Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Dương Xá

docx 9 trang thienle22 4380
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Dương Xá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_9_truong_thcs_duong_xa.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Dương Xá

  1. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II-NĂM HỌC 2018-2019 TRƯỜNG THCS DƯƠNG XÁ Môn: Ngữ văn – Lớp 9 Đề 1 Thời gian làm bài: 90 phút Phần I. (6,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây: “Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.” (Trích “Những ngôi sao xa xôi” – Lê Minh Khuê) Câu 1: Nhân vật "tôi" trong đoạn trích trên là ai? Trong đoạn trích, tác giả miêu tả nhân vật ấy đang làm công việc gì? Qua công việc đó, nhân vật đã bộc lộ những vẻ đẹp phẩm chất nào? Câu 2: Nhận xét về cách sử dụng các kiểu câu trong đoạn trích và nêu hiệu quả sử dụng các kiểu câu này trong việc biểu đạt nội dung? Câu 3: Viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo phép lập luận tổng – phân – hợp phân tích nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật “tôi” trong lần đi làm nhiệm vụ được nhắc đến qua đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép chính phụ. (Gạch chân và chú thích rõ) Câu 4: Kể tên một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 9 cùng đề tài với truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”? Ghi rõ tên tác giả. Phần II (4 điểm) Cho đoạn trích: “Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi.” ( "Sang thu" - Hữu Thỉnh) Câu 1: Trong hai câu thơ cuối đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật này trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm? Câu 2: Tác giả muốn gửi gắm suy ngẫm, triết lí nào qua hai câu thơ cuối? Câu 3: Hãy nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của những suy ngẫm, triết lí này trong tình hình đất nước ở thời điểm hiện nay. (Trình bày bằng một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi)
  2. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II-NĂM HỌC 2018-2019 TRƯỜNG THCS DƯƠNG XÁ Môn: Ngữ văn – Lớp 9 Đề 2 Thời gian làm bài: 90 phút Phần I. (6,0 điểm) Mở đầu bài thơ của mình, có một nhà thơ viết: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi, hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.” và ở cuối bài, nhà thơ bày tỏ nguyện ước : “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”. Câu 1. Em hãy cho biết những câu trơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Nêu cảm xúc bao trùm của tác giả trong bài thơ? Câu 2. Ý nghĩa của hình ảnh hàng tre trong khổ đầu và trong câu kết bài thơ em vừa nêu có giống nhau không? Vì sao? Câu 3: Việc lặp lại hình ảnh hàng tre ở câu kết bài thơ tạo thành kết cấu đầu cuối tương ứng. Việc lặp lại một hình ảnh (chi tiết) ở đầu và cuối tác phẩm tương tự như trên còn thấy trong nhiều bài thơ khác. Kể tên một bài thơ đã học (ghi rõ tên tác giả) có đặc điểm đó? Câu 4: Trình bày cảm nhận của em về khổ đầu bài thơ trên bằng đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch (khoảng 12 câu). Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một phép nối (gạch chân và chú thích). Phần II (4 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng trắng loá trên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là "những con quỷ mắt đen".” Câu 1: "Chúng tôi" được nói tới trong đoạn văn là những ai? Nụ cười và những lời đùa gọi nhau của các nhân vật ấy thể hiện vẻ đẹp nào ở họ? Câu 2: Câu văn "Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là "những con quỷ mắt đen"” gợi cho em liên tưởng đến câu thơ nào có trong chương trình Ngữ văn 9, nêu tên bài thơ và tác giả? Câu 3: Từ đó, chúng ta thấy khi gặp khó khăn, thử thách trong cuộc sống, rất cần tinh thần lạc quan, ý chí và nghị lực. Hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 10 câu theo phép lập luận diễn dịch để bàn về vấn đề trên. Hết
  3. PHÒNG GD&ĐT HUYỆNGIA LÂM HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 TRƯỜNG THCS DƯƠNG XÁ HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2018-2019 Đề 1 Câu Yêu cầu Điểm Phần I: (6 điểm) Câu 1 - Nhân vật "tôi" là Phương Định 0,25 đ 1,5 điểm - Tác giả miêu tả nhân vật đang chuẩn bị và phá bom trên cao điểm 0,5 đ - Vẻ đẹp phẩm chất: gan dạ, dũng cảm, bình tĩnh, tự tin 0,5 đ Câu 2 - Sử dụng các kiểu câu trần thuật ngắn, câu rút gọn 0,5 đ 1 điểm - Hiệu quả (tác dụng): tạo nhịp nhanh, làm nổi bật : không khí 0,5 đ căng thẳng nơi chiến trường, tâm trạng hồi hộp, lo lắng của Phương Định, phẩm chất dũng cảm, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Câu 3 Học sinh có nhiều cách diễn đạt để hoàn thành đoạn văn nhưng 3 điểm cần biết triển khai lí lẽ và dẫn chứng hợp lí: * Về nội dung: 2 đ - Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật khi làm nhiệm vụ. (0,75 đ) + Căng thẳng, lo lắng khi tới gần quả bom. + Can đảm, dũng cảm, bình tĩnh, bản lĩnh vững vàng và hành động dứt khoát khi châm mìn phá bom. + Hồi hộp, lo lắng nhưng đầy tinh thần trách nhiệm khi chờ bom nổ - Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả (1 đ) + Miêu tả tâm lí nhân vật qua suy nghĩ, hành động tinh tế. + Sử dụng nhiều câu trần thuật ngắn, câu rút gọn + Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác + Ngôi kể thứ 1 và ngôn ngữ độc thoại nội tâm  Diễn tả tính chất công việc nguy hiểm, không khí căng (0,25đ) thẳng nơi cao điểm bộc lộ phẩm chất anh hùng trong chiến
  4. đấu của cô gái trẻ. * Về hình thức: 1 đ - Đúng mô hình đoạn văn TPH. - Có sử dụng một câu ghép chính phụ (Nếu không chú thích rõ ràng thì không cho điểm) * Lưu ý: Nếu đoạn văn viết quá dài (quá ngắn) hoặc viết nhiều đoạn trừ 0,5đ. Câu 4 - Tác phẩm cùng đề tài: Bài thơ về tiểu đội xe không kính 0,5 đ 0,5 điểm - Tác giả: Phạm Tiến Duật Phần II: (4 điểm) Câu 1 - Trong hai câu thơ cuối đoạn thơ vừa chép, tác giả đã sử dụng các 0,5 đ 1,5 điểm biện pháp nghệ thuật: nhân hóa và ẩn dụ. - Tác dụng: câu thơ mang nhiều tầng lớp nghĩa: + Nghĩa thực: Tiếng sấm khi sang thu không còn đủ sức lay động 0,25 đ hàng cây đã bao mùa thay lá. + Nnghĩa ẩn dụ: Con người đã từng trải, từng vượt qua những khó 0,75 đ khăn thăng trầm của cuộc sống → vững vàng hơn, chín chắn, điềm tĩnh hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. Câu 2 - Những suy ngẫm, triết lí về cuộc đời và con người qua hai câu thơ 0,5 đ 0,5 điểm cuối: Con người cần phải trải qua những khó khăn thăng trầm của cuộc sống → vững vàng hơn, chín chắn, điềm tĩnh hơn. Câu 3 * Nội dung: 2 điểm - Những suy ngẫm, triết lí về cuộc đời và con người qua hai câu thơ 1,5 đ cuối: Con người cần phải trải qua những khó khăn thăng trầm của cuộc sống → vững vàng hơn, chín chắn, điềm tĩnh hơn. - Trong tình hình đất nước hiện nay có ý nghĩa quan trọng: + Đất nước đã từng trải qua những năm tháng chiến tranh gian khổ, ác liệt, đau thương → vẫn vững vàng vượt mọi sóng gió, phát triển
  5. không ngừng. + Hiện tại vẫn phải đối mặt với thiếu thốn về vật chất, khó khăn về kinh tế, sự lăm le nhòm ngó chủ quyền dân tộc của các thế lực thù địch → kiên cường, giữ vững ý chí, niềm tin, bảo vệ chủ quyền dân tộc và đưa đất nước phát triển mạnh mẽ hơn. - Suy nghĩ, hành động: khâm phục, tự hào, tiếp nối phát huy truyền thống, học tập và rèn luyện đạo đức, sức khỏe để trở thành công dân có ích - Liên hệ bản thân. *Về hình thức: - Khoảng 2/3 trang giấy 0,5 đ - Cách trình bày đoạn văn: Tự chọn phương pháp lập luận, có kết hợp tốt các phương thức biểu đạt, diễn đạt, sinh động hấp dẫn. * Lưu ý: Đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn trừ 0,25đ.
  6. PHÒNG GD&ĐT HUYỆNGIA LÂM HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 TRƯỜNG THCS DƯƠNG XÁ HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2018-2019 Đề 2 Câu Phần I. (6,0 điểm) Điểm Câu 1: (1điểm) Nêu được: - Tên tác phẩm, tác giả 0,5đ - Cảm xúc bao trùm của tác giả trong bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi 0,5đ xót đau khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác. (0,5đ). Câu 2: (1điểm) * Ý nghĩa của hình ảnh hàng tre trong khổ đầu và trong câu kết 0,25đ bài: không giống nhau: Lý giải: - Khổ đầu: hàng tre mang ý nghĩa: 0.5 đ + hình ảnh thân thuộc của làng quê, đất nước VN; + biểu tượng của dân tộc: biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc. - Hình ảnh hàng tre đc lặp lại ở cuối bài với nét nghĩa bổ 0.25 đ sung: cây tre trung hiếu (cả dân tộc đoàn kết, kiên cường, thực hiện lí tưởng của Bác, của dân tộc) Câu 3: * Tên bài thơ có kết cấu tương tự và tên tác giả ( Đoàn thuyền (1 (1điểm) đánh cá – Huy Cận, Ông Đồ – Vũ Đình Liên, Khi con tu hú – Tố điểm). Hữu )
  7. Câu 4: (3 * Về nội dung: 2đ điểm) Học sinh biết bám vào các ngữ liệu, khai thác hiêu quả các tín hiệu nghệ thuật, có dẫn chứng lí lẽ để làm rõ sự xúc động, bồi hồi khi Viễn Phương mới đặt chân ra thăm lăng Bác. .+ Cách xưng hô: con-Bác-> thể hiện tình cảm vừa tôn kính vừa (0,25đ) gần gũi như người thân yêu ruột thịt. + dùng từ “thăm” thay cho từ “viếng” -> Cách nói giảm nghệ (0,25đ) thuật -> giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát + cụm từ “Trong sương” -> do nóng lòng, nhà thơ đến từ rất (0,25đ) sớm. + Hàng tre hiện lên với nét tả thực trong sắc màu “xanh xanh” và (0,25đ) vóc dáng “đứng thẳng hàng” + Nghệ thuật nhân hóa- ẩn dụ: (0,75đ) . Hàng tre xanh Việt Nam đứng thẳng hàng trong bão táp mưa sa (ẩn dụ hàng tre: dân tộc VN, ẩn dụ bão táp mưa sa: gian lao thử thách)-> biểu tượng cho dân tộc Việt Nam với sức sống bền bỉ, trải qua bao gian lao thử thách vẫn kiên cường chiến đấu và chiến thắng. . Hàng tre phải chăng cũng chính là hình ảnh cây cối mang dáng màu đất nước từ bốn phương quần tụ về đây tỏa sắc hương dâng Bác. . Hàng tre đứng thẳng hàng như những người chiến sĩ canh giấc ngủ cho Người + Thán từ “ôi” -> niềm xúc động trước hình ảnh hàng tre (0,25đ) * Về hình thức: 1,0đ - Đúng mô hình đoạn văn TPH. - Có gạch chân được một câu ghép. - Có gạch chân được một lời dẫn trực tiếp. * Lưu ý: Nếu đoạn văn viết quá dài (quá ngắn) hoặc viết nhiều đoạn trừ 0,5đ.) Phần II (4 điểm) Câu 1: - "Chúng tôi" được nói tới trong đoạn văn là ba cô gái: Nho, Thao, 0,5đ (1điểm) Phương Định. - Nụ cười và những lời đùa gọi nhau của các nhân vật ấy gợi lên ở 0,5đ họ sự hồn nhiên, yêu đời, lạc quan và ý chí nghị lực vượt lên khó khăn, gian khổ của cuộc chiến tranh
  8. Câu 2: - Câu văn "Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là "những con quỷ 0,5đ (1điểm) mắt đen" gợi cho em liên tưởng đến câu thơ "Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha". 0,5đ - Trong tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật. Câu 3: * Về nội dung: 1,5đ (2điểm) Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nau, song phải bày tỏ được những suy nghĩ chân thành: - Khẳng định: Khi gặp khó khăn thử thách rất cần tinh thần lạc 0,25đ quan, ý chí và nghị lực. - Hiểu được thế nào là tinh thần lạc quan, ý chí và nghị lực: là thái 0,5đ độ sống, niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp; là sự dũng cảm, nghị lực phi thường vượt qua mọi khó khăn thử thách - Lí giải được tại sao cần tinh thần lạc quan, ý chí và nghị lực: 0,5đ + Trong cuộc sống có rất nhiều gian nan, thử thách thì tinh thần lạc quan, ý chí và nghị lực rất quan trọng, giúp ta có niềm tin vượt qua mọi khó khăn để đến gần thành công. + Và ngược lại + Có dẫn chứng minh họa 0,25đ - Liên hệ bản thân * Về hình thức: - Khoảng 2/3 trang giấy 0,5đ - Cách trình bày đoạn văn: Tự chọn phương pháp lập luận, có kết hợp tốt các phương thức biểu đạt, diễn đạt, sinh động hấp dẫn. * Lưu ý: Đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn trừ 0,25đ.
  9. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS DƯƠNG XÁ NĂM HỌC 2018 - 2019 Đề số 1+ 2 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài 90 phút Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề 1 Tác giả, Ý nghĩa Liên hệ tác Tạo lập văn Sang thu, hoàn cảnh nhan đề, ý phẩm khác bản Viếng lăng sáng tác, nghĩa chi Bác nhân vật, tiết hay, ngôi kể, hiệu quả về nhan đề, nghệ thuật, nghệ thuật ngôi kể Số câu 0,5 - 1 1 0,5 - 1 1 4 Số điểm 0,5 - 1 1 0,5 – 1 3 6 Tỉ lệ % 5 – 10% 10% 5 – 10% 30% 60% Chủ đề 2 Tác giả, Ý nghĩa chi Tạo lập văn Những ngôi hoàn cảnh tiết hay, bản sao xa xôi sáng tác, hiệu quả về nhân vật, nghệ thuật, ngôi kể, ngôi kể nhan đề, nghệ thuật Số câu 1 1 1 3 Số điểm 1 1 2 4 Tỉ lệ % 10% 10% 20% 40% TS câu 1 - 2 2 1 - 2 2 7 TS điểm 1 - 2 2 1 - 2 5 10 Tỉ lệ % 10 - 20% 20% 10 - 20% 50% 100%