Đề kiểm tra học kỳ môn Ngữ văn lớp 9

docx 3 trang thienle22 4540
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ môn Ngữ văn lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_mon_ngu_van_lop_9.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ môn Ngữ văn lớp 9

  1. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ MÔN: NGỮ VĂN LỚP: 9 Thời gian: 90 phút Năm học 2019 – 2020 Phần I (6.0 điểm): Trong bài thơ “Ánh trăng”, Nguyễn Duy viết: “Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình.” Câu 1 (0.5 điểm): Em hãy trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ “Ánh trăng”? Câu 2 (1.0 điểm): Giải thích nghĩa của hai từ “mặt” trong câu thơ thứ nhất. Từ “mặt” nào được dùng theo nghĩa chuyển? Nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức nào? Câu 3 (1.5 điểm): Trong bài thơ, các hình ảnh “đồng”, “sông”, “bể”, “rừng” đã được nói đến ở một khổ thơ khác. Hãy chép chính xác khổ thơ đó. Theo em, các hình ảnh “đồng”, “sông”, “bể”, “rừng” ở khổ thơ này về ý nghĩa có gì khác so với hai khổ thơ trên? Câu 4 (3 điểm): Em hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp (khoảng 10 đến 12 câu) cảm nhận về nỗi niềm xúc động và suy nghĩ sâu sắc của nhà thơ được thể hiện qua hai khổ thơ trên, trong đoạn văn có sử dụng câu ghép. (Gạch chân dưới câu ghép) Phần II (4 điểm) Đọc đoạn trích sau: Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới nhà bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn.” Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ô” lên một tiếng! Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong ngay dưới lúc kia là mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mất e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa. Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy”. Câu 1. Nhân vật họa sĩ trong đoạn văn trên giữ vai trò như thế nào trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa? ( 1điểm) Câu 2. Đoạn văn trích dẫn ở trên giúp em hiểu gì về nhân vật anh thanh niên – nhân vật chính trong truyện? ( 1 điểm) Câu 3. Ứng xử của anh thanh niên trong đoạn văn trên đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Từ nhận xét đó, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về cách ứng xử đối với mọi người trong cuộc sống bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi ( 2 điểm).
  2. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ MÔN: NGỮ VĂN LỚP: 9 Thời gian: 90 phút Năm học 2019 – 2020 Phần I Câu 1 ( 0,5 điểm) . Hoàn cảnh ra đời bài thơ “Ánh trăng”? - 1978, tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Ba năm sau ngày đất nước thống nhất. Câu 2 (1 điểm): Giải thích nghĩa của hai từ “mặt” trong câu thơ thứ nhất. - Mặt ( Ngửa mặt ) – Mặt người - Mặt ( 2) – mặt trăng. - Từ măt thứ hai đươc dùng với nghĩa chuyển. - Chuyển theo phương thức ẩn dụ. Câu 3 ( 1,5 điểm). Trong bài thơ, các hình ảnh “đồng”, “sông”, “bể”, “rừng” đã được nói đến ở một khổ thơ khác. Chép chính xác khổ thơ 1 theo đúng SGK. - Các hình ảnh “đồng”, “sông”, “bể”, “rừng” ở khổ thơ này về ý nghĩa khác so với hai khổ thơ trên: + Là hình ảnh thời niên thiếu cho đến lúc trưởng thành, 1 không gian thân thương: đồng, sông, bể. + Từ không gian đầy ắp kỉ niệm ấy ta nhận ra niềm say mê, sảng khoái của con người trong cái mát lành dịu ngọt ân tình của quê hương qua ánh trăng lai láng trên cánh đồng, dòng sông, bãi biển. Câu 4 (3 điểm): Em hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch (khoảng 10 đến 12 câu) để làm rõ ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng và chiều sâu tư tưởng mang tính triết lý của tác phẩm, trong đoạn văn có sử dụng câu ghép. (Gạch chân dưới câu ghép) *Hình thức: - Đúng đoan diễn dich, đủ số câu : 0,5 điểm - Đúng câu ghép: 0,5 điểm * Nội dung : 2 điểm - Giải thích được vầng trăng trong bài thơ mang rất nhiều ý nghĩa tương trưng + Là hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên, trong mát, là người bạn của con người suốt từ thời thơ ấu đến trưởng thành. + Là biểu tượng của quá khứ nghĩa tình + Là vẻ đep bình dị, vĩnh hằng - Ý nghĩa triết lý của tác phầm + Bài thơ là tiếng lòng, là những suy ngẫm thiết tha nhắc nhở ta về thái độ, tình cảm đối với những năm tháng gian lao nghĩa tình đối với thiên nhiên đất nước bình di, hiền hậu. + Nhắc nhở người đọc thái độ sống uống nước nhớ nguồn ân tình ân nghĩa thủy chung với quá khứ. Phần II: 4.0 điểm Câu 1 ( 1 điểm): Vai trò của ông họa sĩ -Tuy không hải là nhân vật chính nhưng ông hoạ sĩ có vai trò rất quan trọng trong truyện: người kể chuyện đã nhập vào cái nhìn và những ý nghĩ của ông hoạ sĩ để trần thuật, để quan sát và miêu tả từ cảnh thiên nhiên đến nhân vật chính của truyện. Qua nhân vật này, tác giả muốn gửi gắm những suy nghĩ về con người, về cuộc sống, về nghệ thuật. ( tác giả đã đặt điểm nhìn vào nhân vật). Câu 2 ( 1 điểm) : Nhân vật anh thanh niên
  3. - Là người rất yêu cuộc sống. - Hiếu khách - Cởi mở, chân thành, - Quan tâm đến người khác Câu 3 ( 2 điểm) : HS hoàn thành đoạn văn theo yêu cầu: * Về hình thức: – Khoảng 2/3 trang giấy thi – Kiểu đoạn: Tùy chọn kiểu lập luận, có sự kết hợp các phương thức biểu đạt, diễn đạt sinh động, hấp dẫn * Về nội dung: Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau, song phải bày tỏ được những suy nghĩ, ý kiến, nhận thức, thái độ, hành động đúng đắn khi nói về ứng xử trong cuộc sống. - Ứng xử có vai trò quan trọng đối với mỗi chúng ta. Nó sẽ tạo nên sự thành công trong cuộc sống của bạn sau này. Ứng xử là một cách bạn chạm đến cái đích của cuộc sống nhanh hơn người khác, bởi bạn biết tận dụng lợi thế của mình. - Giới trẻ hiện nay là những người cần phải có được sự ứng xử tốt, đúng mực đối với mọi tầng lớp người. Tuy nhiên hiện nay có một số phần tử ứng xử thô lỗ, vô phép đã tự tạo ấn tượng xấu cho những người xung quanh. - Chúng ta có thể học cách ứng xử tốt ngay trong gia đình , ngoài xã hội .