Đề ôn tập môn Ngữ văn Lớp 8 - Lần 4 - Trường THCS Thanh Liệt
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập môn Ngữ văn Lớp 8 - Lần 4 - Trường THCS Thanh Liệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_on_tap_mon_ngu_van_lop_8_lan_4_truong_thcs_thanh_liet.pdf
Nội dung text: Đề ôn tập môn Ngữ văn Lớp 8 - Lần 4 - Trường THCS Thanh Liệt
- Ngữ văn 8 PHÒNG GDĐT HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG THCS THANH LIỆT ĐỀ 1 Môn : Ngữ văn 8 Cho đoạn thơ sau: “Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay” (Trích Ngữ văn 8, tập II, NXB Giáo Dục) 1. Nêu tên tác phẩm, tác giả. 2. Từ “thảo” trong đoạn thơ trên được dùng với nghĩa nào? 3. Tóm tắt nội dung đoạn thơ bằng một câu. 4. Trong đoạn thơ trên có sử dụng biện pháp tu từ gì ? Nêu ngắn gọn tác dụng. 5. Cho câu chủ đề sau: “Đoạn thơ là hình ảnh ông đồ những ngày huy hoàng, đắc ý”. Hãy viết đoạn văn theo cấu trúc diễn dịch khoảng 10 – 12 câu làm sáng tỏ câu chủ đề trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một tình thái từ (Gạch chân, chỉ rõ câu ghép và tình thái từ). 1
- Ngữ văn 8 UBND HUYỆN THANH TRÌ ĐỀ SỐ 2 VĂN LỚP 8 TRƯỜNG THCS THANH LIỆT NĂM HỌC 2019 – 2020 Thời gian: 90 phút Em hãy đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi: “Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu. Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại: - Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ! Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu. Chị Dậu nghiến hai hàm răng: - Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem! Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu ” (Theo SGK Ngữ Văn 8, tâp̣ môt,̣ trang 30-31) Câu 1. Phần trích trên trích trong văn bản nào? Của ai? Câu 2. Chỉ ra các phương thức biểu đạt được sử dụng trong phần trích trên. Câu 3. Phân tích cấu tạo và xác định quan hệ giữa các vế trong câu sau: Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu. Câu 4. Viết đoạn văn qui nạp (khoảng 12 câu) nói lên tinh thần phản kháng mạnh mẽ của chị Dậu. Trong đoạn văn có sử dụng trợ từ, thán từ(gạch chân và chú thích rõ trợ từ và thán từ) 2
- Ngữ văn 8 ĐỀ SỐ 3 Đọc đoạn trích sau: “Dân chài lưới làn da ngăm dám nắng Cả thân hình nồng thở vị xa xăm Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” 1.Nêu tên bài thơ chứa đoạn thơ trên. Tên tác giả? Đề tài nào thường xuất hiện nhiều nhất trong thơ của các tác giả trên? 2.Sự việc trong đoạn thơ trên diến ra ở thời gian nào? (quá khứ hay hiện tại) 3.Các biện pháp nghệ thuật được nhà thơ sử dụng trong đoạn thơ trên là gì? Nêu tác dụng? 4. Hãy viết đoạn văn(khoảng 12 câu) theo lối diễn dịch phân tích cái hay của đoạn thơ trên, trong đoạn văn có sử dụng câu cảm thán, gạch chân. 5.Nhà thơ Huy Cận có viết trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” “Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào” Hai câu thơ trên gợi cho em nhớ đến những câu thơ nào trong bài thơ trên? Hãy chép lại những câu thơ đó và nêu suy nghĩ của em về hai câu thơ vừa chép. Hãy kể tên một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn THCS cũng thể hiện tình yêu quê hương của tác giả 3
- Ngữ văn 8 ĐỀ SỐ 4 VĂN 8 Trong văn bản “Chiếc lá cuối cùng” của OHen-ri có đoạn “ Em thân yêu ơi, em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có lấy làm lạ tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không? Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men, cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng” a. Đoạn văn trên là lời của ai nói với ai? b. Em hiểu “kiệt tác” có nghĩa là gì? c. Tại sao nói bức tranh “Chiếc lá cuối cùng” của cụ Bơ- men là một kiệt tác? d.Từ nhân vật cụ Bơ- men, trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có một nhân vật dùng tài năng hội họa của mình để giúp đỡ người nghèo. Em hãy cho biết đó là nhân vật nào? Nêu tên tác phẩm? 4
- Ngữ văn 8 Trường THCS Thanh Liệt ĐỀ SỐ 5 Văn 8 Năm học 2019-2020 Đọc bài thơ sau: “Đi đường mới biết gian lao, Núi cao rồi lại núi cao trập trùng; Núi cao lên đến tận cùng, Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non. (Bản dịch của Nam Trân) 1. Xác định tên bài thơ, tên tác giả và cho biết xuất xứ của bài thơ. 2.Tìm phép điệp ngữ và nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp ngữ được sử dụng nhiều lần trong bài thơ. 3. Về bài thơ này có hai bạn tranh luận với nhau như sau: a. Đây là bài thơ tức cảnh, tập trung miêu tả cảnh đi đường. b. Bài thơ chủ yếu thiên về triết lý, suy ngẫm. Theo em, ý kiến nào hợp lý? Vì sao? 4. Ý nghĩa tư tưởng của bài “Đi đường” gợi cho em nhớ đến bài thơ nào trong chương trình Ngữ văn lớp 8? So sánh sự giống nhau của hai bài thơ? 5. Từ bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh em có suy nghĩ gì về vai trò của ý chí nghị lực trong cuộc sống. 5