Đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 9 tiết 128 (theo ppct)

docx 9 trang thienle22 3730
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 9 tiết 128 (theo ppct)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_9_tiet_128_theo_ppct.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 9 tiết 128 (theo ppct)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TIẾT 128 - NGỮ VĂN 9 CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng TỔNG cao Văn bản TN TL TN TL TN TL TN TL I- II-C C1,2, Mùa xuân nho nhỏ 5,6,7, 2 3,4 8 II-C1 II-C Viếng lăng Bác (a; b- 5 b, ý 2 ý 1) Sang thu II-C 2 2 Nói với con II-C 3 1 Tổng số điểm 10 1 3 1 2 2 1 Tỉ lệ % 10% 30% 10% 20% 20% 10% 100%
  2. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 TRƯỜNG THCS YÊN VIÊN NĂM HỌC: 2018 – 2019 Đề 01 Tiết 128 (Theo PPCT) Thời gian làm bài: 45 phút I-Trắc nghiệm (2 điểm): Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào đáp án đúng nhất: “Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao ” 1: Khổ trơ trên trích trong bài thơ nào? A: Nói với con. B: Viếng lăng Bác C: Con cò D: Mùa xuân nho nhỏ. 2: Tác giả của khổ thơ trên là ai? A: Thanh Hải. B: Hữu Thỉnh C: Chế Lan Viên D: Viễn Phương. 3: Bài thơ có khổ thơ trên sáng tác năm nào? A: 1977 B: 1978 C: 1979 D: 1980 4: Bài thơ có khổ thơ trên thuộc thể thơ nào? A: Thơ lục bát B: Thơ năm chữ C: Thơ sáu chữ D: Thơ tự do 5: Từ “Lộc” được hiểu theo những nghĩa nào” A: Chồi non, nhành non, thân non B: Thành quả mà người cầm súng và người ra đồng đem lại. C: Ý A và B. 6: Tại sao nhà thơ lại nhắc đến người cầm súng và người ra đồng trong khổ thơ trên? A: Vì người cầm súng ra trận thường giắt lá ngụy trang trên lưng. B: Vì người ra đồng ra đồng đã gieo ươm mùa xuân trên từng nương mạ. C: Vì họ biểu trưng cho hai nhiệm vụ: chiến đấu và lao động xây dựng đất nước. D: Ý A và C. 7: Tại sao nhà thơ có liên tưởng “Lộc giắt đầy trên lưng” của “người cầm súng”? A: Vì người lính ra trận thường giắt lá ngụy trang trên lưng. B: Vì người cầm súng đã mang mùa xuân về cho đất nước C: Vì người cầm súng đeo ba lô trên vai
  3. D: Ý A và B 8: Em hiểu điệp ngữ “Tất cả” diễn tả điều gì? A: Con người vào xuân B: Mùa xuân đang đến C: Đất nước vào xuân D: Đất nước, con người hối hả vào xuân. II-Tự luận (8 điểm): Câu 1 (5 điểm): Những vần thơ viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xúc động dâng trào : “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân ” a: Đoạn thơ trên trích từ bài thơ nào ? Của ai ? Nêu hoàn cảnh ra đời và mạch cảm xúc của bài thơ ấy ? (2,0 đ) b: Hình ảnh “mặt trời” trong câu thơ: “Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” cho thấy nhà thơ đã sử dụng từ ngữ theo phép chuyển nghĩa nào? Phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng phép chuyển nghĩa ấy trong việc thể hiện nội dung câu thơ? (3 điểm) Câu 2 (2 điểm): Hãy viết một đoạn văn diễn dịch (7-9 câu) phân tích khổ 1 bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh để thấy được cảm xúc của nhà thơ trước tín hiệu thu về Câu 3. (1 điểm): Từ bài thơ “Nói với con” của Y phương, em hãy viết 4-5 câu văn nối tiếp nêu một vài việc làm cụ thể thể hiện lòng biết ơn, kính yêu cha mẹ của mỗi người.
  4. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 TRƯỜNG THCS YÊN VIÊN NĂM HỌC: 2018 – 2019 Đề 02 Tiết 128 (Theo PPCT) Thời gian làm bài: 45 phút I: Trắc nghiệm (2 điểm): Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào đáp án đúng nhất: “Mùa xuân – ta xin hát Câu Nam ai, Nam bình Nước non ngàn dặm mình Nước non ngàn dặm tình Nhịp phách tiền đất Huế.” 1: Khổ trơ trên trích trong bài thơ nào? A: Nói với con. B: Viếng lăng Bác C: Con cò D: Mùa xuân nho nhỏ. 2: Tác giả của khổ thơ trên là ai? A: Thanh Hải. B: Hữu Thỉnh C: Chế Lan Viên D: Viễn Phương. 3: Bài thơ có khổ thơ trên sáng tác năm nào? A: 1977 B: 1978 C: 1979 D: 1980 4: Bài thơ có khổ thơ trên thuộc thể thơ nào? A: Thơ lục bát B: Thơ năm chữ C: Thơ sáu chữ D: Thơ tự do 5: Từ “phách tiền” được hiểu theo những nghĩa nào” A: Nhạc khí để gõ nhịp B: Nhạc khí để gõ nhịp, làm bằng thanh tre cứng. C: Phách có đính thêm cọc tiền đồng D: Ý B, C. 6: Tại sao nhà thơ lại nhắc đến “Câu Nam ai, Nam bình“ trong khổ thơ trên? A: Vì đó là hai làn điệu dân ca xứ Huế nổi tiếng mấy trăm năm nay. B: Vì đó là hai làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh. C: Vì nhà thơ tin tưởng vào những giá trị bền vững của dân tộc. D: Ý A và C. 7: Tại sao nhà thơ lại kết thúc bài thơ bằng hình ảnh “Nhịp phách tiền đất Huế.”? A: Vì nhà thơ yêu nhịp phách tiền. B: Vì nhịp phách tiền gợi nhớ về xứ Huế. C: Vì nhà thơ tin tưởng vào sự trường tồn của những giá trị văn hóa bền vững của dân tộc.
  5. D: Vì phách tiền là một nhạc cụ âm nhạc. 8: Em hiểu điệp ngữ “Nước non ngàn dặm” diễn tả điều gì? A: Ca ngợi quê hương dân tộc Tày B: Ca ngợi quê hương, đất nước trải dài ngàn dặm, chan chứa tình yêu thương. C: Gợi hình ảnh vùng núi cao mênh mông. D: Gợi hình ảnh vùng đồng bằng rộng lớn. A- II-Tự luận (8 điểm): Câu 1 (5 điểm): Những vần thơ viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xúc động dâng trào: “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim ” a: Đoạn thơ trên trích từ bài thơ nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời và mạch cảm xúc của bài thơ ấy? (2,0 đ) b: Hình ảnh “trời xanh” trong câu thơ: “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi” cho thấy nhà thơ đã sử dụng từ ngữ theo phép chuyển nghĩa nào? Phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng phép chuyển nghĩa ấy trong việc thể hiện nội dung câu thơ? (3 điểm) Câu 2 (2 điểm): Hãy viết một đoạn văn diễn dịch (7-9 câu) phân tích khổ 2 bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh để thấy được cảm nhận của nhà thơ trước những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu. Câu 3 (1 điểm): Từ bài thơ “Nói với con” của Y phương, em hãy viết 4-5 câu văn nối tiếp nêu một vài việc làm cụ thể thể hiện tình yêu quê hương ở mỗi người.
  6. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 TRƯỜNG THCS YÊN VIÊN NĂM HỌC: 2018 – 2019 Đề 01 Tiết 128 (Theo PPCT) Thời gian làm bài: 45 phút Phần I- Trắc nghiệm: 2 điểm (Mỗi ý đúng đạt 0,25đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D A D B C C D D Phần II- Tự luận Câu Nội dung cần đạt Điểm Câu 1 * Câu a: (5,0 đ) - Tác phẩm: Viếng lăng Bác 0,5 đ - Tác giả: Viễn Phương 0,5 đ - Bài thơ sáng tác tháng 4 năm 1976. In trong tập thơ “Như mây mùa xuân” 0,5 đ - Nêu đúng mạch cảm xúc của bài thơ 0,5 đ * Câu b: - Chỉ đúng phép chuyển nghĩa ẩn dụ 1,0 đ - Phân tích đúng tác dụng: + Bác Hồ vĩ đại + Tác giả: Tôn kính 1,0 đ 1,0 đ Câu 2 * Nội dung: Học sinh bám vào các ngữ liệu, khai thác hiệu quả các 1,5 đ (2,0 đ) tín hiệu nghệ thuật (Đảo ngữ,Nhân hóa ), có dẫn chứng lí lẽ để làm rõ cảm xúc của nhà thơ trước tín hiệu thu về: - Ngạc nhiên, ngỡ ngàng trước sự xuất hiệncủa hương ổi, gió se, sương. 0,75 đ - Bâng khuâng trước bước đi mơ hồ của mùa thu. 0,75 đ * Hình thức: 0,5 đ - Đoạn văn diễn dịch. 0,25 đ - Đủ số câu 0,25 đ
  7. * Biểu điểm: - Đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức, diễn đạt lưu loát, sinh động. 2,0 đ - Đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức, còn diễn xuôi ý thơ, dài dòng, còn mắc một vài lỗi về diễn đạt 1,5 đ - Ý sơ sài, mắc nhiều lỗi về diễn đạt. -1,0 đ - Chưa thể hiệnđược phần lớn số ý hoặc sai lạc về nội dung, diễn đạt kém 0,5 đ - Lạc đề, không phân tích 0,0 đ Câu 3 * Nội dung: Học sinh tiếp nêu một vài việc làm cụ thể thể hiện lòng 0,75 đ (1,0 đ) biết ơn, kính yêu cha mẹ của mỗi người * Hình thức: 0,25 đ - Đoạn văn. - Đủ số câu * Biểu điểm: - Đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức, diễn đạt lưu loát, sinh động. 1,0 đ - Ý sơ sài, mắc nhiều lỗi về diễn đạt. 0,5 đ - Lạc đề, không phân tích 0,0 đ
  8. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 TRƯỜNG THCS YÊN VIÊN NĂM HỌC: 2018 – 2019 Đề 02 Tiết 128 (Theo PPCT) Thời gian làm bài: 45 phút Phần I- Trắc nghiệm: 2 điểm (Mỗi ý đúng đạt 0,25đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D A D B D D C B Phần II- Tự luận Câu Nội dung cần đạt Điểm Câu 1 * Câu a: (5,0 đ) - Tác phẩm: Viếng lăng Bác 0,5 đ - Tác giả: Viễn Phương 0,5 đ - Bài thơ sáng tác tháng 4 năm 1976. In trong tập thơ “Như mây mùa xuân” 0,5 đ - Nêu đúng mạch cảm xúc của bài thơ 0,5 đ * Câu b: - Chỉ đúng phép chuyển nghĩa ẩn dụ: 1,0 đ - Phân tích đúng tác dụng: + Bác Hồ vĩ đại 1,0 đ + Tác giả: Tôn kính 1,0 đ Câu 2 * Nội dung: Học sinh bám vào các ngữ liệu, khai thác hiệu quả các 1,5 đ (2,0 đ) tín hiệu nghệ thuật (Nhân hóa, cặp từ trái nghĩa ), có dẫn chứng lí lẽ để làm rõ cảm nhận của nhà thơ trước những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu: - Sông chảy nhẹ nhàng, thanh thản 0,25 đ - Chim bắt đầu vội vàng bay về tổ. 0,25 - Đám mây mỏng, nhẹ, mềm mại vắt ngang trên bầu trời thu. Đám 0,75 đ mây như vật chuyển giữa ranh giới hai mùa hạ, thu. Đám mây như có tâm hồn: còn lưu luyến mùa hạ. - Nhà thơ có cảm nhận tinh tế, tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết. 0,25
  9. * Hình thức: 0,5 đ - Đoạn văn diễn dịch. 0,25 đ - Đủ số câu 0,25 đ * Biểu điểm: - Đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức, diễn đạt lưu loát, sinh động. 2,0 đ - Đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức, còn diễn xuôi ý thơ, dài dòng, còn mắc một vài lỗi về diễn đạt 1,5 đ - Ý sơ sài, mắc nhiều lỗi về diễn đạt. 1,0 đ - Chưa thể hiện được phần lớn số ý hoặc sai lạc về nội dung, diễn đạt kém 0,5 đ - Lạc đề, không phân tích 0,0 đ Câu 3 * Nội dung: Học sinh tiếp nêu một vài việc làm cụ thể thể hiện tình 0,75 đ (1,0 đ) yêu quê hương ở mỗi người * Hình thức: 0,25 đ - Đoạn văn. - Đủ số câu * Biểu điểm: - Đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức, diễn đạt lưu loát, sinh 1,0 đ động. - Ý sơ sài, mắc nhiều lỗi về diễn đạt. 0,5 đ - Lạc đề, không phân tích 0,0 đ