Đề ôn tập môn Ngữ văn Lớp 8 - Lần 7
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập môn Ngữ văn Lớp 8 - Lần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_on_tap_mon_ngu_van_lop_8_lan_7.pdf
Nội dung text: Đề ôn tập môn Ngữ văn Lớp 8 - Lần 7
- NỘI DUNG ÔN TẬP VĂN 8 A. Phần văn bản Lập bảng thống kê các tác phẩm thơ Việt Nam theo mẫu sau: Tên văn Tác giả Xuất xứ, hoàn Thể loại Phương thức Nội dung Nghệ thuật bản cảnh sáng tác biểu đạt chính B. Tiếng Việt Các kiểu câu: Các kiểu câu Khái niệm Chức năng Câu nghi vấn Câu cầu khiến Câu cảm thán Câu trần thuật Câu phủ định C. Tập làm văn Đơn vị kiến thức Nội dung 1.Tính thống nhất về chủ đề văn bản là gì? Tính thống nhất của văn bản thể hiện ở những mặt nào? 2. Vì sao cần phải tóm tắt văn bản tự sự? Muốn tóm tắt một văn bản tự sự thì phải làm như thế nào, dựa vào những yêu cầu nào? 3.Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm có tác dụng như thế nào? 4.Văn bản thuyết minh có những tính chất như thế nào và có những lợi ích gì? 5. Muốn làm văn bản thuyết minh, trước tiên cần phải làm gì? Hãy cho biết những phương pháp dùng để thuyết minh? 6.Hãy cho biết bố cục thường gặp khi làm bài thuyết minh về: - Một đồ dùng - Cách làm một sản phẩm - Một di tích, danh lam thắng cảnh 1
- ĐỀ 1 Câu 1: Đọc đoạn văn sau và cho biết câu nào là câu nghi vấn? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn? “ - Sao cụ lo xa quá thế? Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại? - Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu? (“Lão Hạc”- Nam Cao) Câu 2: Trong tập “Nhật kí trong tù” có những câu: “Sống ở trên đời người cũng vậy, Gian nan rèn luyện mới thành công”. (Nghe tiếng giã gạo) “Nghĩ mình trong bước gian truân, Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng”. (Tự khuyên mình) a. Những ý thơ trên giống với ý thơ nào trong bài “Đi đường”? b. Nội dung của những câu thơ trên. c. Viết bài bài văn nghị luận khoảng 1 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về tinh thần lạc quan trong cuộc sống. ĐỀ 2 Câu 1: Cho bài thơ Tức cảnh Pác Bó: Sáng ra bờ suối, tối vào hang, Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng. Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng, Cuộc đời cách mạng thật là sang”. 1. Từ điển Tiếng Việt giải nghĩa: “Tức cảnh là ngắm cảnh mà có cảm xúc nảy ra ý thơ, lời thơ”. Dựa vào đó giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ. Theo em tên bài thơ còn có thể hiểu theo nghĩa nào nữa không? 2. Câu thơ: Sáng ra bờ suối, tối vào hang có thể đổi lại thành: Tối vào hang, sáng ra bờ suối được không? Vì sao? 3. Giải thích các cách hiểu khác nhau từ sẵn sàng trong câu thơ: Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng 4. Phân tích phép đối được sử dụng trong câu: Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Câu 2: Đặt câu ghép theo yêu cầu dưới đây, rồi phân tích cấu trúc ngữ pháp và mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép vừa đặt: a. Hai vế câu được nối bằng 1 quan hệ từ b. Giữa hai vế dùng dấu hai chấm c. Giữa hai vế dùng cặp phó từ hô ứng 2
- ĐỀ 3 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Ba yếu tố rượu, hoa, trăng thiếu mất hai rồi. Nhưng với một tâm hồn lớn, Bác vẫn đủ để cảm xúc với một phần ba còn lại, cảm xúc đến bối rồi. Trăng đẹp quá, biết làm thế nào bây giờ? Câu thứ nhất nói hoàn cảnh người tù, câu thứ hai đã là tâm trạng một thi nhân hiền triết. (Vũ Quần Phương) 1. Ý kiến trên bàn về bài thơ nào? 2. Trong đoạn văn câu nào là câu trần thuật? Nội dung trần thuật là gì? Ghi kết quả theo bảng sau: Câu trần thuật Nội dung 3. Chuyển câu nghi vấn trong đoạn văn thành câu trần thuật mà vãn giữ nguyên ý của nó. 4. Từ bài thơ được nhắc đến, kết hợp với một số bài thơ của Bác mà em đã học và đọc thêm hãy viết đoạn văn khoảng 15 câu theo lối diễn dịch làm sáng tỏ nhận xét: “Thơ Bác đầy trăng” (Hoài Thanh) 3