rau. Thay thế danh từ lặp lại nhiều lần bằng đại từ . Câu 4. Đoạn văn dưới đây có một số từ dùng sai (in nghiêng). Em hãy thay từ dùng sai bằng từ đồng nghĩa thích hợp và viết vào chỗ trống ở dưới: Cây hoa hồng nhung đứng giữa vườn với vẻ kiêu ngạo. Thân cây mảnh mai, màu nâu sẫm, có gai to, sắc và nhọn. Những chiếc cành màu xanh như những cánh tay vươn lên đón lấy ánh nắng và bầu không khí trong vắt, mát mẻ của mùa xuân. Những chiếc lá màu xanh thẫm được tô điểm bởi những đường gân và viền răng cưa khẽ lung lay trong gió. - Thay từ kiêu ngạo bằng từ - Thay từ trong vắt bằng từ . - Thay từ lung lay bằng từ .