Đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 9 tiết 75
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 9 tiết 75", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_9_tiet_75.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 9 tiết 75
- UBND HUYỆN GIA LÂM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 TIẾT 75 Thời gian: 45 phút. NĂM HỌC 2018-2019 Mức độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Cộng thấp cao Tên Chủ TL TL đề TN TL TN TL Tác Tâm lý phẩm, nhân PTBĐ, vật, ý Làng. năm nghĩa Số câu:8 sáng chi tiết Số điểm:2 tác. Tỉ lệ: 20% Số câu 4 4 Số điểm 1đ 1đ Tỉ lệ % 10% 10% Chép . Ý nghĩa Viết đoạn Viết đoạn chính hình văn văn có sử Ánh xác, tác ảnh thơ, dụng yêu trăng. giả, tác liên hệ. cầu tiếng Số câu:5 phẩm, Việt Số điểm8 BPNT Tỉ lệ:80% Số câu 2 2 0,5 0,5 Số điểm 3đ 2đ 2đ 1đ Tỉ lệ % 30% 20% 20% 10% Số câu 4 2 4 2 0,5 0,5 13c Số điểm 1đ 3đ 1đ 2đ 2đ 1đ 10đ Tỉ lệ % 10% 30% 10% 20% 20% 10% 100%
- UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ MÔN NGỮ VĂN – LỚP 9 TIÊT 75 Thời gian: 45 phút. NĂM HỌC 2018- 2019 Đề chẵn Phần I: Trắc nghiệm ( 2 điểm) Đọc đoạn văn sau và khoanh tròn vào đáp án trước câu trả lời đúng. “Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta hắt hủi, rẻ rúng đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu ” ( Kim Lân) Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? A. Làng B. Chiếc lược ngà C. Lặng lẽ Sa Pa D. Chuyện người con gái Nam Xương Câu 2: Văn bản trên sáng tác năm nào? A. 1946 B. 1947 C. 1948 D. 1949 Câu 3: Đoạn văn trên miêu tả tâm trạng của ông Hai khi nào? A. Khi nghe người đàn bà ẵm con nói làng chợ Dầu theo giặc. B. Khi ông Hai từ chỗ nghe tin giữ trở vầ nhà. C. Khi ông Hai được bà chủ nhà báo tin không cho ở nhờ. D. Khi ông Hai thủ thỉ trò chuyện với thằng con út. Câu 4: Nét đặc sắc trong cách miêu tả tâm trạng nhân vật ở đoạn văn trên là gì? A. Miêu tả tâm trạng nhân vật bằng độc thoại nội tâm. B. Miêu tả tâm trạng nhân vật trực tiếp qua hành động. C. Miêu tả tâm trạng nhân vật qua các nhân vật khác. D. Miêu tả tâm trạng một cách rất cụ thể. Câu 5: Em hiểu thế nào về tâm trạng ông Hai trong đoạn văn đó? A. Thương các con sẽ bị hắt hủi bởi làng theo giặc. B. Thương mình và các con bị làm dân làng theo giắc. C. Xấu hổ, tủi nhục vì làng pông theo giặc. D. Cảm nhận sâu sắc nỗi đau khổ, nhục nhã của người dân mà làng theo giặc. Câu 6: Dòng nào thể hiện đúng ý nghĩa những câu hỏi trong đoạn văn? A. Thể hiện tâm trạng hoài nghi. B. Thể hiện tâm trạng lo lắng, sợ hãi. C. Thể hiện tâm trạng đau đớn, xót xa. D. Thể hiện tâm trạng băn khoăn, dằn vặt. Câu 7: Câu văn “Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra ” là câu? A. Câu đơn tồn tại B. Là câu đơn C. Là câu ghép D. Là câu ghép có hai vế. Câu 8: Đọc truyện ngắn có đoạn trích trên, em hiểu ông Hai là người có phẩm chất gì? A. Ông coi trọng danh dự. B. Ông rất yêu làng. C. Ông yêu nước tha thiết. D. Tất cả những đức tính trên.
- Phần II: (8 điểm) Cho câu thơ sau: “ Ngửa mặt lên nhìn mặt” Câu 1: Chép chính xác 3 câu tiếp theo để hoàn thành khổ thơ? Khổ thơ em vừa chép trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: Có thể viết câu thơ đầu tiên của khổ thơ thành: “ Ngửa mặt lên nhìn trăng” được không? Vì sao? Câu 3: Từ láy “rưng rưng” trong câu thơ thứ hai cho em hiểu gì về cảm xúc của nhà thơ? Câu 4: Hãy viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về khổ thơ em vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp, phép nối, câu ghép ( chú thích rõ) Câu 5: Chép hai câu thơ trong một bài thơ đã học lớp 7 cũng gợi tả sự đối diện giữa con người và vâng trăng. Ghi rõ tên tác giả, tác phẩm? Nhóm trưởng kí duyệt
- UBND HUYỆN GIA LÂM ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ MÔN NGỮ VĂN – LỚP 9 TIÊT 75 Thời gian: 45 phút. NĂM HỌC 2018- 2019 Đề chẵn Phần I: Trắc nghiệm ( 2 điểm) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A A B A D C B D Phần II: Tự luận ( 8 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 1 - Chép chính xác 3 câu tiếp theo để hoàn thành khổ thơ. 1 ( 1,5 đ) - Trích trong văn bản . 0,25 - Tác giả 0,25 Câu 2 - Nếu viết “ Ngửa mặt lên nhìn trăng” thì ý nghĩa câu thơ đã (1,5đ) bị thu hẹp.Vì: + Bởi “ Trăng ” là hình hài, “mặt là tinh thần”, hai từ “mặt” 0,75 cùng xuất hiện trong một câu thơ tạo nên tư thế mặt đối mặt – đối diện đàm tâm giữa con người và vầng trăng. 0,75 + Cách viết của Nguyễn Duy tạo nên trường liên tưởng phong phú. Phải chăng, khi đối diện với trăng, con người như đối diện với quý khứ nghĩa tình, với ánh sáng cao cả, đẹp đẽ và với cả lương tâm của chính mình. Câu 3 - “Rưng rưng” là từ láy gợi lên dòng nước mắt cứ chực trào 0,5 (1đ) ra, nghẹn ngào, thổn thức. - Diễn tả sự xúc động mãnh liệt đến lặng người đi của con 0,5 người trong giây phút đối diện với vầng trăng. Từ giây phút ấy, những kỉ niệm quá khứ ào ạt ùa về. Câu 4 * Hình thức: 1 (3đ) - đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu - đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp, phép nối, câu ghép - Diễn đạt lưu loát * Nội dung : cần nêu được các ý sau 2 - Hai câu thơ đầu gợi tả cuộc gặp gỡ giữa người và trăng. - Giây phút đối diện đàm tâm đã khiến con người như lặng đi trong nỗi xúc động mành liệt. - Những hồi ức và kỉ niệm ùa về. - Qua các biện pháp nghệ thuật : Liệt kê, so sánh Câu 5 - Chép hai câu thơ trong một bài thơ đã học lớp 7 cũng gợi tả 0.5 ( 1đ) sự đối diện giữa con người và vâng trăng. 0,25 - Tên tác giả. 0,25 - Tác phẩm
- UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ MÔN NGỮ VĂN – LỚP 9 TIÊT 75 Thời gian: 45 phút. NĂM HỌC 2018- 2019 Đề lẻ Phần I: Trắc nghiệm ( 2 điểm) Đọc đoạn văn sau và khoanh tròn vào đáp án trước câu trả lời đúng. “Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa – Ai người ta buôn bán mấy – Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước . lại càn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?” . ( Làng – Kim Lân) Câu 1: Đoạn văn viết theo phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự kết hợp với biểu cảm B. Miêu tả kết hợp tự sự. C. Thuyết minh kết hợp tự sự. D. Biểu cảm kết hợp thuyết minh. Câu 2: Trong đoạn truyện, tính cách nhân vật ông Hai được xây dựng bằng cách nào? A. Giới thiệu qua lời người kể chuyện. B. Thể hiện qua hành động của nhân vật. C. Bộc lộ qua độc thoại nội tâm của nhân vật. D. Bộc lộ qua đối thoại trực tiếp của nhân vật. Câu 3: Đoạn truyện có nhiều câu hỏi, điều đó có ý nghĩa gì? A. Là biểu hiện của độc thoại nội tâm. B. Thể hiện sự băn khoăn của ông Hai. C. Gây ấn tượng cho người đọc. D. Tất cả ý kiến trên. Câu 4: “ Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao?” là loại câu gì? A. Câu rút gọn B. Câu đặc biệt C. Câu đơn D. Câu ghép. Câu 5: Người kể chuyện trong tác phẩm “ Làng ” là ai? A. Ông Hai B. Bác Thứ C. Không xuất hiện D. Ông chủ tịch Câu 6: Ông Hai nghĩ về điều gì nhiều nhất? A. Nghĩ về bản thân B. Nghĩ về gia đình C. Nghĩ về tương lai của làng D. Nghĩ về những người nơi tản cư. Câu 7: Em hiểu thế nào về tâm trạng của ông Hai trong Đoạn trích trên? A. Băn khoăn, xấu hổ, lo lắng cho làng Dầu.
- B. Băn khoăn, thất vọng về làng Dầu. C. Băn khoăn rồi không tin là sự thật D. Băn khoăn, xấu hổ rồi thất vọng về làng. Câu 8: Qua truyện “ Làng”, ta có thể hiểu nhà văn Kim Lân là người như thế nào? A. Hiểu sâu sắc thế giới tinh thần của người nông dân. B. Hiểu sâu sắc cuộc sống của người nông dân. C. Yêu làng quê, trung thành với kháng chiến. D. Tất cả các ý kiến trên Phần II: (8 điểm) Cho câu thơ sau:“Trăng cứ tròn vành vạnh” Câu 1: Chép chính xác 3 câu tiếp theo để hoàn thành khổ thơ? Khổ thơ em vừa chép trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: Câu thơ thứ ba trong khổ thơ em vừa chép tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp đó? Câu 3: Theo em, vì sao có thể nói đó là cái “giật mình” đầy ý nghĩa? Câu 4: Hãy viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về khổ thơ em vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp, phép nối, câu ghép ( chú thích rõ) Câu 5: Chép hai câu thơ trong một bài thơ đã học lớp 7 cũng gợi tả sự đối diện giữa con người và vâng trăng. Ghi rõ tên tác giả, tác phẩm? Nhóm trưởng kí duyệt
- UBND HUYỆN GIA LÂM ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ MÔN NGỮ VĂN – LỚP 9 TIÊT 75 Thời gian: 45 phút. NĂM HỌC 2018- 2019 Đề lẻ Phần I: Trắc nghiệm ( 2 điểm) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A C D A C C A D Phần II: Tự luận ( 8 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 1 - Chép chính xác 3 câu tiếp theo để hoàn thành khổ thơ. 1 ( 1,5 đ) - Trích trong văn bản . 0,25 - Tác giả 0,25 Câu 2 - Câu thơ thứ ba tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật: Nhân 0,5 (1,5đ) hóa - Tác dụng của biện pháp đó 1 Câu 3 Ý nghĩa: (1đ) - Tác giả nhận ra cái xấu, bóng tối trong tâm linh mình. 0,25 - Ăn năn, sám hối vì thái độ bội bạc, lãng quên của mình. Đó 0,25 là sự sám hối không lời, nó càng có sức lay động và thức tỉnh. - Hướng mọi người tới nối sống cao đẹp, đầy nhân bản: thủy 0,5 chung mà nghĩa tình, bao dung mà độ lượng. Đó là sự giạt mình sau cơn mê của một cái tôi tự vấn. Câu 4 * Hình thức: 1 (3đ) - đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu - đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp, phép nối, câu ghép - Diễn đạt lưu loát * Nội dung : cần nêu được các ý sau 2 - Biểu tượng cho vẻ đẹp thiên nhiên viên mãn tròn đầy. - Cái nhìn nghiêm khắc, bao dung mà độ lượng. - Ăn năn, sám hối vì thái độ bội bạc, lãng quên của mình - Hướng mọi người tới nối sống cao đẹp, đầy nhân bản - Qua các biện pháp nghệ thuât . Câu 5 - Chép hai câu thơ trong một bài thơ đã học lớp 7 cũng gợi tả 0.5 ( 1đ) sự đối diện giữa con người và vâng trăng. 0,25 - Tên tác giả. 0,25 - Tác phẩm