Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Ngọc Thụy

doc 5 trang Thương Thanh 22/07/2023 1340
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Ngọc Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2016_2017.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Ngọc Thụy

  1. TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ MÔN NGỮ VĂN 8 NHÓM NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2016 - 2017 Ôn tập kiến thức đã học từ tuần 1 đến tuần 16 (SGK Ngữ văn 8 tập 1) A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Phần I: Văn học 1. Truyện kí Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. (Văn bản “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ”, “Lão Hạc”) 2. Văn học nước ngoài. (“Cô bé bán diêm”, “Chiếc lá cuối cùng”). 3. Văn bản nhật dụng: (Văn bản “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”, “Ôn dịch, thuốc lá”, “Bài toán dân số”). 4. Thơ Cách mạng đầu thế kỉ XX: (Văn bản “Đập đá ở Côn Lôn”). * Yêu cầu về văn bản : - Nắm được tác giả, tác phẩm, thể loại, hoàn cảnh sáng tác, phương thức biểu đạt, ý nghĩa nhan đề, tóm tắt truyện, thuộc thơ. - Nắm được nội dung, nghệ thuật, biết khai thác tín hiệu nghệ thuật trong tác phẩm văn học để làm nổi bật nội dung. - Hệ thống các tác phẩm văn học theo từng giai đoạn. Phần II: Tiếng Việt Các kiến thức tiếng Việt trong học kì I chương trình ngữ văn 8 1. Từ, từ loại: Từ tượng thanh tượng hình, Trợ từ, Thán từ, Tình thái từ. 2. Biện pháp tu từ: Nói giảm nói tránh, Nói quá. 3. Câu: Câu ghép 4. Dấu câu: Dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép. * Yêu cầu về Tiếng Việt - Nhận diện được đơn vị kiến thức tiếng Việt cơ bản trong văn bản - Nêu vai trò, tác dụng của các đơn vị kiến thức trong văn bản. - Vận dụng kiến thức trong thực hành nói và viết. Phần III: Tập làm văn 1. Tự sự: Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm. 2. Thuyết minh: Thuyết minh đồ vật. * Yêu cầu Tập làm văn: - Nắm được các bước tạo lập văn bản. - Lập dàn ý và tạo lập một văn bản hoàn chỉnh. * Lưu ý : GV ra các dạng bài tập vận dụng kiến thức đã học vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn. B. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP Câu 1: Tóm tắt văn bản “Lão Hạc”:
  2. * Gợi ý : Lão Hạc có một con trai, một mảnh vườn và một con chó. Con trai lão đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu Vàng. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão đành phải bán con chó, mặc dù hết sức buồn bã và đau xót. Lão mang tất cả tiền giành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và từ chối những gì ông giáo giúp. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó, nói là để giết con chó hay đến vườn, làm thịt và rủ Binh Tư cùng uống rượu. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. Nhưng bỗng nhiên Lão Hạc chết - cái chết thật dữ dội. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu. Câu 2: Tóm tắt văn bản “Tức nước vỡ bờ” : Vì thiếu suất sưu của người em đã chết, anh Dậu bị bọn tay sai đánh, trói, lôi ra đình cùm kẹp, vừa được tha về. Một bà lão hàng xóm ái ngại hoàn cảnh nhà chị nhịn đói từ hôm qua, mang đến cho chị bát gạo để nấu cháo. Anh Dậu vừa cố ngồi dậy cầm bát cháo, chưa kịp đưa lên miệng thì cai lệ và gã đầy tớ nhà Lý trưởng lại xộc vào định trói anh mang đi. Van xin hết không được, chị Dậu đã liều mạng chống lại quyết liệt, đánh ngã cả hai tên tay sai vô lại. Câu 3: Em hãy cho biết nguyên nhân và ý nghĩa cái chết của lão Hạc? Qua đó ta thấy được nhân cách gì của lão ? * Gợi ý : + Nguyên nhân: - Tình cảnh nghèo khổ túng quẫn đã đẩy Lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát. - Lão đã tự chọn cái chết để bảo toàn căn nhà, đồng tiền, mảnh vườn, đó là những vốn liếng cuối cùng lão để lại cho con. => Cái chết tự nguyện của Lão Hạc xuất phát từ lòng thương con âm thầm sâu sắc và lòng tự trọng đáng kính của lão. + Ý nghĩa: Cái chết của Lão Hạc có ý nghĩa sâu sắc: - Góp phần bộc lộ rõ số phận và tính cách của Lão Hạc: nghèo khổ, bế tắc, cùng đường, giàu lòng tự trọng. - Tố cáo hiện thực xã hội thực dân nửa phong kiến, đẩy người nông dân vào đường cùng. + Nhân cách: Lão Hạc là người cha hết lòng vì con, là người tình nghĩa và biết tôn trọng hàng xóm. => Nhân cách cao thượng của Lão Hạc. Câu 4: Truyện ngắn “Lão Hạc” cho em những suy nghĩ gì về phẩm chất và số phận người nông dân trong chế độ cũ ? * Gợi ý : - Chắt chiu, tằn tiện - Giàu lòng tự trọng (không làm phiền hàng xóm kể cả lúc chết) - Giàu tình thương yêu( với con trai, với con vàng) => Số phận của người nông dân: nghèo khổ bần cùng không lối thoát.
  3. Câu 5: Qua hai nhân vật chị Dậu và Lão Hạc em hãy viết bài văn ngắn nêu suy nghĩ về số phận và tích cách người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ? * Gợi ý : - Truyện ngắn “ Lão Hạc” của Nam Cam và đoạn trích “ Tức nươc vỡ bờ” của Ngô Tất Tố đó làm nổi bật phẩm chất tốt đẹp và số phận bi kịch của người nông dân Việt Nam trong xã hội thực dân phong kiến. - Số phận cùng khổ người nông dân trong xã hội cũ, bị áp bức chà đạp, đời sống của hộ vô cùng nghèo khổ. Lão Hạc một nông dân già cả sống cực kì nghèo khổ vất vả kiếm sống qua ngày. Cuộc sống, áp bức của xã hội cũng như sự dồn ép của tình cảm và day dứt lão đã tìm đến cái chết để giải thoát cho số kiếp của mình. Câu 6: Qua ba văn bản truyện ký Việt Nam: “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ” và “Lão Hạc”, em thấy có những đặc điểm gì giống và khác nhau? * Gợi ý : a. Giống nhau: - Thời gian sáng tác: Cùng giai đoạn 1930- 1945. Phương thức biểu đạt: tự sự. - Nội dung: Cả 3 văn bản đều phản ánh cuộc sống khổ cực của con người trong xã hội đương thời chứa chan tinh thần nhân đạo. Nghệ thuật: Đều có lối viết chân thực, gần gũi, sinh động. b. Khác nhau: - Thể loại: Mỗi văn bản viết theo một thể loại: Trong lòng mẹ( hồi kí), Lão Hạc( Truyện ngắn), Tức nước vỡ bờ( Tiểu thuyết). - Đều biểu đạt phương thức tự sự những mỗi văn bản yếu tố miêu tả, biểu cảm có sự đậm nhạt khác nhau. Mỗi văn bản viết về những con người với số phận và những nỗi khổ riêng. Câu 7: Từ truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của O.Hen-ri, theo em vì sao chiếc lá cuối cùng được coi là kiệt tác của cụ Bơ-men ? * Gợi ý : Giải thích được ba lý do sau: - Chiếc lá mang lại giá trị nghệ thuật: Giống chiếc lá thật mà con mắt họa sĩ như Giôn- xi và Xiu cũng không nhận ra. - Chiếc lá mang lại giá trị nhân sinh: vì con người, vì cuộc sống. - Chiếc lá được đổi bằng cả tính mạng của cuh Bơ-men. Câu 8: Phân tích ý nghĩa của việc dùng dấu phẩy trong đầu câu của đoạn văn “Ôn dịch, thuốc lá”. Có thể sửa thành Ôn dịch thuốc lá hoặc thuốc lá là một loại ôn dịch được không? Vì sao? * Gợi ý : Ý nghĩa nhan đề: - Ôn dịch: Chỉ là thứ bệnh lan truyền rộng ( có thể gây chết người hàng loạt trong một thời gian nhất định) - Thuốc lá: Là cách gọi tắt của tệ nghiện thuốc lá - Dấu phẩy tu từ: Nhấn mạnh sắc thái biểu cảm: Vừa căm tức vừa ghê tởm, nguyền rủa, tẩy chay. => Nhan đề có ý nghĩa: “Thuốc lá! Mày là ôn dịch” Câu 9: Nguyên nhân và tác hại của sự việc sử dụng bao bì ni lông? * Gợi ý - Nguyên nhân gây hại: Do đặc tính không phân hủy của nhựa Plaxtic
  4. - Tác hại: + Lẫn vào đất, cản trở sự phát triển của thực vật dẫn đến sói mòn. + Làm chết động vật khi nuôi phải + Làm tắc cống rãnh gây muỗi, bệnh tật, dịch. + Làm ô nhiễm thực phẩm gây tác hại cho não, là nguyên nhân gây nên ung thư phổi. + Vứt túi bừa bãi: Gây mất mĩ quan + Ngăn cản sự phân hủy của các rác thải khác. + Nếu chôn sẽ rất tốn diện tích + Khi đốt gây ngộ độc, ảnh hưởng tuyến nội tiết, giản khả năng miễn dịch. Câu 10: Bốn câu thơ đầu của bài thơ Đập đá ở Côn Lôn có hai lớp nghĩa. Hai lớp nghĩa đó là gì? Phân tích giá trị nghệ thuật của những câu thơ đó. Nhận xét về khẩu khí của tác giả? * Gợi ý : Bốn câu thơ đầu: Hình ảnh người tù và công việc đập đá ở Côn Lôn. - Không gian: Trơ trọi, hoang vắng, rộng lớn, là địa ngục trần gian - Tư thế: Hiên ngang, sừng sững toát lên vẻ đẹp hùng tráng. - Công việc đập đá: là công việc lao động khổ sai nặng nhọc. - Hành động quả quyết, mạnh mẽ: - Khắc họa nổi bật tầm vóc của người anh hùng. - Sử dụng động từ, phép đối, lối nói khoa trương, lượng từ, giọng thơ hùng tráng, sôi nổi. => Khí phách hiên ngang, tư thế ngạo nghễ = vươn cao ngang tầm vũ trụ, biến công việc cưỡng bức thành công việc chinh phục thiên nhiên dũng mãnh của con người. Câu 11: Bốn câu thơ cuối bộc lộ trực tiếp những cảm xúc và suy nghĩ của tác giả. Em hãy tìm hiểu ý nghĩa của những câu thơ này và cách thức biểu hiện cảm xúc của tác giả? * Gợi ý : Bốn câu cuối: Cảm nghĩ từ công việc đập đá. - Sử dụng phép đối, khẩu khí ngang tàng, rắn giỏi -> Cho thấy sức chịu đựng mãnh liệt về thể xác lẫn tinh thần của con người trước thử thách. - Bất khuất trước nguy nan, trung thành với lý tưởng yêu nước. - những người có gan làm việc lớn, khi phải chịu cảnh tù đầy thì chỉ là việc nhỏ, không có gì đáng nói. - Tự hào kiêu hãnh về công việc to lớn mà mình theo đuổi, coi thường việc tù đầy. - Giọng điệu cứng cỏi, hình ảnh ẩn dụ, cấu trúc đối lập, câu cảm thán -> khẳng định lí tưởng yêu nước lớn lao mới là điều quan trọng nhất. - Tin tưởng mãnh liệt vào sự nghiệp yêu nước của mình. Câu 12: Nếu là người được chứng kiến cảnh Lão Hạc bán chó với ông giáo trong truyện ngắn của Nam Cao thì em sẽ ghi lại câu chuyện như thế nào ? Câu 13: Thuyết minh chiếc bút bi. Câu 14: Thuyết minh cái nón lá. Ngoài ra, còn một số dạng bài tập Tiếng Việt, giáo viên có thể tham khảo trong SGK Ngữ văn 8 tập 1 như : BT1 ( trang 49 ), BT1,2,3,4 ( trang 70-72 ), BT1,2 ( trang 81-82 ), BT1,2,3 ( trang 102 ), BT1,2,3,4 ( trang 108-109 ), BT1,2,3,4,5 ( trang 113-
  5. 114 ), BT1,2,3,4 ( trang 124-125 ), BT1,2,3,4,5 ( trang 135-137 ), BT1,2,3, ( trang 142-143 ). *Chú ý: - GV cho HS ôn tập dựa vào các tiết ôn tập theo phân phối chương trình, có thể kết hợp với các tiết tự chọn - Tích hợp giữa Văn bản, tiếng Việt, Tập làm văn. - Căn cứ vào đối tượng HS từng lớp, các đồng chí GV có kết hoạch hướng dẫn HS ôn tập cụ thể. Nhóm trưởng Tổ trưởng CM BGH duyệt Nguyễn Thu Thủy Phạm Thị Mai Hương Lê Thu Hoa