Đề kiểm tra môn Giáo dục công dân lớp 9 - Trường THCS Kim Lan

docx 13 trang thienle22 7090
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Giáo dục công dân lớp 9 - Trường THCS Kim Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_truong_thcs_kim_lan.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Giáo dục công dân lớp 9 - Trường THCS Kim Lan

  1. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TRƯỜNG THCS KIM LAN MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 NĂM HỌC 2019-2020 Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Cộng Chủ đề cao 1. Dân chủ và Nhận biết biểu Hiểu vai trò của kỷ luật hiện của dân chủ dân chủ và kỷ luật. và kỷ luật. Số câu 2 1 3 Số điểm 0.5 0.25 0.75 Tỉ lệ % 5% 2.5% 7.5% 2. Hợp tác Nhận biết một số Hiểu thế nào là cùng phát biểu hiện của hợp hợp tác cùng phát triển tác. triển, nguyên tắc hợp tác. Số câu 2 1 3 Số điểm 0.5 0.25 0.75 Tỉ lệ % 5% 2.5% 7.5% 3.Kế thừa và Nhận biết những Vận dụng phát huy truyền thống tốt kiến thức để truyền thống đẹp của dân tộc. nhận diện tình tốt đẹp của huống. dân tộc Số câu 2 1 3 Số điểm 0.5 0.25 0.75 Tỉ lệ % 5% 2.5% 7.5% 4. Năng động, Nhận biết biểu Vận dụng sáng tạo hiện của năng kiến thức để động, sáng tạo. nhận diện tình huống. Số câu 2 1 3 Số điểm 0.5 0.25 0.75 Tỉ lệ % 5% 2.5% 7.5% 5. Quyền và Nhận biết các Hiểu các quy định Vận dụng Vận dụng nghĩa vụ của quyền cơ bản của về quyền và nghĩa kiến thức để kiến thức để công dân công dân trong hôn vụ của công dân nhận diện tình giải quyết trong hôn nhân. trong hôn nhân. huống. tình huống. nhân. Số câu 3 2 1 1 7 Số điểm 0.75 0.5 0.25 0.25 1.75 Tỉ lệ % 7.5% 5% 2.5% 2.5% 17.5% 6. Quyền tự Nhận biết hành vi Hiểu các quy định Vận dụng Vận dụng do kinh doanh liên quan đến về kinh doanh và kiến thức về kiến thức để và nghĩa vụ quyền tự do kinh đóng thuế. kinh doanh để giải quyết đóng thuế. doanh và nghĩa vụ nhận diện tình tình huống. đóng thuế của huống. công dân.
  2. Số câu 3 2 1 1 7 Số điểm 0.75 0.5 0.25 0.25 1.75 Tỉ lệ % 7.5% 5% 2.5% 2.5% 17.5% 7. Quyền và Nhận biết các hành Hiểu các quy định Vận dụng nghĩa vụ lao vi liên quan đến của nhà nước về kiến thức để động của công quyền và nghĩa vụ quyền lao động của nhận diện dân. lao động của công công dân. tình huống. dân. Số câu 3 3 1 7 Số điểm 0.75 0.75 0.25 1.75 Tỉ lệ % 7.5% 7.5% 2.5% 17.5% 8. Vi phạm Nhận biết các loại Hiểu các vi phạm Vận dụng Vận dụng pháp luật và vi phạm pháp luật pháp luật, trách kiến thức để kiến thức để trách nhiệm và trách nhiệm nhiệm pháp lí của nhận diện tình nhận diện, pháp lí. pháp lí. công dân huống. xác định các vi phạm trong tình huống. Số câu 3 1 2 1 7 Số điểm 0.75 0.25 0.5 0.25 1.75 Tỉ lệ % 7.5% 2.5% 5% 2.5% 17.5% Tổng số câu 20 10 6 4 40 Tổng số điểm 5 2.5 1.5 1 10 Tỉ lệ % 50% 25% 15% 10% 100%
  3. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂMĐỀ KIỂM TRA TRƯỜNG THCS KIM LAN MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 9 Thời gian làm bài: 60 phút. ĐỀ I Trả lời câu hỏi bằng cách ghi ra giấy chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: Câu 1: Hành vi nào sau đây thể hiện tính dân chủ trong cuộc sống hàng ngày? A. Nhà trường tổ chức cho học sinh học tập nội quy trường lớp, học sinh được thảo luận và thống nhất thực hiện. B. Cán bộ trong thôn không cho dân biết kế hoạch làm đường liên thôn. C. Trưởng thôn bắt mọi người trong thôn phải phục tùng ý kiến của mình. D. Trong lớp, bạn N tự do nói chuyện riêng. Câu 2: Việc làm nào dưới đây không phải là biểu hiện của người biết thực hiện dân chủ và kỉ luật? A. Cùng bàn bạc về kế hoạch dã ngoại với các bạn trong lớp. B. Thực hiện tốt nội quy nhà trường. C. Ban hành chủ trương vì lợi ích cá nhân. D. Tôn trọng các quy định của cộng đồng. Câu 3: Bạn H thường xuyên đi học muộn làm lớp bị trừ điểm thi đua. Bạn H đã không thực hiện đúng nội dung nào dưới đây? A. Kỉ luật B. Tự do, năng động. C. Dân chủ D. Giữ chữ tín. Câu 4: Trong các ý kiến dưới đây, ý kiến nào em cho là đúng? A. Học nhóm cũng là một biểu hiện của sự hợp tác cùng phát triển. B. Tuyệt đối không nên hợp tác với nước đã từng gây chiến tranh với nước mình. C. Không cần hợp tác quốc tế vẫn giải quyết được những vấn đề toàn cầu. D. Hợp tác để tranh thủ mọi sự giúp đỡ của người khác để làm lợi cho mình. Câu 5: Hành vi nào sau đây của học sinh không thể hiện thái độ hợp tác? A. Tôn trọng và học hỏi lẫn nhau. B. Làm việc vì lợi ích bản thân. C. Luôn quan tâm, hỗ trợ nhau trong cuộc sống. D. Trao đổi để tìm ra phương pháp học tập tốt. Câu 6: Hợp tác giữa các nước trên thế giới không nhằm giải quyết vấn đề nào dưới đây? A. Thu hẹp chủ quyền lãnh thổ. B. Đẩy lùi bệnh hiểm nghèo. C. Hạn chế sự bùng nổ dân số. D. Khắc phục đói nghèo. Câu 7: Hành vi nào dưới đây của học sinh không thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Kính trọng, biết ơn thầy cô giáo. B. Tích cực tham gia hoạt động xã hội. C. Sao chép tài liệu của người khác. D. Chăm chỉ, chuyên cần trong học tập. Câu 8: Những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là gì? A. Giá trị văn hóa dân tộc B. Truyền thống văn hóa dân tộc. C. Phong tục, tập quán địa phương.
  4. D. Hình thức tín ngưỡng dân gian. Câu 9: Dù đã trưởng thành và đi làm nhưng chị B cùng nhóm bạn vẫn hay về thăm lại trường cũ và tri ân thầy cô mỗi khi có dịp. Việc làm của chị B và nhóm bạn thể hiện phẩm chất nào dưới đây? A. Nâng cao địa vị cá nhân. B. Đoàn kết cùng phát triển. C. Tôn trọng kỉ cương phép nước D. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Câu 10: Hành vi nào sau đây thể hiện tính năng động, sáng tạo? A. Dám làm những việc khó khăn mà người khác né tránh. B. Không có ý kiến của riêng mình. C. Chỉ làm theo những điều đã được hướng dẫn. D. Né tránh khó khăn. Câu 11: Trong những ý dưới đây, ý nào khẳng định đúng về năng động, sáng tạo? A. Năng động, sáng tạo là kết quả của quá trình rèn luyện, siêng năng, tích cực của mỗi người trong học tập, lao động và cuộc sống. B. Năng động, sáng tạo được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. C. Năng động, sáng tạo là phẩm chất riêng của những thiên tài. D. Người càng năng động, sáng tạo thì càng vất vả. Câu 12: Hưởng ứng cuộc thi vẽ tranh vì hòa bình, bạn A đã lên kế hoạch, phân công cụ thể công việc cho các bạn trong nhóm. Việc làm của A thể hiện đức tính nào dưới đây? A. Dân chủ, kỉ luật. B. Hợp tác cùng phát triển. C. Năng động, sáng tạo. D. Sống chan hòa với mọi người. Câu 13: Sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, được Nhà nước thừa nhận là dấu hiệu cơ bản của khái niệm nào dưới đây? A. Đính hôn B. Hôn nhân C. Đính ước D. Kết hôn. Câu 14: Nội dung nào dưới đây là cơ sở quan trọng của hôn nhân? A. Phong tục, tập quán B. Điều kiện kinh tế C. Tình yêu chân chính D. Vị trí xã hội Câu 15: Trường hợp nào dưới đây không bị cấm kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014? A. Người đang có vợ hoặc chồng. B. Người có cùng dòng máu trực hệ. C. Người mất năng lực hành vi dân sự. D. Người có quốc tịch nước ngoài. Câu16: Vợ chồng bình đẳng với nhau được hiểu là như thế nào? A. Vợ chồng phải làm những công việc bằng nhau, không hơn không kém. B. Vợ chồng có nghĩa vụ và quyền ngang nhau trong gia đình. C. Vợ chồng phải làm những công việc giống hệt như nhau trong gia đình. D. Vợ chồng có nghĩa vụ và quyền không giống nhau trong gia đình.
  5. Câu 17: Ý kiến nào dưới đây không đúng với quy định của pháp luật nước ta về hôn nhân và gia đình? A. Nam nữ tự nguyện quyết định kết hôn trên cơ sở tình yêu chân chính. B. Kết hôn là tự do của nam, nữ không ai có quyền can thiệp. C. Cha mẹ có quyền hướng dẫn con trong việc chọn bạn đời. D. Hôn nhân không bị phân biệt bởi dân tộc và tôn giáo. Câu 18: Quan điểm nào sau đây đúng với quy định của Luật Hôn nhân và gia đình nước ta? A. Trong gia đình, người chồng là người quyết định mọi việc. B. Trong gia đình, người vợ có quyền quyết định mọi việc. C. Trong gia đình, người chồng phải lo việc lớn còn vợ phải làm việc nhà. D. Trong gia đình vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt. Câu 19: Chị của H là M vừa thi đỗ đại học nhưng bố mẹ bắt chị ở nhà lấy chồng vì lí do H là con trai duy nhất trong nhà nên phải để dành tiền cho H đi du học. Nếu là H, em sẽ chọn cách ứng xử nào cho đúng với quy định của pháp luật? A. Tôn trọng và đồng tình với ý kiến của bố mẹ. B. Bênh vực chị M và khuyên chị M cái lại bố mẹ. C. Giải thích để bố mẹ hiểu và đối xử công bằng với các con. D. Không quan tâm vì cho rằng đó là quyền của bố mẹ. Câu 20: Hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hóa nhằm mục đích thu lợi nhuận là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Kinh tế. B. Kinh doanh. C. Đầu tư. D. Thương mại. Câu 21: Nhận định nào sau đây không đúng? A. Công dân có quyền tự do kinh doanh bất cứ ngành nghề nào mà mình thích. B. Công dân có quyền kinh doanh đúng mặt hàng và số lượng đã đăng kí. C. Công dân có quyền kinh doanh bất cứ mặt hàng nào mà pháp luật không cấm. D. Công dân có quyền tự do kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ đóng thuế. Câu 22: Hành vi nào dưới đây vi phạm pháp luật về kinh doanh? A. Kê khai đúng số vốn kinh doanh. B. Buôn bán thuốc nổ, vũ khí. C. Đăng kí thêm mặt hàng kinh doanh. D. Đóng thuế cho hoạt động kinh doanh. Câu 23: Thuế không dùng để chi tiêu cho công việc nào dưới đây? A. Xây dựng trường học. B. Làm đường giao thông. C. Xây nhà ở cho quan chức nhà nước. D. Trả lương cho công chức nhà nước. Câu 24: Doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp được gọi là gì? A. Doanh nghiệp tư nhân. B. Doanh nghiệp nhà nước. C. Công ty cổ phần. D. Công ty liên doanh. Câu 25: Bà H mở cửa hàng kinh doanh có đăng kí kinh doanh 8 loại mặt hàng và đóng thuế đầy đủ. Nhưng khi ban quản lí thị trường kiểm tra thấy trong cửa hàng của bà có bán
  6. tới 12 mặt hàng. Ở trường hợp này hoạt động kinh doanh của bà H có vi phạm pháp luật không? A. Không vi phạm pháp luật vì có giấy phép đăng kí kinh doanh. B. Không vi phạm pháp luật vì có đóng thuế đầy đủ. C. Vi phạm pháp luật vì không kinh doanh đúng mặt hàng ghi trong giấy phép. D. Vi phạm pháp luật vì không kê khai đúng số vốn kinh doanh. Câu 26: Chị M mở cửa hàng cắt tóc gội đầu và có đăng kí giấy phép kinh doanh, đóng thuế hàng tháng. Gần đây, nhiều khách đến cửa hàng có nhu cầu cao về các dịch vụ làm đẹp như xăm môi, nâng mũi, nên chị đã quyết định đi học nghề để làm thêm các dịch vụ đó. Trong trường hợp này, chị M: A. được tự do mở thêm dịch vụ mà không cần đăng kí lại giấy phép kinh doanh. B. không được phép mở thêm dịch vụ vì giấy phép chỉ cho phép kinh doanh cắt tóc, gội đầu. C. có thể mở thêm dịch vụ nhưng cần phải đăng kí lại giấy phép kinh doanh. D. được tự do mở thêm dịch vụ vì đó là quyền tự do kinh doanh của công dân. Câu 27: Hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Sản xuất B. Kinh doanh C. Lao động D. Dịch vụ Câu 28: Hành vi nào dưới đây là vi phạm kỉ luật lao động? A. Nghỉ thai sản theo chế độ . B. Thực hiện đúng quy trình sản xuất. C. Đi làm đủ số giờ công, ngày công. D. Tự ý nghỉ việc dài ngày không lí do. Câu 29: Hành vi nào dưới đây của người lao động là vi phạm pháp luật lao động? A. Thuê trẻ em dưới 15 tuổi vào làm việc. B. Không trả đủ tiền công theo thỏa thuận. C. Tự ý đuổi việc khi chưa hết hạn hợp đồng. D. Tự ý bỏ việc không báo trước. Câu 30: Hành vi nào dưới đây không bị pháp luật cấm? A. Cưỡng bức, ngược đãi người lao động. B. Lạm dụng sức lao động của người dưới 18 tuổi. C. Nhận người lao động đủ 15 tuổi vào làm việc. D. Sử dụng lao động dưới 18 tuổi vào làm công việc nguy hiểm Câu 31: Pháp luật nước ta quy định cấm sử dụng người lao động vào làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại khi người lao động chưa đủ bao nhiêu tuổi? A. 18 tuổi B. 19 tuổi C. 20 tuổi D. 21 tuổi. Câu 32: Hoạt động nào dưới đây thuộc quyền lao động của công dân? A. Tìm kiếm việc làm. B. Thành lập doanh nghiệp. C. Quản lí tài sản cá nhân. D. Mở trường đào tạo nghề.
  7. Câu 33: Trong thời gian làm việc tại công ty X, chị H có thai nên người mệt mỏi và đã nghỉ việc 5 ngày để đi khám sức khỏe mà không báo với công ty. Khi đi làm việc trở lại, chị H nhận được quyết định cho nghỉ việc của giám đốc công ty X. Trong trường hợp này, ai dưới đây đã vi phạm pháp luật lao động? A. Chị H và giám đốc công ty X. B. Chị H. C. Giám đốc công ty X. D. Không ai vi phạm. Câu 34: Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là nội dung khái niệm nào dưới đây? A. Thực hiện pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Vi phạm pháp luật. D. Trách nhiệm pháp lí. Câu 35: Hình thức khiển trách, cảnh cáo, chuyển công tác khác khi xâm phạm các quan hệ công vụ nhà nước do pháp luật hành chính bảo vệ được áp dụng với người có hành vi nào dưới đây? A. Vi phạm hành chính. B. Vi phạm dân sự. C. Vi phạm hình sự. D. Vi phạm kỉ luật. Câu 36: Người có hành vi xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ thân nhân phải chịu trách nhiệm nào dưới đây? A. Trách nhiệm hành chính. B. Trách nhiệm hình sự. C. Trách nhiệm dân sự. D. Trách nhiệm kỉ luật. Câu 37: Dấu hiệu nào dưới đây là một trong những căn cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật? A. Hành vi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. B. Hành vi do người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện. C. Hành vi do người trên 18 tuổi thực hiện. D. Hành vi do người trên 16 đến 18 tuổi thực hiện. Câu 38: Hành vi vi phạm pháp luật nào dưới đây do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện? A. Anh A trong lúc say rượu đã đánh bạn bị thương nặng. B. Em H bị tâm thần nên lấy đồ của cửa hàng mà không trả tiền. C. Chị C bị trầm cảm nên đã sát hại con đẻ của mình. D. Anh C trong lúc lên cơn động kinh đã đập vỡ cửa kính nhà hàng. Câu 39: Trường học X bị mất một chiếc tivi ở phòng họp do bảo vệ của trường quên không khóa cổng. Bảo vệ của trường phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây? A. Trách nhiệm hình sự. B. Trách nhiệm dân sự. C. Trách nhiệm hành chính. D. Trách nhiệm kỉ luật. Câu 40: Anh K đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu nên đâm vào người đi đường làm họ bị chấn thương, tổn hại sức khỏe là 31% và xe máy bị hỏng nặng. Trường hợp này, anh K phải chịu những loại trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
  8. A. Hình sự và hành chính. B. Dân sự và hành chính. C. Hình sự và dân sự. D. Kỉ luật và dân sự. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂMĐỀ KIỂM TRA TRƯỜNG THCS KIM LAN MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 9 Thời gian làm bài: 60 phút. ĐỀ II Trả lời câu hỏi bằng cách ghi ra giấy chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: Câu 1: Mọi người được làm chủ công việc của tập thể, xã hội, cùng được tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện, giám sát những công việc chung là nội dung khái niệm nào dưới đây? A. Tiết kiệm B. Dân chủ C. Kỉ luật D. Liêm khiết. Câu 2: Hành vi nào sau đây vi phạm kỉ luật? A. Đi học đúng giờ. B. Giữ trật tự trong cuộc họp. C. Quay cóp bài trong giờ kiểm tra. D. Thực hiện quy định của xóm trọ. Câu 3: Nội dung nào dưới đây không thể hiện ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật? A. Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức. B. Gây mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ. C. Là điều kiện để xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp. D. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc. Câu 4: Hợp tác cùng phát triển được hiểu là như thế nào? A. Là cùng chung sức làm việc vì mục đích của một bên. B. Là cùng chung sức làm việc nhưng không nên giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau. C. Là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ nhau trong khó khăn. D. Là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ nhau làm việc vì mục đích chung. Câu 5: Việc làm nào sau đây thể hiện sự hợp tác quốc tế? A. Vận chuyển rác thải sang biên giới nước khác. B. Chung tay đẩy lùi dịch bệnh hiểm nghèo. C. Tham gia tổ chức khủng bố quốc tế. D. Gây mâu thuẫn, bất đồng giữa các nước. Câu 6: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc hợp tác quốc tế của nước ta? A. Can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. B. Bình đẳng, đoàn kết, đôi bên cùng có lợi. C. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. D. Phản đối âm mưu chiến tranh. Câu 7: Nội dung nào dưới đây không thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Đoàn kết nhân nghĩa. B. Kiên cường đánh giặc ngoại xâm. C. Truyền bá hủ tục. D. Gìn giữ những làn điệu dân ca. Câu 8: Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về truyền thống văn hóa của dân tộc?
  9. A. Truyền thống là những kinh nghiệm quý giá. B. Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp đáng để tự hào. C. Trong thời đại mở cửa và hội nhập hiện nay, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa. D. Nhờ có truyền thống, các dân tộc đã giữ được bản sắc riêng. Câu 9: Đội thanh niên tình nguyện của trường X thường xuyên tổ chức những hoạt động tìm hiểu và giới thiệu những phong tục tốt đẹp cũng như những di sản văn hóa của đất nước cho các bạn học sinh trong trường được biết. Việc làm của đội tình nguyện thể hiện phẩm chất nào dưới đây? A. Nâng cao địa vị cá nhân. B. Đoàn kết cùng phát triển. C. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. D. Tôn trọng kỉ cương phép nước Câu 10: Em tán thành với quan điểm nào sau đây? A. Học sinh nhỏ tuổi chưa thể sáng tạo được. B. Người làm trong lĩnh vực kinh doanh mới cần năng động. C. Chỉ làm theo những điều được hướng dẫn, chỉ bảo. D. Có ý kiến riêng và biết bày tỏ ý kiến riêng của mình. Câu 11: Việc làm nào sau đây của học sinh thể hiện tính năng động, sáng tạo? A. Lên chương trình tổ chức hoạt động tập thể. B. Làm theo sự chỉ dẫn của thầy cô giáo. C. Làm mọi cách để đạt được mục đích cá nhân. D. Từ chối tham gia hoạt động của lớp. Câu 12: Cả lớp thảo luận về kế hoạch tham quan dã ngoại rất sôi nổi nhưng riêng bạn B không có ý kiến gì. Bạn lớp trưởng gọi B nêu quan điểm của mình nhưng B cho rằng mình sẽ làm theo ý kiến của các bạn. Cách nghĩ của B không thể hiện đức tính nào dưới đây? A. Năng động, sáng tạo. B. Tôn trọng kỉ luật. C. Siêng năng, kiên trì. D. Lịch sự, tế nhị. Câu 13: Nội dung nào dưới đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở nước ta? A. Cha mẹ sắp đặt. B. Tự nguyện, tiến bộ. C. Tự do, tự quyết định. D. Không bị ràng buộc bởi pháp luật. Câu 14: Độ tuổi kết hôn của nam, nữ theo quy định của pháp luật là bao nhiêu? A. Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên. B. Nam, nữ từ đủ 20 tuổi. C. Nam, nữ từ đủ 18 tuổi. D. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. Câu 15: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 không thừa nhận trường hợp kết hôn nào dưới đây? A. Kết hôn giữa những người cùng giới tính. B. Kết hôn giữa những người khác giới tính. C. Kết hôn giữa những người quá chênh lệch về tuổi tác. D. Kết hôn giữa những người không cùng tôn giáo. Câu 16: Để xây dựng gia đình hạnh phúc, việc kết hôn phải dựa trên cơ sở nào? A. Do cha mẹ hai bện lựa chọn và quyết định.
  10. B. Tình yêu chân chính và sự tự nguyện của hai bên nam, nữ. C. Sự môn đăng hộ đối của hai bên gia đình nhà trai, nhà gái. D. Chung sống trước khi cưới và rút ra kinh nghiệm. Câu 17: Trường hợp nào sau đây không bị pháp luật Việt Nam cấm? A. Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn. B. Cản trở hôn nhân tự nguyện. C. Kết hôn, li hôn giả tạo. D. Kết hôn khi đã cao tuổi. Câu 18: Trường hợp nào dưới đây vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về độ tuổi kết hôn? A. Anh C 26 tuổi kết hôn với chị S 62 tuổi. B. Anh K đủ 20 tuổi kết hôn với chị L đủ 18 tuổi. C. Anh X 72 tuổi kết hôn với chị Y đủ 18 tuổi. D. Anh T đủ 18 tuổi kết hôn với chị H 19 tuổi. Câu 19: L và T yêu nhau đã lâu. Khi hai người thưa chuyện với gia đình thì mẹ L nhất định không đồng ý vì cho rằng T ít tuổi hơn L. Nếu lấy T thì sau này L sẽ già hơn chồng và sẽ không hạnh phúc. Nếu là L, em sẽ làm như thế nào? A. Nghe theo lời mẹ bỏ T. B. Cãi lời mẹ, nhất quyết lấy T. C. Giải thích cho mẹ hiểu những quy định của pháp luật về hôn nhân và thuyết phục mẹ đồng ý. D. Rủ T bỏ trốn đến nơi khác chờ gia đình đồng ý rồi quay về. Câu 20: Phần thu nhập mà công dân và các tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho những công việc chung được gọi là gì? A. Tiền lương. B. Tiền công. C. Thuế. D. Lãi suất. Câu 21: Quyền tự do kinh doanh của công dân được hiểu là gì? A. Công dân được kinh doanh bất kì mặt hàng nào mà mình có khả năng. B. Công dân được tự do lựa chọn ngành nghề và quy mô kinh doanh theo nhu cầu của bản thân. C. Công dân được lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, ngành nghề và quy mô kinh doanh theo quy định của pháp luật. D. Công dân được kinh doanh bất kì ngành nghề nào mà không chịu sự quản lí của ai. Câu 22: Mục đích cơ bản, cuối cùng của hoạt động kinh doanh là gì? A. Khẳng định thương hiệu. B. Thu lợi nhuận. C. Khai thác tối đa nguồn lực kinh tế. D. Mở rộng thị trường. Câu 23: Nội dung nào sau đây không nói về vai trò của thuế? A. Ổn định thị trường. B. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế. C. Điều tiết kinh doanh. D. Thúc đẩy quan hệ đối ngoại. Câu 24: Hãy lựa chọn ý kiến đúng trong các ý kiến dưới đây? A. Người kinh doanh chỉ phải đóng thuế khi có lãi. B. Người kinh doanh chỉ phải đóng thuế những mặt hàng ghi trong Giấy phép kinh doanh. C. Người kinh doanh có nghĩa vụ đóng thuế theo quy định của pháp luật.
  11. D. Kinh doanh các mặt hàng nhà nước cho phép thì không phải đóng thuế. Câu 25: Gia đình bà M mở cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng (có đăng kí kinh doanh) nhưng bà M còn bán thêm cả các mặt hàng điện tử. Hàng tháng, bà M vẫn nộp đủ tiền thuế đối với các mặt hàng vật liệu xây dựng, nhưng không đóng thuế các mặt hàng điện tử. Theo em, bà M có vi phạm pháp luật không? A. Không vi phạm vì bà M có đăng kí kinh doanh. B. Có vi phạm vì bà M kinh doanh mặt hàng không có trong Giấy phép kinh doanh. C. Không vi phạm vì bà M có đóng thuế mặt hàng đăng kí kinh doanh. D. Có vi phạm vì bà M không kê khai đúng số vốn. Câu 26: M rủ H chung vốn để nhập pháo lậu về bán trong dịp Tết Nguyên Đan. Nếu là H, em sẽ làm như như thế nào? A. Đồng ý với lời đề nghị của M. B. Không đồng ý góp vốn với M, nhưng vẫn khuyến khích M làm. C. Đồng ý với điều kiện chỉ góp vốn chứ không bán. D. Không đồng ý với việc làm của M, giải thích cho M hiểu việc làm đó là vi phạm pháp luật. Câu 27: Lao động là gì? A. Hoạt động tạo ra các sản phẩm cụ thể. B. Hoạt động sáng tạo ra các giá trị tinh thần. C. Hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. D. Các việc làm đem lại thu nhập cho bản thân. Câu 28: Theo quy định của pháp luật lao động, tuổi của người lao động là bao nhiêu? A. Đủ 18 tuổi. B. Đủ 16 tuổi. C. Đủ 15 tuổi. D. Đủ 14 tuổi. Câu 29: Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền lao động của công dân? A. Chỉ làm việc khi thật cần thiết. B. Làm bất cứ công việc nào mà mình thích. C. Sử dụng sức lao động của mình để học nghề. D. Nghỉ việc không có lí do chính đáng. Câu 30: Hành vi nào dưới đây của người sử dụng lao động là vi phạm pháp luật lao động? A. Không sử dụng trang bị bảo hộ lao động khi làm việc. B. Nghỉ việc dài ngày không có lí do. C. Kéo dài thời gian thử việc. D. Tự ý bỏ việc không báo trước. Câu 31: Hành vi nào dưới đây là vi phạm kỉ luật lao động? A. Nghỉ thai sản theo chế độ. B. Xin nghỉ phép theo quy định. C. Tự ý nghỉ việc không có lí do. D. Thực hiện đúng quy trình sản xuất. Câu 32: Hành vi nào dưới đây vi phạm pháp luật lao động? A. Thuê mướn trẻ em đủ 15 tuổi vào làm việc. B. Thuê mướn người nước ngoài vào làm việc. C. Nhận người lao động đủ 15 tuổi vào làm việc. D. Sử dụng lao động dưới 18 tuổi làm công việc nguy hiểm.
  12. Câu 33: Bạn T (16 tuổi) đã học hết lớp 9, do nhà đông em, gia đình khó khăn nên bạn T muốn có việc làm để giúp đỡ bố mẹ. Theo em, bạn T có thể tìm việc làm bằng cách nào dưới đây? A. Xin vào biên chế, làm việc trong cơ quan nhà nước. B. Xin làm hợp đồng tại các cơ sở sản xuất kinh doanh. C. Xin làm việc nặng ở các công ty để kiếm nhiều tiền. D. Vay tiền ngân hàng để lập cơ sở sản xuất và thuê lao động. Câu 34: Nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là nội dung khái niệm nào dưới đây? A. Trách nhiệm pháp lí. B. Nghĩa vụ pháp lí. C. Vi phạm pháp luật. D. Thực hiện pháp lí. Câu 35: Người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự phải chịu trách nhiệm gì? A. Trách nhiệm dân sự. B. Trách nhiệm hình sự. C. Trách nhiệm hành chính. D. Trách nhiệm kỉ luật. Câu 36: Dấu hiệu nào dưới đây là một trong những căn cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật? A. Hành vi xâm phạm tới các chuẩn mực xã hội. B. Hành vi xâm phạm tới các phong tục, tập quán. C. Hành vi xâm phạm tới các quy định của xã hội. D. Hành vi xâm phạm tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Câu 37: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện hành vi trái pháp luật của công dân? A. Làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật. B. Không làm những việc phải làm theo quy định của pháp luật. C. Làm những việc xâm phạm đến những quan hệ xã hội. D. Làm những việc được pháp luật cho phép làm. Câu 38: Hành vi vi phạm pháp luật nào dưới đây sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự? A. Giao hàng kém chất lượng, không đúng như hợp đồng mua bán. B. Dùng điện bẫy chuột gây chết người. C. Tự ý bỏ việc 3 ngày không có lí do. D. Đi xe máy vào đường ngược chiều. Câu 39: Anh T điều khiển xe mô tô đi vào đường ngược chiều và đâm vào bác B đang đi xe đạp theo chiều ngược lại làm bác B ngã, xe đạp bị hỏng. Anh T phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây? A. Trách nhiệm hành chính và trách nhiệm dân sự. B. Trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự. C. Trách nhiệm hành chính và trách nhiệm kỉ luật. D. Trách nhiệm kỉ luật và trách nhiệm dân sự. Câu 40: Ông H là cán bộ kiểm lâm, ông đã nhận số tiền 10 triệu đồng của lái xe và cho xe chở gỗ lậu đi qua trạm kiểm soát do ông phụ trách. Theo em, hành vi của ông H vi phạm pháp luật gì? A. Vi phạm hành chính. B. Vi phạm kỉ luật. C. Vi phạm hình sự. D. Vi phạm dân sự.
  13. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA TRƯỜNG THCS KIM LAN MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 9 Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm: ĐỀ I: 1 - A 2 -C 3 - A 4 - A 5 - B 6 - A 7 - C 8 - B 9 - D 10 - A 11 - A 12 - C 13 - B 14 - C 15 - D 16 - B 17 - B 18 - D 19 - C 20 - B 21 - A 22 - B 23 - C 24 - A 25 - C 26 - C 27 - C 28 - D 29 - D 30 - C 31 - A 32 - A 33 - B 34 - C 35 - D 36 - C 37 - A 38 - A 39 - D 40 - C ĐỀ II: 1 - B 2 - C 3 - B 4 - D 5 - B 6 - A 7 - C 8 - C 9 - C 10 – D 11 - A 12 - A 13 -B 14 - D 15 - A 16 - B 17 - D 18 - D 19 - C 20 - C 21 - C 22 - B 23 - D 24 - C 25 - B 26 - D 27 - C 28 - C 29 - C 30 - C 31 - C 32 - D 33 - B 34 - A 35 - B 36 - D 37 - D 38 - B 39 - A 40 - C