Đề kiểm tra Văn 9 tiết 158 (phần truyện)

docx 7 trang thienle22 4480
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Văn 9 tiết 158 (phần truyện)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_van_9_tiet_158_phan_truyen.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra Văn 9 tiết 158 (phần truyện)

  1. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA VĂN 9 TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG TIẾT 158 (PHẦN TRUYỆN) Thời gian: 45’ phút I. Lập ma trận đề. Cấp độ Vận dụng Vận dụng Cộng Tên Nhận biết Thông hiểu cao chủ đề ( Đơn vị kiến thức) Câu 1,2 (TN) Làng Số câu:2 Số câu Số câu: Số câu: 2 Số điểm:0,5 Số điểm Số điểm: điểm=0,5 Lặng lẽ Sa Pa Câu 3 (TN) Câu 4 (TN) Số câu:1 Số điểm:0,25 Số câu:1 Số câu Số câu: Số câu : 2 Số điểm:0,25 Số điểm: Số điểm: điểm=0.5 Chiếc lược ngà Câu 5 (TN) Câu 6 (TN) Số câu:1 Số câu:1 Số câu: Số câu Số câu; 2 Số điểm:0,25 Số điểm:0,25 Số điểm: Số điểm: điểm= 0,5 Những ngôi sao xa Câu 7,8 (TN) Câu 1b (TL) Câu 1a(TL) Câu 1c (TL) xôi Câu1 a,b (TL) Câu 2 (TL) Câu 2 (TL) Số câu:3 Số câu: 1 Số câu:2 Số câu:2 Số câu:8 Số điểm:0,5+1 Số điểm:0,5 Số điểm:4,5 Số điểm:0,5 điểm :8,5 +0,5 Tổng số câu : 11 Số câu: 5 Số câu:5 Số câu:2 Số câu:2 Số câu:11 Số điểm :10 Số điểm: 2 Số điểm:2,5 Số điểm:4,5 Số điểm:1 Số điểm:10 II. Đề bài Đề 1: I Trắc nghiệm( 2 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái có câu trả lời đúng. Câu1. Tác giảđã đặt ông Hai vào tình huống nào để nhân vật tự bộc lộ tính cách của mình? A. Ông Hai không biết chữ phải đi nghe nhờ người khác đọc. B. Tin làng ông theo giặc mà tình cờ ông nghe được từ những người tản cư. C. Bà chủ nhà hay nhòm ngó, nói bóng nói gió vợ chồng ông Hai.
  2. D. Ông Hai lúc nào cũng nhớ tha thiết cái làng chợ Dầu của mình. Câu 2. Dòng nào nói đúng tâm trạng của ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu của ông theo giặc? A. Bị ám ảnh trước tin làng Chợ Dầu làm Việt gian bán nước. B. Luôn sợ hãi mỗi khi nghe ai đó tụ tập và nói về việc làng mình theo giặc. C. Đau xót, tủi hổ trước cái tin làng mình theo giặc. D. Bực mỡnh vỡ người dõn làng Chợ Dầu chưa giỏc ngộ cỏch mạng. Câu 3. Truyện “Lặng lẽ Sa Pa”được kể chủ yếu qua cái nhìn của nhân vật nào? A. Tác giả. C. Ông hoạ sĩ. B. Anh thanh niên. D. Cô gái. Câu 4.Nội dung của câu văn sau đây là gì? “ Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mua, tính mây, đo chấn động mặt dất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu” A.Giới thiệu hoàn cảnh sống của anh thanh niên. B. Giới thiệu công việc của anh thanh niên. C. Giới thiệu cách sống của anh thanh niên. D. Giới thiệu đặc điểm thời tiết khí hậu ở SaPa. Câu 5. Đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” viết về điều gì? A. Tình cha con trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. B. Tình đồng chí của những người cán bộ cách mạng. C. Tỡnh cảm đồng cam cộng khổ của người lớnhtrong một trận chiến đấu. D. Tỡnh cảm của những con người cựng cảnh ngộ. Câu 6. Phép so sánh ở phần gạch chân trong câu văn dưới đây có tác dụng gì? “Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy” A. Nhấn mạnh nỗi tủi hổ của ông Sáu. B. Nhấn mạnh nỗi cô đơn của ông Sáu. C. Nhấn mạnh nỗi đau đớn của ông Sáu. D. Nhấn mạnh nỗi tức giận của ông Sáu. Câu 7. Truyện ngán “ Những ngôi sao xa xôi” ra đời năm nào? A. 1970. B. 1971. C. 1975. D. 1976. Câu 8. Phương thức biểu đạt chính của truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” là gì? A. Tự sự. B. Biểu cảm. C. Miêu tả. D. Nghị luận. II. Tự luận. (8 điểm) Câu 1.( 3điểm) Cho đoạn văn bản sau:
  3. “ Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng, tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố ” a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Nêu ý nghĩa nhan đề của tác phẩm. b. Nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên là ai? Giới thiệu một vài nét về nhân vật đó. c. Đoạn văn bản trên giúp em hiểu gì về nhân vật? Câu 2 (5 điểm) Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phương pháp T-P-H làm ró luận điểm sau: Phương Định là cô gái can đảm, dũng cảm trong công việc Trong đoạn văn sử dụng lời dẫn trực tiếp và một câu ghép. Gạch chân dưới lời dẫn trực tiếp và câu ghép. Đề 2: I Trắc nghiệm( 2 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái có câu trả lời đúng. Câu 1. Truyện “Lặng lẽ Sa Pa”được kể chủ yếu qua cái nhìn của nhân vật nào? A. Tác giả. C. Cô gái. B. Anh thanh niên. D. Ông hoạ sĩ. Câu 2 .Nội dung của câu văn sau đây là gì? “ Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mua, tính mây, đo chấn động mặt dất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu” A. Giới thiệu công việc của anh thanh niên. B.Giới thiệu hoàn cảnh sống của anh thanh niên. C. Giới thiệu cách sống của anh thanh niên. D. Giới thiệu đặc điểm thời tiết khí hậu ở SaPa. Câu3. Tác giảđã đặt ông Hai vào tình huống nào để nhân vật tự bộc lộ tính cách của mình? A. Ông Hai không biết chữ phải đi nghe nhờ người khác đọc. B. Bà chủ nhà hay nhòm ngó, nói bóng nói gió vợ chồng ông Hai. C. Tin làng ông theo giặc mà tình cờ ông nghe được từ những người tản cư. D. Ông Hai lúc nào cũng nhớ tha thiết cái làng chợ Dầu của mình. Câu 4. Dòng nào nói đúng nhất tâm trạng của ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu của ông theo giặc? A. Bị ám ảnh trước tin làng Chợ Dầu làm Việt gian bán nước. B. Luôn sợ hãi mỗi khi nghe ai đó tụ tập và nói về việc làng mình theo giặc. C. Đau xót, tủi hổ trước cái tin làng mình theo giặc.
  4. D. Bực mỡnh vỡ người dõn làng Chợ Dầu chưa giác ngộ cỏch mạng. Câu 5. Phép so sánh ở phần gạch chân trong câu văn dưới đây có tác dụng gì? “Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy” A. Nhấn mạnh nỗi tủi hổ của ông Sáu. B. Nhấn mạnh nỗi cô đơn của ông Sáu. C. Nhấn mạnh nỗi đau đớn của ông Sáu. D. Nhấn mạnh nỗi tức giận của ông Sáu. Câu 6. Đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” chủ yếu viết về điều gì? A. Tình cảm của những con người cùng cảnh ngộ. B. Tình cảm đồng cam cộng khổ của người lính trong một trận chiến đấu. C. Tình cha con trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. D. Tình đồng chí của những người cán bộ cách mạng. Câu 7. Truyện ngán “ Những ngôi sao xa xôi” ra đời năm nào? A. 1971. B. 1972. C. 1975. D. 1976. Câu 8. Phương thức biểu đạt chính của truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” là gì? A. Biểu cảm. C. Tự sự. B. Miêu tả. D. Nghị luận. II. Tự luận. (8 điểm) Câu 1.( 2điểm) Cho đoạn văn bản sau: “ Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới ” ( Những ngôi sao xa xôi- Lê Minh Khuê) a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Nêu ý nghĩa nhan đề của tác phẩm. b Hãy xác định ngôi kể của tác phẩm có đoạn văn bản trên. Nêu vai trò của ngôi kể ấy. c. “ Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Nhận xét về các câu trần thuật trên. Nêu tác dụng của những câu trần thuật ấy. Câu 2 (5 điểm) Cho câu chủ đề sau:
  5. Trong truyện “Những ngôi sao xa xôi”, Phương Định hiện lên là một cô gái hồn nhiên, mơ mộng. Hãy hoàn thành đoạn văn T-P-H khoảng 12 câu. Trong đoạn văn sử dụng lời dẫn trực tiếp và một câu ghép. Gạch chân dưới lời dẫn trực tiếp và câu ghép. III. Đáp án , biểu điểm . 1.Trắc nghiệm: 2 điểm Câu Câu Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu Câu 6 Câu 7 Câu 1 5 8 Đề 1 B A,B,C C B A,B C C A Đề 2 D A C A,B,C C C,D A B 2.Tự luận : Đề 1: Câu 1: ( 3 điểm) 1- Nêu đúng tên tp : 0.5 đ - Ý nghĩa nhan đề: 0.5 điểm. + Nghĩa thực : Gợi đến những ngôi sao sáng trên bầu trời Hà Nội, gợi kỉ niệm thân thương về mẹ, về thành phố. (0,25) + Ý nghĩa ẩn dụ: Phương Định, Nho, Thao và biết bao nữ thanh niên xung phong khác, họ như những ngôi sao trên trên bầu trời, luôn toả sáng trong cuộc đời. (0.25) 2. Nhân vật : Phương Định ( 0.25). Giới thiệu một vài nét về PĐ (0,75) + Nhân vật, tác phẩm, tác giả. + Hoàn cảnh sống, công việc. + Đặc điểm tính cách. 3. Đoạn văn giúp em hiểu được sự hồn nhiên, tâm hồn thơ mộng lãng mạn của Phương Định. Cơn mưa bất chợt đến rồi bất chợt đi đã để lại trong lòng cô gái Hà Nội ấy biết bao cảm xúc. Nỗi niềm bâng khuâng, thẫn thờ, nuối tiếc: Nhớ hình bóng mẹ, cái cửa sổ, những ngôi sao trên bầu trời thành phố. Đó là những kỉ niệm đẹp về một thời thiếu nữ vô tư được sống với gia đình. Nỗi nhớ ấy cứ cuộn xoáy trong cô. Nỗi nhớ ấy không làm cô mềm yếu. Nó xoa dịu những gian khổ của công việc nơi chiến trường Nó làm tâm hồn cô gái Hà Thành thêm phong phú. ( 1 điểm) Câu 2. Đoạn văn.5điểm a. Hình thức: 2điểm - Đúng mô hình đoạn văn ( 0,5) - Đủ số câu qui định ,có sự liên kết: 0,5 điểm - Sử dụng đúng câu ghép 0.5 đ - Sử dụng đúng lời dẫn trực tiếp: 0.5 đ
  6. b. Nội dung. 3điểm Tâm lí của Phương Định được miêu tả cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác, từng ý nghĩ dù chỉ thoáng qua trong giây lát. - Cảm giác về không gian trên trận địa. - Cảm giác bớt căng thẳng hồi hộp hơn khi cảm thấy ánh mắt động viên của các anh bộ đội đang dõi theo mình. - Cảm giác được sự nguy hiểm từ hiện tượng vỏ quả bom đang nóng lên. - Cảm giác căng thẳng chờ đợi tiếng nổ của quả bom. Tất cả những cảm giác ấy có thể làm cô thấy căng khẳng, nhưng không làm Phương Định lo sợ. Nó thử thách lòng dũng cảm trong cô. Tác giả am hiểu c. Cho điểm: - Điểm 5: Đoạn văn thực hiện đủ, đúng các yêu cầu của đề bài. Văn viết trôi chảy, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc. - Điểm 4: Đoạn văn bảo đảm các yêu cầu trên, có sự liên kết, lô gíc giữa các câu. Bài viết trôi chảy, có thể mắc một vài lỗi diễn đạt nhưng không làm sai nội dung. - Điểm 3: Đoạn văn có bố cục rõ ràng. Có thể mắc một số lỗi về diễn đạt. - Điểm 2:Đoạn văn đạt ½ yêu cầu trên. Nội dung còn sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt - điểm 1: Mắc nhiều ;lỗi về nội dung và hình thức. Bài viết sơ sài. - Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc không viết được điều gì. - Ý nghĩa nhan đề: 0.5 điểm. + Nghĩa thực: Gợi đến những ngôi sao sáng trên bầu trời Hà Nội trong nỗi nhớ của Phương Định (0,25) + Ý nghĩa ẩn dụ: Phương Định, Nho, Thao và biết bao nữ thanh niên xung phong khác, họ như những ngôi sao trên trên bầu trời, 2. - Nêu đúng ngôi kể: Ngôi 1 với điểm nhìn là nhân vật Phương Định ( 0.5 điểm) - Nêu được vai trò của ngôi kể: (0.5) + Lời kể mang tính chủ quan, thể hiện được những suy nghĩ, tình cảm, đời sống nội tâm của nhân vật. (0.25) + Lời kể chân thật, góp phần tái hiện được hiện thực gian khổ của con người và đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc.( 0.25 điểm) 3. Nhận xét về câu trần thuật : câu ngắn, câu rút gọn. (0,5) Tác dụng : Gợi không khí căng thẳng của chiến trường trước giờ phá bom. (0,5) Câu 2. Đoạn văn.5điểm a. Hình thức: 2điểm - Đúng mô hình đoạn văn, đủ số câu qui định và các câu có sự liên kết:1.0 điểm - Sử dụng đúng câu ghép 0.5 đ
  7. - Sử dụng đúng lời dẫn trực tiếp: 0.5 đ b. Nội dung. 3điểm Học sinh phân tích rõ được đặc điểm hồn nhiên, mơ mộng của Phương Định thể hiện ở các ý sau: - Hay để ý đến hình thức của mình, thích ngắm mắt mình trong gương. - Thích hát. - Những lúc rỗi rãi nằm trong hang, hay suy nghĩ lung tung, hay hồi tưởng những kỉ niệm của một thời thiếu nữ. - Cơn mưa bất chợt đến khiến cô vui thích cuống cuồng, say sưa tận hưởng một cách hồn nhiên.Khi cơn mưa đột ngột tạnh, Phương Định bâng khuâng, thẫn thờ: Nhớ hình bóng mẹ, cái cửa sổ, những ngôi sao to trên bầu trời thành phố c. Cho điểm: - Điểm 5: Đoạn văn thực hiện đủ, đúng các yêu cầu của đề bài. Văn viết trôi chảy, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc. - Điểm 4: Đoạn văn bảo đảm các yêu cầu trên, có sự liên kết, lô gíc giữa các câu. Bài viết trôi chảy, có thể mắc một vài lỗi diễn đạt nhưng không làm sai nội dung. - Điểm 3: Đoạn văn có bố cục rõ ràng. Có thể mắc một số lỗi về diễn đạt. - Điểm 2:Đoạn văn đạt ½ yêu cầu trên. Nội dung còn sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt - điểm 1: Mắc nhiều ;lỗi về nội dung và hình thức. Bài viết sơ sài. - Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc không viết được điều gì.