Đề kiểm tra học kỳ II môn Văn khối 9 - Trường THCS Cổ Bi

doc 3 trang thienle22 6060
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Văn khối 9 - Trường THCS Cổ Bi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_van_khoi_9_truong_thcs_co_bi.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Văn khối 9 - Trường THCS Cổ Bi

  1. PHÒNG GD VÀ ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS CỔ BI MÔN: VĂN KHỐI 9 Thời gian: 90 phút Phần I: (6 điểm) Trong một bài thơ về mùa thu, tác giả viết: “Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi.” (Ngữ văn 9 Tập II) 1. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Ai là tác giả? Nêu thời gian ra đời của tác phẩm. 2. Từ “vơi” trong câu thơ “Đã vơi dần cơn mưa” nghĩa là gì? Câu thơ ấy đã gợi tả thời tiết lúc sang thu như thế nào? 3. Viết 1 đoạn văn (khoảng 10 câu) theo cách tổng - phân - hợp trình bày cảm nhận của em về nội dung của đoạn thơ trên, trong đoạn văn có dùng phép lặp và câu ghép (gạch dưới từ dùng làm phép lặp và câu ghép). Phần II: (4 điểm ) “ Lại một đợt bom. Khói vào hang. Tôi ho sặc sụa và tức ngực. Cao điểm bây giờ thật vắng. Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. Và tôi ngồi đây. Và cao xạ đặt bên kia quả đồi. Cao xạ đang bắn.” 1. Đoạn văn trên diễn tả tâm trạng của ai? Trong hoàn cảnh nào? 2. Cách đặt câu trong đoạn văn có gì đặc biệt ? Nêu tác dụng của cách đặt câu như vậy đối với việc diễn tả nội dung đoạn văn. 3. Từ hình ảnh ba nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn trong truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê, em hãy trình bày suy nghĩ ( khoảng nửa trang giấy thi ) về lẽ sống đẹp của thế hệ thanh niên trong cuộc sống hiện nay. Hết
  2. PHÒNG GD VÀ ĐT GIA LÂM ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM ĐỀ HỌC KÌ 2 TRƯỜNG THCS CỔ BI MÔN VĂN KHỐI 9 Phần I. (6 điểm) 1. (1đ) - Nêu đúng: + Bài thơ “Sang thu” của tác giả Hữu Thỉnh. (0,5đ) + Thời gian ra đời: năm 1977. (0,5đ) 2. (1 điểm) - Giải nghĩa từ “vơi”: ít, giảm. (0,25 đ) - Câu thơ gợi tả thời tiết lúc sang thu: mưa ít dần, giảm dần về số lượng và cường độ (0,75 đ) 3. Đoạn văn (4 điểm) Nội dung (2,5 đ): cần nêu được các ý sau: - Đoạn thơ thể hiện sự cảm nhận sâu sắc của tác giả về sự thay đổi của thời tiết lúc sang thu: nắng vẫn còn, mưa ít dần, sấm cũng thưa và nhỏ dần, không còn đủ sức lay động những hàng cây đứng tuổi và hàng cây đứng tuổi cũng không bị bất ngờ bởi tiếng sấm nữa. - Thể hiện những suy ngẫm của nhà thơ về con người và cuộc đời: “nắng, mưa, sấm, ” là những tác động bất thường của ngoại cảnh, những khó khăn trắc trở của cuộc đời; “hàng cây đứng tuổi” chỉ những con người đã từng trải, trong đó có những người lính đã dạn dày sương gió, đạn bom qua hai cuộc chiến tranh. Những con người từng trải ấy sẽ không bị bất ngờ mà luôn vững vàng trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, những khó khăn, trắc trở của cuộc đời. Hình thức(1,5 đ): - Đúng cách trình bày Tổng – phân – hợp. - Đủ dung lượng. - Có phép lặp, câu ghép (gạch chân). Phần II: (4điểm) 1. (1 điểm) Đoạn văn diễn tả tâm trạng của Phương Định khi ở trong hang trực điện thoại, còn ngoài cao điểm, cuộc chiến đấu giữa các chiến sĩ cao xạ với máy bay Mĩ đang diễn ra ác liệt. 2. (1 điểm) Đoạn văn có cách đặt câu rất lạ: - Câu đặc biệt : Lại một đợt bom. - Những câu đơn ngắn : Khói vào hang, Cao xạ đang bắn - Những câu được tách ra từ một câu: Và bom. Và tôi ngồi đây. Và cao xạ đặt bên kia quả đồi. Cách đặt câu như vậy có tác dụng diễn tả được sự dồn dập, căng thẳng của trận đánh cũng như tâm trạng hồi hộp của nhân vật. 3. (2 điểm) * Nội dung: trình bày được những ý sau: - Tuổi thanh niên là tuổi đẹp nhất, là lứa tuổi tràn đầy nhiệt huyết.
  3. - Lẽ sống đẹp là lẽ sống với những lý tưởng cao đẹp , dám ước mơ, biết vươn lên, đem sức trẻ sống và cống hiến hết sức lực, tài năng cho quê hương, đất nước để trở thành người có ích với cộng đồng. - Lẽ sống đẹp ấy được nhà văn Lê Minh Khuê khắc họa rõ nét qua hình ảnh ba nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mỹ. Sức trẻ, lòng yêu nước, khát vọng hòa bình đã thôi thúc họ xung phong vào chiến trường. Họ cống hiến cả tuổi thanh xuân cho độc lập tự do của Tổ quốc - Thế hệ thanh niên ngày nay cũng phát huy truyền thống sống đẹp của các thế hệ thanh niên ngày trước: + Sống có lý tưởng, có mục đích cao đẹp, sẵn sàng đương đầu với khó khăn thử thách vươn lên chiếm lĩnh khoa học kỹ thuật để gặt hái thành công. + Xung phong đến những nơi gian nan, vất vả như biên giới, hải đảo + Hăng hái tham gia các phong trào thanh niên tình nguyện + * Hình thức : Kết hợp các phương thức biểu đat, diễn đạt rõ ý, độ dài theo quy định. Lưu ý: Trên đây chỉ là định hướng, trong quá trình chấm bài, GV cần linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm để cho điểm bài làm của HS, cần trân trọng những bài viết giàu chất văn và sáng tạo.