Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Đông Dư

docx 35 trang thienle22 4140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Đông Dư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_9_truong_thcs_dong_du.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Đông Dư

  1. UBND huyện GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA 2 TIẾT Trường THCS Đông Dư Môn : Ngữ văn Lớp 9 Thời gian kiểm tra: tiết 3,4 thứ 2 ngày 14/1/ 2019 Thời gian làm bài: 90 phút Tiết theo PPCT: 109,110 I. Đề bài: Đề 1: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình. Đề 2: Trò chơi điện tử luôn là món tiêu khiển hấp dẫn, nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng việc học tập và còn phạm những sai lầm khác. Ý kiến của em về việc đó như thế nào ? II. Yêu cầu Đề 1: a. Mở bài: Nêu hiện tượng vứt rác bừa bãi. b. Thân bài: *Nêu những biểu hiện của hiện tượng vứt rác bừa bãi trong đời sống hiện nay. - Kể một vài hiện tượng tiêu biểu cho thói quen chưa tốt đó: vứt rác bừa bãi từ trong nhà đến ngoài xã hội, ngoài đường, nơi dân cư sinh sống, vườn hoa, rạp hát, chợ, bến tàu, bến xe, hồ ao, khu du lịch, trường học, bệnh viện *Nguyên nhân: - Cá nhân: ích kỉ, không quan tâm đến lợi ích chung. + Chưa hiểu rõ tác hại của việc vứt rác bừa bãi. - Xã hội: + Tổ chức thu gom rác, thùng rác nơi công cộng còn hạn chế. +Quản lí chưa chặt chẽ. + Giáo dục, tuyên truyền chưa tốt. *Tác hại: - Ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe. - Mất mĩ quan, ảnh hưởng đến cảnh quan chung. - Tạo thói quen xấu. - Lãng phí tiền của của nhà nước. * Đề xuất hướng giải quyết hiện tượng: - Cá nhân - Các tổ chức kinh doanh dịch vụ. - Các nhà quản lí. c. Kết bài: - Suy nghĩ của bản thân. - Liên hệ thực tế. Đề 2: a. Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận. b. Thân bài: Trò chơi điện tử đang là món tiêu khiển hấp dẫn, nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng việc học hành:
  2. - Trò chơi này có mặt từ thành thị cho đến nông thôn - Số lượng các cửa hàng mọc lên rất nhiều. - Học sinh mải chơi quên cả học hành. Chơi điện tử cần tiền hoặc quen các bạn xấu qua mạng, bị rủ rê và mắc phải các tệ nạn xã hội khác. Nguyên nhân: - Bản thân trò chơi điện tử hấp dẫn, dễ bị mê mải đến quên cả thời gian. - Cái chính là do ý thức tự giác của các bạn chưa cao. - Nhiều gia đình quản lí con chưa tốt. Phân tích mặt lợi và hại của trò chơi điện tử: - Lợi: Thư giãn đầu óc, tạo niềm vui với bạn bè, gia đình, - Tác hại rất lớn (trọng tâm): + Trước hết ngồi quá gần màn hình vi tính trong một thời gian dài có thể làm cho mắt bị cận thị , người mệt mỏi, sức khoẻ bị tổn hại . + Không chỉ có thế , ham mê trò chơi điện tử còn dẫn đến sao nhãng nhiệm vụ chính của người học sinh là học tập . Mải chơi , bỏ tiết, trốn học, không hiểu bài , không làm bài tập , học tập sút kém dẫn đến chán học . Như vậy vô tình sự ham chơi nhất thời có thể tự huỷ hoại tương lai của chính bản thân mình . + Trò chơi điện tử còn khiến tâm hồn bị đầu độc bởi bạo lực , chém giết , bắn phá , cuốn con người vào một thế giới ảo đầy những mưu mô , thủ đoạn . + Hơn nữa ham chơi điện tử còn tiêu tốn tiền bạc một cách vô ích , có khi còn làm thay đổi nhân cách con người . Để có tiền chơi điện tử nhiều thói hư tật xấu bắt đầu nảy sinh như dối trá , thủ đoạn , trộm cắp tiền bạc, tài sản của gia đình , bạn bè + Và không ai có thể lường trước được những hậu quả tai hại khác nếu niềm đam mê kia vẫn còn tiếp diễn. Phương hướng giải quyết hiện tượng trên: - Cá nhân phải có ý thức tự giác. + Phải xác định nhiệm vụ chính của mình là học tập, rèn luyện, tu dưỡng, không lãng phí thời gian,sức lực, tiền bạc vào những việc vô bổ ,thậm chí là có hại . + Chỉ coi trò chơi điện tử như một trò giải trí ,tiếp xúc với nó có chừng mực, không chơi quá giờ giấc, biết chế ngự và làm chủ bản thân, không để bản thân bị tác động bởi những trò chơi và sự rủ rê của những người bạn xấu, không vào những trang xấu, không lành mạnh - Gia đình cần quản lí con cái về giờ giấc. - Nhà trường và xã hội cũng cần có sự phối hợp giáo dục thế hệ trẻ, tạo ra những hoạt động bổ ích. - Chính quyến cần quản lí các địa điểm kinh doanh điện tử. - Tổ chức nhiều hoạt động vui chơi cho thanh thiếu niên, tạo những sân chơi vui tươi lành mạnh để mọi học sinh đều được tham gia. c.Kết bài: - Suy nghĩ của bản thân. - Liên hệ thực tế. III. Biểu điểm - Điểm 10: Bài văn có bố cục rõ ràng, hợp lí. Nghị luận chặt chẽ, hấp dẫn, làm nổi bật được hệ thống luận điểm, luận cứ tiêu biểu. Diễn đạt trôi chảy, hấp dẫn.
  3. - Điểm 8-9: Bài viết đảm bảo các yêu cầu trên. Diễn đạt trôi chảy, có thể mắc một đến 2 lỗi văn bản nhưng không làm sai nội dung. - Điểm 6-7: Bài có bố cục rõ ràng, trình bày có thể còn lúng túng. Có thể mắc các lỗi nhưng không quá 5 lỗi. - Điểm 4-5: Bài làm đạt dưới ½ yêu cầu trên. Bài viết còn sơ sài. Mắc nhiều lỗi văn bản. - Điểm 2-3: Lời văn vụng về. Bố cục chưa rõ, thiếu ý dẫn đến nội dung sơ sài, mắc nhiều lỗi. - Điểm 0-1: Lạc đề hoặc không làm được gì. BGH duyệt TTCM Người ra đề và đáp án
  4. UBND huyện GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA 2 TIẾT – BÀI LÀM Ở NHÀ Trường THCS Đông Dư Môn : Ngữ văn Lớp 9 I. Đề bài: Suy nghĩ về tình cảm gia đình trong chiến tranh qua văn bản “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
  5. UBND huyện GIA LÂM HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Trường THCS Đông Dư BÀI LÀM Ở NHÀ Môn : Ngữ văn I. Yêu cầu: Bài làm đảm bảo các yêu cầu sau: - Chiến tranh đã mang đến biết bao đau thương, mất mát, éo le cho bao nhiêu con người, gia đình trên đất nước VN, trong đó có gia đình ông Sáu: + CT khiến cho cha con ông phải xa cách 8 năm trời. + Vết thẹo làm biến dạng khuôn mặt ông Sáu khiến bé Thu không nhận ra cha. + người cha chưa kịp trao cho đứa con gái bé bỏng kỉ vật của mình thì chiến tranh đã cướp đi sinh mạng của ông. - Tình cảm gia đình phải hi sinh vì đất nước + Bé Thu phải chịu thiệt thòi, thiếu tình cha, chỉ còn kỉ niệm về người cha. + Vợ chồng phải xa cách vì chiến tranh, đó cũng là sự hi sinh rất lớn (chị Sáu vừa phải lo việc nhà vừa phải nhận trách nhiệm của người cha, làm mẹ, nuôi con khôn lớn) + Đó là sự hi sinh lặng lẽ, âm thầm & vô cùng ý nghĩa. Nhờ những sự hi sinh như thế mà cuộc kháng chiến thành công. Sự hi sinh của thế hệ đi trước để làm nên độc lập, thống nhất, hòa bình là vô giá. - Tình cảm gia đình giúp cho mỗi người vượt qua mọi gian khó, thử thách tưởng như không thể vượt qua. + Tình cảm gia đình máu mủ, ruột thịt là tình cảm bền vững nhất, là điểm tựa, là nguồn động viên cho mọi người vượt qua khó khăn, gian khổ. + Trong hoàn cảnh chiến tranh, tình cảm gia đình càng trở nên sâu nặng, tha thiết, cháy bỏng và càng thêm cao đẹp. + Chiến tranh dù khốc liệt đến đâu cũng không thể dập tắt được tình cảm gia đình, tình cha con sâu nặng, thiêng liêng. Đó là lời lí giải hùng hồn cho những thắng lợi của dân tộc ta trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. II. Biểu điểm - Điểm 10: Bài văn có bố cục rõ ràng, hợp lí. Nghị luận chặt chẽ, hấp dẫn, làm nổi bật được hệ thống luận điểm, luận cứ tiêu biểu. Diễn đạt trôi chảy, hấp dẫn. - Điểm 8-9: Bài viết đảm bảo các yêu cầu trên. Diễn đạt trôi chảy, có thể mắc một đến 2 lỗi văn bản nhưng không làm sai nội dung. - Điểm 6-7: Bài có bố cục rõ ràng, trình bày có thể còn lúng túng. Có thể mắc các lỗi nhưng không quá 5 lỗi. - Điểm 4-5: Bài làm đạt dưới ½ yêu cầu trên. Bài viết còn sơ sài. Mắc nhiều lỗi văn bản. - Điểm 2-3: Lời văn vụng về. Bố cục chưa rõ, thiếu ý dẫn đến nội dung sơ sài, mắc nhiều lỗi. - Điểm 0-1: Lạc đề hoặc không làm được gì. BGH duyệt TTCM Người ra đề và đáp án
  6. UBND huyện GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Trường THCS Đông Dư Môn : Ngữ văn Lớp 9 Thời gian kiểm tra: tiết 1 thứ 6 ngày 2/ 3/ 2018 Thời gian làm bài: 45 phút MA TRẬN ĐỀ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận Vận Cộng dụng dụng cao TN TL TN TL Chủ đề 1 - Chép Phân Văn bản: thơ tích chi “Viếng Tác giả, tiết nghệ Lăng tác thuật đặc Bác” phẩm, sắc, liên hoàn hệ. cảnh sáng tác, nội dung Số câu 2 2 4 Số điểm 1,5đ 2,5đ 4đ Tỉ lệ % 15% 25% 40% Chủ đề 2 Viết Văn bản: đoạn văn “Sang tổng- thu” phân-hợp khoảng 10-15 câu phân tích đoạn thơ Số câu 1 1 Số điểm 4đ 4đ Tỉ lệ % 40% 40% Chủ đề 3 Thể thơ, Ý nghĩa “Mùa giọng của các xuân nho điệu, biện nhỏ”, mạch pháp tu “Nói với cảm từ con” xúc, biện pháp tu
  7. từ, nội dung Số câu 6 2 8 Số điểm 1,5đ 0,5đ 3,5đ Tỉ lệ % 15% 5% 35% Tổng 6 2 4 1 13 1,5đ 1,5đ 3đ 4đ 10 15% 15% 30% 40% 100%
  8. UBND huyện GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Trường THCS Đông Dư Môn : Ngữ văn Lớp 9 Thời gian kiểm tra: tiết 3 thứ 2 ngày 25/ 2/ 2019 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ LẺ I. Trắc nghiệm (2 điểm) Dựa vào bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải (Ngữ văn 9, tập 2) để trả lời câu hỏi. Ghi ra giấy chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Bài thơ được viết giống thể thơ của tác phẩm nào? A. Đêm nay Bác không ngủ B. Bài thơ về tiểu đội xe không kính C. Đồng chí D. Nói với con Câu 2: Bài thơ được bắt nguồn từ cảm xúc nào? A. Cảm xúc về vẻ đẹp và truyền thống của đất nước. B. Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế. C. Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân của Hà Nội. D. Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân xứ Bắc. Câu 3: Ý nào nêu đúng nhất giọng điệu bài thơ trên? A. Hào hùng, mạnh mẽ. B. Bâng khuâng, tiếc nuối. C. Trong sáng, thiết tha. D. Sâu lắng, triết lí. Câu 4: Tác giả sử dụng phép tu từ nào là chính trong đoạn thơ sau: Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. A. So sánh B. Ẩn dụ C. Hoán dụ D. Nhân hóa Câu 5. Dòng nào sau đây nói đúng về hình ảnh “con chim”, “cành hoa”, “nốt trầm xao xuyến” trong đoạn thơ: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến. A. Là những gì tươi đẹp, có ích cho cuộc đời. B. Là những gì bình dị, nhỏ bé, nhưng có ích cho cuộc đời. C. Là những cống hiến lớn lao cho cuộc đời. D. Là sự hi sinh thầm lặng cho cuộc đời. Câu 6. Điều tâm niệm của nhà thơ được thể hiện rõ nét qua khổ thơ ở câu 5 là gì?
  9. A. Khát vọng được sống và được hưởng một cuộc sống tươi đẹp. B. Niềm khao khát được thực hiện những gì thật lớn lao cho đất nước. C. Khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống, cống hiến phần tốt đẹp dù là nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước. D. Khát vọng được sống. Câu 7: Phép tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Một mùa xuân nho nhỏ” A. Nhân hóa B. Ẩn dụ C. Hoán dụ. D. Nhân hóa Câu 8: Nhà thơ thể hiện tình cảm gì qua bài thơ trên? A. Tình yêu thiên nhiên B. Tình yêu đất nước. C. Tình yêu cuộc sống và khát vọng cống hiến cho đời. D. Cả ba ý trên. II. Tự luận (8 điểm) Câu 1 (4 điểm): Cho câu thơ: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” (Viếng lăng Bác – Viễn Phương) a. Hãy chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo. b. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? c. Tại sao ở nhan đề tác giả dùng từ “viếng”, ở câu đầu lại dùng từ “thăm”? d. Hình ảnh đầu tiên tác giả cảm nhận được khi ra thăm lăng Bác là hình ảnh nào? Phân tích giá trị nghệ thuật của việc sử dụng hình ảnh ấy? Câu 2 (4 điểm): Viết một đoạn văn theo phương thức tổng – phân – hợp (10 – 15 câu) phân tích cảm nhận tinh tế của nhà thơ về giây phút “thu đã về” trong khổ thơ thứ nhất bài thơ “Sang thu” (Hữu Thỉnh), trong đoạn văn có sử dụng phép nối và thành phần tình thái.
  10. UBND huyện GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Trường THCS Đông Dư Môn : Ngữ văn Lớp 9 Thời gian kiểm tra: tiết 3 thứ 2 ngày 25/ 2/ 2019 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ CHẴN I. Trắc nghiệm (2 điểm) Dựa vào bài thơ “Nói với con” của Y Phương (Ngữ văn 9, tập 2) để trả lời câu hỏi. Ghi ra giấy chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A. Năm chữ B. Lục bát C. Tự do D. Song thất lục bát Câu 2: Dòng nào nói đúng nhất mạch cảm xúc của bài thơ? A. Từ cảm xúc về vẻ đẹp của quê hương đến tình cảm của gia đình. B. Từ tình cảm với gia đình mở rộng ra là tình cảm với quê hương, từ kỉ niệm nâng lên thành lẽ sống. C. Từ tình cảm gia đình mở rộng ra là tình cảm với đất nước. D. Từ hiện tại nhớ về quá khứ. Câu 3: Ý nào nêu đúng nhất giọng điệu bài thơ trên? A. Hào hùng, mạnh mẽ. B. Trầm tĩnh, răn dạy. C. Tâm tình, tha thiết. D. Thành kính, biết ơn. Câu 4: Tác giả sử dụng phép tu từ nào là chính trong đoạn thơ sau: Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười. A. So sánh B. Điệp ngữ C. Hoán dụ D. Ẩn dụ Câu 5. Dòng nào sau đây nói đúng về các động từ “đan”, “cài”, “ken” trong bài thơ? A. Diễn tả các động tác. B. Miêu tả cụ thể sự tài hoa, khéo léo của “người đồng mình”. C. Vừa diễn tả các động tác, miêu tả cụ thể sự tài hoa, khéo léo của “người đồng mình” vừa nói lên tình cảm gắn bó, quấn quýt của họ. D. Diễn tả một nét văn hóa độc đáo. Câu 6. Dòng nào sau đây nêu đúng nhất những đức tính tốt đẹp của “người đồng mình”? A. Cần cù, chịu khó, anh dũng, bất khuất. B. Hồn nhiên, mộc mạc, nghĩa tình, giàu chí khí.
  11. C. Bền bỉ, nhẫn nại, chịu đựng, hi sinh. D. Anh dũng mà khiêm nhường. Câu 7: Phép tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Sống như sông như suối” A. Nhân hóa B. So sánh C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 8: Nhà thơ thể hiện tình cảm gì qua bài thơ trên? A. Tình cảm gia đình quấn quýt. B. Tình yêu quê hương sâu nặng. C. Niềm tự hào về sức sống bền bỉ, mạnh mẽ của quê hương. D. Cả ba ý trên. II. Tự luận (8 điểm) Câu 1 (4 điểm): Cho câu thơ: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng” (Viếng lăng Bác – Viễn Phương) a. Hãy chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ thứ 2 bài thơ “Viếng lăng Bác”. b. Giới thiệu ngắn gọn hiểu biết về tác giả của bài thơ? c. Phân tích ý nghĩa của hình ảnh “mặt trời” trong hai câu thơ đầu của đoạn hai? d. Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, có một bài thơ cũng có cách sử dụng hình ảnh “mặt trời” tương tự như đoạn thơ trên. Hãy chép chính xác hai câu thơ liền nhau ấy. Ghi rõ tên bài thơ và tác giả. Câu 2 (4 điểm): Viết một đoạn văn theo phương thức tổng – phân – hợp (10 – 15 câu) phân tích khổ thơ cuối bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh để làm rõ những suy ngẫm về con người và đất nước của ông , trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và phép lặp. BGH duyệt TTCM Người ra đề
  12. UBND huyện GIA LÂM ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA Trường THCS Đông Dư Môn : Ngữ văn Lớp 9 Thời gian kiểm tra: tiết 3thứ 2 ngày 25/ 3/ 2019 Thời gian làm bài: 45 phút Đề lẻ Trắc 1 2 3 4 5 6 7 8 0,25đ nghiệm A B C B B C B D /đáp án 2 điểm đúng Tự Nội dung luận Câu 1 a) Chép chính xác 3 câu thơ (Mỗi lỗi sai trừ 0,25đ ) 1,0đ 4 điểm b) Hoàn cảnh sáng tác: - 4/1976, lăng Bác vừa mới khánh thành. 0,5đ - T/g cùng đồng bào miền Nam c) Nói giảm nói tránh: 0,25đ - "Viếng ":Thăm người đã mất. 0,25đ - "Thăm": Trò chuyện với người còn sống. 0,25đ Tác dụng: - Giảm nỗi đau thương mất mát khi Bác đã ra đi 0,25đ - Ngụ ý Bác còn sống mãi cùng non song đất nước. 0,25đ d) Hình ảnh hàng tre 0,25đ - Hình ảnh thực : Hàng tre bên lăng Bác, trong sương sớm. 0,25đ - Hình ảnh ẩn dụ: 0,25đ + Biểu tượng của dân tộc Việt Nam, tâm hồn thanh cao 0,25đ + Sức sống bền bỉ, kiên cường 0,25đ Câu 2 Hình thức 4 điểm + Đủ 10-15 câu, đúng mô hình đoạn tổng-phân-hơp, trình bày sạch 0,5đ sẽ. Yêu cầu phụ: 0, 25đ + Thành phần tình thái 0, 25đ + Phép nối. 3,0 đ Nội dung: Tùy theo mức độ bài làm, đảm bảo đủ các ý sau: + Tín hiệu của mùa thu đã về (sự chuyển mùa cuối hạ đầu thu) ở không gian gần và hẹp: gió se, sương và hương ổi. + Cách sử dụng từ ngữ độc đáo: hương ổi, phả, sương chùng chình, + Cảm xúc của tác giả thể hiện qua các giác quan và qua việc sử dụng từ ngữ “bỗng”, “hình như”. Cụ thể: - Diễn xuôi ý thơ: 1đ - Cảm thụ được nội dung và nghệ thuật nhưng chưa thật sâu sắc: 2đ - Cảm thụ sâu sắc, bình hay: 3đ Khi có sự chênh lệch giữa hai mức điểm trên thì để điểm giữa hai mức ấy.
  13. UBND huyện GIA LÂM ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA Trường THCS Đông Dư Môn : Ngữ văn Lớp 9 Thời gian kiểm tra: tiết 1thứ 6 ngày 2/ 3/ 2018 Thời gian làm bài: 45 phút Đề chẵn Trắc 1 2 3 4 5 6 7 8 0,25đ/ nghiệm C B C B C B B D 1 đáp 2 đ án Tự luận Nội dung Câu 1 a) Chép chính xác 3 câu thơ (Mỗi lỗi sai trừ 0,25đ ) 1,0đ 4điểm b) Giới thiệu tác giả: - Tên thật, năm sinh, năm mất, quê quán, sự nghiệp văn 0,5đ chương, c) Ý nghĩa hình ảnh “mặt trời”: - "mặt trời" câu 1: hình ảnh thực 0,25đ - "mặt trời" câu 2: hình ảnh ẩn dụ chỉ Bác Hồ 0,5đ + Ca ngợi công lao vĩ đại của Bác 0,25đ + Lòng biết ơn,tôn kính Bác. 0,25đ + Bất tử hóa hình ảnh Bác 0,25đ d) Chép thơ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi 0,5đ Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng (Mỗi lỗi sai trừ 0,25đ) - Tác phẩm “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”- 0,5đ Nguyễn Khoa Điềm Câu 2 Hình thức 4 điểm + Đủ 10-15 câu, đúng mô hình đoạn tổng-phân-hợp, trình bày 0,5đ sạch sẽ. Yêu cầu phụ: 0, 25đ + Lời dẫn trực tiếp 0, 25đ + Phép lặp. Nội dung: Tùy theo mức độ bài làm, đảm bảo đủ các ý sau: 3,0 đ + Hạ đã nhạt dần, thu lại đậm nét. + Tính triết lí, suy ngẫm về con người và đất nước qua hình ảnh ẩn dụ cuối bài thơ + Cảm thụ cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh. Cụ thể: - Diễn xuôi ý thơ: 1đ - Cảm thụ được nội dung và nghệ thuật nhưng chưa thật sâu sắc: 2đ - Cảm thụ sâu sắc, bình hay: 3đ Khi có sự chênh lệch giữa hai mức điểm trên thì để điểm giữa hai mức ấy.
  14. UBND huyện GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA – BÀI LÀM Ở NHÀ Trường THCS Đông Dư Môn : Ngữ văn Lớp 9 Thời gian kiểm tra: tháng 2 năm 2019 1. Đề bài: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. 2. Yêu cầu: Bài viết phải đảm bảo các ý sau: - Chiến tranh đã mang đến biết bao đau thương, mất mát, éo le cho bao nhiêu con người, gia đình trên đất nước VN, trong đó có gia đình ông Sáu: + CT khiến cho cha con ông phải xa cách 8 năm trời. + Vết thẹo làm biến dạng khuôn mặt ông Sáu khiến bé Thu không nhận ra cha. + người cha chưa kịp trao cho đứa con gái bé bỏng kỉ vật của mình thì chiến tranh đã cướp đi sinh mạng của ông. - Tình cảm gia đình phải hi sinh vì đất nước + Bé Thu phải chịu thiệt thòi, thiếu tình cha, chỉ còn kỉ niệm về người cha. + Vợ chồng phải xa cách vì chiến tranh, đó cũng là sự hi sinh rất lớn (chị Sáu vừa phải lo việc nhà vừa phải nhận trách nhiệm của người cha, làm mẹ, nuôi con khôn lớn) + Đó là sự hi sinh lặng lẽ, âm thầm & vô cùng ý nghĩa. Nhờ những sự hi sinh như thế mà cuộc kháng chiến thành công. Sự hi sinh của thế hệ đi trước để làm nên độc lập, thống nhất, hòa bình là vô giá. - Tình cảm gia đình giúp cho mỗi người vượt qua mọi gian khó, thử thách tưởng như không thể vượt qua. + Tình cảm gia đình máu mủ, ruột thịt là tình cảm bền vững nhất, là điểm tựa, là nguồn động viên cho mọi người vượt qua khó khăn, gian khổ. + Trong hoàn cảnh chiến tranh, tình cảm gia đình càng trở nên sâu nặng, tha thiết, cháy bỏng và càng thêm cao đẹp. + Chiến tranh dù khốc liệt đến đâu cũng không thể dập tắt được tình cảm gia đình, tình cha con sâu nặng, thiêng liêng. Đó là lời lí giải hùng hồn cho những thắng lợi của dân tộc ta trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. 3. Biểu điểm - Điểm 10: Bài văn có bố cục rõ ràng, hợp lí. Cảm thụ sâu sắc giá trị nội dung và nghệ thuật cuả bài. Diễn đạt trôi chảy, hấp dẫn. - Điểm 8-9: Bài viết đảm bảo các yêu cầu trên. Diễn đạt trôi chảy, có thể mắc một đến 2 lỗi văn bản nhưng không làm sai nội dung. - Điểm 6-7: Bài có bố cục rõ ràng, trình bày có thể còn lúng túng. Có thể mắc các lỗi nhưng không quá 5 lỗi. - Điểm 4-5: Bài làm đạt dưới ½ yêu cầu trên. Bài viết cũn sơ sài. Mắc nhiều lỗi văn bản. - Điểm 2-3: Lời văn vụng về. Bố cục chưa rừ, thiếu ý dẫn đến nội dung sơ sài, mắc nhiều lỗi. - Điểm 0-1: Lạc đề hoặc không làm được gì. Tùy theo bài làm của học sinh mà cho điểm gữa các thang điểm trên. BGH duyệt TTCM Người ra đề và đáp án
  15. UBND huyện GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA 2 TIẾT Trường THCS Đông Dư Môn : Ngữ văn Lớp 9 Thời gian kiểm tra: tiết 1,2 thứ 2, ngày 4/ 3 / 2019 Thời gian làm bài: 90 phút 1. Đề bài: Đề 1: Cảm nhận về bài thơ "Viếng lăng Bác" của nhà thơ Viễn Phương. Đề 2: Cảm nhận về bài thơ “Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh. 1. Yêu cầu: Bài viết phải đảm bảo các ý sau: Đề 1: Khổ thơ 1: - ND: Cảm xúc của nhà thơ khi được đứng trước lăng Bác - NT: Nói giảm, nói tránh; cách xưng hô; hình ảnh tả thực và ẩn dụ “hàng tre”; câu cảm thán Khổ thơ 2 - ND:Lòng tôn kính, biết ơn của nhà thơ -NT: Hình ảnh tả thực và ẩn dụ “mặt trời”; hình ảnh ẩn dụ “tràng hoa”, hoán dụ “79 mùa xuân”; điệp ngữ “ngày ngày”; giọng và nhịp thơ Khổ thơ 3 - ND: Niềm rung động sâu sắc khi lần đầu tiên đến bên Bác. - NT: “Trời xanh” cũng là hình ảnh ẩn dụ, là biểu tượng bất diệt của Bác Hồ - Người đó ra đi nhưng lý tưởng sự nghiệp của Người vẫn còn mói. - Cụm từ “vẫn biết > Viễn Phương thể hiện tình cảm kính yêu vô hạn với Bác. Đề 2: 1. Khổ 1 - Cảm nhận của con người trước sự biến chuyển của đất trời: đột ngột bất ngờ. - Tâm trạng ngỡ ngàng cảm xúc bâng khuâng. - NT: Cách sử dụng từ: phả, bỗng, hình như; nhân hóa, ẩn dụ, 2. Khổ 2 -Sự thay đổi của đất trời (có cái chậm, có cái nhanh) nhẹ nhàng nhưng rõ rệt. - NT: Đối, nhân hóa, từ ngữ ở thời điểm mới chớm, 3. Khổ 3
  16. - Dấu hiệu mùa hạ giảm dần - Ý nghĩa triết lý - NT: Ẩn dụ, nhân hóa, cách sử dụng từ ngữ đong đo tính đếm (bao nhiêu, vơi, bớt, ) 3. Biểu điểm - Điểm 10: Bài văn có bố cục rõ ràng, hợp lí. Cảm thụ sâu sắc giá trị nội dung và nghệ thuật cuả bài. Diễn đạt trôi chảy, hấp dẫn. - Điểm 8-9: Bài viết đảm bảo các yêu cầu trên. Diễn đạt trôi chảy, có thể mắc một đến 2 lỗi văn bản nhưng không làm sai nội dung. - Điểm 6-7: Bài có bố cục rõ ràng, trình bày có thể còn lúng túng. Có thể mắc các lỗi nhưng không quá 5 lỗi. - Điểm 4-5: Bài làm đạt dưới ½ yêu cầu trên. Bài viết cũn sơ sài. Mắc nhiều lỗi văn bản. - Điểm 2-3: Lời văn vụng về. Bố cục chưa rừ, thiếu ý dẫn đến nội dung sơ sài, mắc nhiều lỗi. - Điểm 0-1: Lạc đề hoặc không làm được gì. Tùy theo bài làm của học sinh mà cho điểm gữa các thang điểm trên. BGH duyệt TTCM Người ra đề và đáp án
  17. UBND huyện GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Trường THCS Đông Dư Môn : Ngữ văn Lớp 9 Thời gian kiểm tra: tiết thứ , ngày / / 2019 Thời gian làm bài: 45 phút Ma trận đề Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận Vận Cộng dụng dụng cao TN TL TN TL Văn bản: Tác giả, Xác Cảm Viết “Những tác định nhận đoạn văn ngôi sao phẩm, kiến về tổng- xa xôi”” năm thức ngôi phân-hợp sáng tác, tiếng kẻ, khoảng nội Việt cách 10-12 dung, xưng câu, phân nghệ hô, tích nhân thuật liên hệ vật. nhân vật các tác chính, phẩm ngôi kể, cùng đề tài Số câu 8 1 2 1 12 Số điểm 2đ 1đ 2đ 5đ 10đ Tỉ lệ % 20% 10% 20% 50% 100% Tổng 8 1 2 1 12 2đ 1đ 2đ 5đ 10đ 20% 10% 20% 50% 100%
  18. UBND huyện GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Trường THCS Đông Dư Môn : Ngữ văn Lớp 9 Thời gian kiểm tra: tiết thứ , ngày / / 2019 Thời gian làm bài: 45 phút Tiết theo PPCT: 161 Đề lẻ I. Trắc nghiệm (2 điểm): Dựa vào hiểu biết của em về truyện “Những ngôi sao xa xôi”, hãy ghi lại chữ cái trước câu trả lời đúng nhất 1. Tác giả của truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” là ai? A. Lê Minh Khuê B. Nguyễn Minh Châu C. Nguyễn Quang Sáng D. Kim Lân 2. Truyện ngắn được sáng tác vào năm nào? A. 1969 B. 1971 C. 1958 D. 1970 3. Ai là người kể chuyện trong văn bản trên? A. Nho B. Phương Định C. Thao D. Tác giả 4. Nhiệm vụ của những nữ thanh niên xung phong trong truyện là gì? A. Quan sát địch ném bom, đếm bom chưa nổ, nếu cần thì phá bom. B. Đo khối lượng đất đá cần san lấp. C. Đếm bom chưa nổ, nếu cần thì phá bom. D. Cả A và B. 5. Nghệ thuật được sử dụng đặc biệt thành công trong truyện là gì? A. Miêu tả tâm lí nhân vật. B. Cách kể tự nhiên. C. Ngôn ngữ sinh động. D. Câu trần thuật ngắn 6. Trong ba nữ thanh niên xung phong trong truyện, ai có tới “3 quyển sổ dày, chép bài hát”? A. Phương Định B. Nho C. Thao 7. Truyện sử dụng nhiều câu trần thuật ngắn, đúng hay sai?
  19. A. Đúng B. Sai 8. Dòng nào nói đúng nhất số lần phá bom trong một ngày của những nữ thanh niên xung phong? A. Bốn lần, ngày nào ít là ba lần. B. Năm lần, ngày nào ít là ba lần. C. Sáu lần, ngày nào ít là ba lần. D. Bẩy lần, ngày nào ít là ba lần. II. Tự luận (8 điểm) Câu 1 (3 điểm): Đọc kĩ đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau: Chúng tôi có ba người. Ba cô gái. Chúng tôi ở trong một hang dưới chân cao điểm. Con đường qua trước hang, kéo lên đồi, đi đến đâu đó, xa!. Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất. Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng. Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản. Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng loá lên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là "những con quỉ mắt đen" 1. Em hiểu “cao điểm” trong đoạn văn nghĩa là gì? Xác định câu văn có lời dẫn trực tiếp? 2. “Chúng tôi” ở đây là những ai? Tại sao Người kể chuyện xưng “ chúng tôi” nhưng ở phần sau truyện người kể lại xưng “ tôi”. Việc thay đổi cách xưng hô như vậy có ý nghĩa gì? 3. Kể tên một tác phẩm khác về người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9 và ghi rõ tên tác giả. Câu 2 (5 điểm): Dựa vào truyện “Những ngôi sao xa xôi”, viết một đoạn văn tổng- phân-hợp khoảng 10-12 câu phân tích vẻ đẹp chung của ba nữ thanh niên xung phong, trong đoạn có sử dụng câu nghi vấn và thành phần tình thái. BGH duyệt TTCM Người ra đề
  20. UBND huyện GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Trường THCS Đông Dư Môn : Ngữ văn Lớp 9 Thời gian kiểm tra: tiết thứ , ngày / / 2019 Thời gian làm bài: 45 phút Đề chẵn I. Trắc nghiệm (2 điểm): Dựa vào hiểu biết của em về truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”, hãy ghi lại chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. 1. Nhân vật chính trong truyện là ai? A. Phương Định B. Nho C. Thao D. Tác giả 2. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy ? A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ hai. C. Ngôi thứ ba. D. Cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. 3. Dòng nào nói đúng nhất nhiệm vụ của « tổ trinh sát mặt đường » ? A. Đo khối lượng đất lấp vào hố bom. B. Đếm bom chưa nổ. C. Đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. D. Phá bom. 4. Dòng nào không phải là nghệ thuật được tác giả sử dụng trong truyện ? A. Hình ảnh giàu biểu tượng. B. Miêu tả tâm lí nhân vật. C. Cách kể tự nhiên. D. Ngôn ngữ sinh động. 5. Truyện phản ánh cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược của dân tộc trong giai đoạn nào ? A. Thời kì chống Pháp. B. Thời kì chống Mỹ. C. Thời kì chiến tranh Biên giới 1979. D. Thời kì chống phát xít Nhật. 6. Trong ba nữ thanh niên xung phong, ai là người « mê hát » ? A. Thao B. Nho C. Phương Định
  21. 7. Đoạn văn sau sử dụng chủ yếu kiểu câu nào ? Lại một đợt bom. Khói vào hang. Tôi ho sặc sụa và tức ngực. Cao điểm bây giờ thật vắng. Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. Và tôi ngồi đây . A. Câu trần thuật đơn ngắn. B. Câu trần thuật đơn dài. C. Câu trần thuật ghép. D. Câu mở rộng thành phần. 8. Trong ba nữ thanh niên xung phong, ai đã từng bị thương ? A. Thao và Nho. B. Phương Định và Nho. C. Thao và Phương Định. II. Tự luận (8 điểm) : Câu 1 (3 điểm): Đọc kĩ đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau: Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ. Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình. Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!" 1. Xác định câu có lời dẫn trực tiếp và câu đặc biệt trong đoạn trích? 2. Nhân vật "tôi" trong đoạn văn là ai ? Việc lựa chọn ngôi kể này thì có tác dụng gì? 3. Ngay giữa mặt trận “Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát”. Tiếng hát không chỉ được cất lên trên mặt trận chiến đấu mà còn được cất lên trên mặt trận lao động. Hãy nêu tên tác giả và tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 9 có hình ảnh tiếng hát trong lao động ấy. Câu 2 (5 điểm): Dựa vào truyện “Những ngôi sao xa xôi”, viết một đoạn văn tổng –phân –hợp khoảng 10-12 câu phân tích diễn biến tâm lí Phương Định trong một lần phá bom, trong đoạn có sử dụng câu nghi vấn và thành phần tình thái. BGH duyệt TTCM Người ra đề
  22. UBND huyện GIA LÂM ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA Trường THCS Đông Dư Môn : Ngữ văn Lớp 9 Thời gian kiểm tra: tiết thứ , ngày / /2019 Thời gian làm bài: 45 phút Đề lẻ Câu Nội dung Điểm Trắc 1 2 3 4 5 6 7 8 2đ nghiệm A B B D A C A B (2điểm) Mỗi đáp án đúng được 0,25đ Câu 1 (3 điểm): a. Cao điểm: Chỗ cao hơn mặt đất như gò, đồi núi hoặc trên 0,5đ nóc công trình kiến trúc cao. - Những lúc đó, chúng tôi “những con quỷ mắt đen”. 0,5đ b. Chúng tôi: Nho, Thao, Phương Định. 0,5đ - Xưng “chúng tôi”: giới thiệu chung về tổ “trinh sát mặt 0,25đ đường”, trong đó có mình. - Xưng “tôi”: Khi cô tự nói về mình, kể chuyện mình và bộc lộ 0,25đ những suy nghĩ của bản thân. - Thay đổi xưng hô như vậy là phù hợp với nội dung của truyện, 0,5đ làm rõ điểm chung của các nhân vật cũng như điểm riêng của Tự luận từng nhân vật. (8 điểm) c. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” – Phạm Tiến Duật. 0,5đ Câu 2 (5điểm): Viết đoạn văn cần đảm bảo: - Hình thức 1 đ + Đủ số câu (khoảng 10-12 câu) + Theo mô hình đoạn tổng-phân-hợp + Trình bày sạch sẽ - Nội dung cần đảm bảo: 3 đ Phẩm chất: + Tinh thần trách nhiệm cao với nhiệm vụ. + Dũng cảm. + Tình đồng đội gắn bó. Tâm hồn: + Họ là những cô gái trẻ, dễ xúc cảm, hay mơ mộng. + Dễ vui và cũng dễ trầm tư + Thích làm đẹp cho cuộc sống của mình ngay ở trên chiến trường. . Nho thích thêu thùa. .Chị Thao chăm chép bài hát. . Phương Định thích ngắm mình trong gương, ngồi bó gối mơ mộng rồi hát. - Yêu cầu phụ: Mỗi ý đúng (0,5đ) 1đ
  23. UBND huyện GIA LÂM ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA Trường THCS Đông Dư Môn : Ngữ văn Lớp: 9 Thời gian kiểm tra: tiết 5 thứ 2, ngày 2/4/2018 Thời gian làm bài: 45 phút Đề 2 Câu Nội dung Điểm Trắc 1 2 3 4 5 6 7 8 2đ nghiệm A A C A B C A B (2điểm) Mỗi đáp án đúng được 0,25đ Câu 1 (3 điểm): a.- “Im ắng lạ”. 0,5đ - Còn mắt tôi “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”. 0,5đ b. Nhân vật tôi: Phương Định. 0,5đ - Ngôi kể thứ nhất. 0,25đ - Tác dụng: + Làm giọng kể có tính chất tự nhiên, thoải mái, trẻ trung phù 0,25đ hợp với đặc điểm của nhân vật. Dễ dàng điều chỉnh nhịp kể. + Làm tăng tính chất thuyết phục của tác phẩm (vì câu chuyện 0,25đ Tự luận được kể từ người trong cuộc), tạo điều kiện để miêu tả thế giới (8 điểm) nội tâm của họ một cách chân thực và sinh động + Tạo điểm nhìn phù hợp để miêu tả hiện thực cuộc chiến đấu ở 0,25đ một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. c. “Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận. 0,5 đ Câu 2 (5điểm): Viết đoạn văn cần đảm bảo: - Hình thức 1 đ + Đủ số câu (khoảng 10-12 câu) + Theo mô hình đoạn tổng-phân-hợp + Trình bày sạch sẽ - Nội dung cần đảm bảo: 3 đ + Trước lúc phá bom: thoáng e sợ nhưng sau đó lòng dung cảm lại được kích thích + Khi thực hiện thao tác phá bom: căng thẳng, mọi cảm giác trở nên sắc nhọn hơn + Khi chờ bom nổ: hồi hộp, căng thẳng, có nghĩ đến cái chết nhưng mờ nhạt, mà nghĩ thế nào cho hoàn thành nhiệm vụ, + Những cảm giác khi bom nổ và sự lo lắng cho đồng đội. - Yêu cầu phụ: Mỗi ý đúng (0,5đ) 1đ BGH duyệt TTCM Người ra đáp án
  24. UBND huyện GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Trường THCS Đông Dư Môn : Ngữ văn - Lớp 9 Thời gian kiểm tra: tiết thứ ngày / /2019 Thời gian làm bài: 45 phút Tiết theo PPCT: 163 Ma trận đề Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận Cộng TN TL TN TL dụng cao Chủ đề Xác Nhận biết Viết lại 1: định khởi ngữ câu có Khởi khởi khởi ngữ ngữ ngữ Số câu 1 1 1 3 Số điểm 0,25đ 0,5đ 2đ 2,75đ Tỉ lệ % 2,5% 5% 20% 27,5% Chủ đề Xác Xác định 2: Các định các thành thành các phần biệt phần thành lập biệt lập phần biệt lập Số câu 4 3 7 Số điểm 1đ 1,5đ 2,5đ Tỉ lệ % 10% 15% 25% Chủ đề Xác Viết đoạn 3: định văn diễn Các các dịch phép phép khoảng 7- liên kết liên kết 10 câu phân tích đoạn thơ Số câu 2 1 3 Số điểm 0,5đ 4đ 4,5đ Tỉ lệ % 5% 40% 45% Chủ đề Xác 4: Hàm định ý câu có hàm ý Số câu 1 1 Số điểm 0,25đ 0,25đ Tỉ lệ % 2,5% 2,5%
  25. Tổng 8 4 1 1 14 2đ 2đ 2đ 4đ 10đ 20% 20% 20% 40% 100%
  26. UBND huyện GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Trường THCS Đông Dư Môn : Ngữ văn – Lớp 9 Thời gian kiểm tra: tiết thứ ngày / /2019 Thời gian làm bài: 45 phút Tiết theo PPCT: 163 Đề lẻ I. Trắc nghiệm (2 điểm): Ghi lại chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. 1. Trong câu văn “Cười thì hàm răng lóa lên khuôn mặt nhem nhuốc.”, từ ngữ nào là khởi ngữ? A. Cười B. Hàm răng C. Khuôn mặt D. Nhem nhuốc 2. Nối nội dung cột A với nội dung cột B sao cho phù hợp: A B 1. Thành phần tình thái a. Được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận, ). 2. Thành phần cảm thán b. Được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. - Đáp án: 1- .; 2- 3. Từ gạch chân trong câu “Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.” là thành phần nào? A. Thành phần cảm thán B. Thành phần tình thái C. Thành phần phụ chú D. Thành phần gọi đáp 4. Câu văn nào không sử dụng thành phần cảm thán? A.Ồ, sao mà độ ấy vui thế! B. Chao ôi! C. Trời ơi, chỉ còn có năm phút! D. Ôi chao, sớm với muộn mà có ăn thua gì! 5. Thành phần tình thái không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự vật của câu, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai 6. Dòng nào không thuộc liên kết hình thức? A. Liên kết logic. B. Phép lặp từ ngữ. C. Phép thế. D. Phép nối.
  27. 7. Hai câu văn “Chị kéo tay tôi, sà xuống mô đất. Vâng, một mô đất nhỏ, hơi dài, phủ đầy thuốc bom màu xám.” sử dụng phép liên kết nào? A. Phép lặp từ ngữ. B. Phép thế. C. Phép nối. D. Phép liên tưởng 8. Câu văn nào chứa hàm ý? “- Báo cáo hết! – Người con trai vụt trở lại giọng vui vẻ. – Năm phút nữa là mười. Còn hai mươi phút thôi. Bác và cô vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đấy.” A. Báo cáo hết! B. Năm phút nữa là mười. C. Còn hai mươi phút thôi. D. Chè đã ngấm rồi đấy. II. Tự luận (8 điểm) : Câu 1 (2 điểm): Xác định và chỉ rõ thành phần khởi ngữ và thành phần biệt lập trong các câu văn sau: a. Thầy thì thầy không bênh vực những em lười học. b. Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ! c. Thuý Kiều, một người con gái xinh đẹp và tài hoa, đã bị xã hội phong kiến đồng tiền vùi dập suốt mời lăm năm. Câu 2 (2 điểm):Viết lại các câu sau sao cho các câu ấy có chứa thành phần khởi ngữ (Gạch chân thành phần khởi ngữ): a. Cô ấy viết Văn rất hay và làm Toán rất giỏi. b. Tôi cứ ăn cơm của tôi, tôi cứ ngủ giường của tôi. Câu 3 (4 điểm): Viết một đoạn văn diễn dịch (khoảng 7-10 câu) phân tích khổ thơ thứ 2 bài thơ “ Sang thu ” của nhà thơ Hữu Thỉnh, trong đoạn có sử dụng phép liên kết câu và thành phần cảm thán (gạch chân và ghi chú). BGH duyệt TTCM Người ra đề
  28. UBND huyện GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Trường THCS Đông Dư Môn : Ngữ văn – Lớp 9 Thời gian kiểm tra: tiết thứ ngày / /2019 Thời gian làm bài: 45 phút Tiết theo PPCT: 163 Đề chẵn I. Trắc nghiệm (2 điểm): Ghi lại chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. 1. Trong câu văn “Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.”, từ ngữ nào là khởi ngữ? A. Đối với B. Đối với chúng mình C. Thế là D. Sung sướng 2. Nối nội dung cột A với nội dung cột B sao cho phù hợp: A B 3. Thành phần gọi-đáp c. Được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. 4. Thành phần phụ chú d. Được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp. - Đáp án: 1- .; 2- 3. Từ gạch chân trong câu “Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được!” là thành phần nào? A. Thành phần cảm thán B. Thành phần tình thái C. Thành phần phụ chú D. Thành phần gọi đáp 4. Câu văn nào không sử dụng thành phần cảm thán? A.Ồ đâu phải qua đêm dài lạnh cóng. B. Ôi đâu phải qua đoạn đường lửa bỏng. C. Trời ơi ! D. Chao ôi, có thể là tất cả những thứ đó! 5. Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ “về”, “đối với” ,đúng hay sai? A. Đúng B. Sai 6. Dòng nào không thuộc liên kết hình thức? A. Liên kết chủ đề. B. Phép đồng nghĩa. C. Phép trái nghĩa. D. Phép liên tưởng. 7. Hai câu văn “Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom.” sử dụng phép liên kết nào? A. Phép lặp từ ngữ.
  29. B. Phép thế. C. Phép nối. D. Phép liên tưởng 8. Câu văn nào chứa hàm ý? - Cháu phải gọi “Ba chắt nước giùm con”, phải nói như vậy. Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên: - Cơm sôi rồi, nhão bây giờ! Anh Sáu vẫn ngồi im.” A. Cháu phải gọi “Ba chắt nước giùm con”, phải nói như vậy. B. Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên. C. Cơm sôi rồi nhão bây giờ! D. Anh Sáu vẫn ngồi im. II. Tự luận (8 điểm) : Câu 1 (2 điểm): Xác định và chỉ rõ thành phần khởi ngữ và thành phần biệt lập trong các câu văn sau: a. Tôi thì tôi không thích những ai không biết giữ lời hứa. b. Chắc chỉ có bạn Hoa mới giải được bài toán này thôi, cô ạ! b. Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính tình thuỳ mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Câu 2 (2 điểm): Viết lại các câu sau sao cho các câu ấy có chứa thành phần khởi ngữ (Gạch chân thành phần khởi ngữ): a. Cô ấy nói rất hay và cười rất duyên. b. Tôi cứ ở nhà tôi, tôi làm việc tôi. Câu 3 (4 điểm): Viết một đoạn văn diễn dịch (khoảng 7 -10 câu) phân tích cảm xúc của nhà thơ Thanh Hải trước mùa xuân đất nước qua khổ thơ thứ 3 bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, trong đoạn có sử dụng phép liên kết câu và thành phần cảm thán (gạch chân và ghi chú). BGH duyệt TTCM Người ra đề
  30. UBND huyện GIA LÂM ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KT TIẾNG VIỆT Trường THCS Đông Dư Môn : Ngữ văn 9 Thời gian kiểm tra: tiết thứ ngày / /2019 Thời gian làm bài: 45 phút Tiết theo PPCT: 163 Đề 1 Nội dung Điểm Trắc 1 2 3 4 5 6 7 8 2đ nghiệm A 1-b;2-a B B A A A D (2 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0,25 đ Câu 1 a. Thầy thì thầy không bênh vực những em lời học. 0,5 đ (2 điểm) (Khởi ngữ) b. Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ! 1đ (T/thái) ( gọi đáp) c. Thuý Kiều, một ngời con gái xinh đẹp và tài hoa, 0,5đ đã bị xã hội phong kiến đồng tiền vùi dập suốt mời lăm năm.(phụ chú) Câu 2 HS có nhiều cách khác nhau (2 điểm) a. Văn, cô ấy viết rất hay, Toán, cô ấy làm rất giỏi. 1 đ b.Cơm(2 củađ tôi, tôi cứ ăn, giường của tôi, tôi cứ ngủ. 1 đ Câu 3 Hình thức 1 đ (4 điểm) - Đúng mô hình đoạn diễn dịch - Đủ số câu - Trình bày sạch đẹp Nội dung -Tín hiệu thu sang ở tầng cao rộng : đám mây, dòng 2 đ sông, cánh chim. - Chú ý nghệ thuật : đối, sử dụng từ ngữ (được lúc, bắt đầu), từ láy, nhân hóa. - Làm nổi bật tâm hồn tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh. Tiếng Việt 1 đ
  31. UBND huyện GIA LÂM ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KT TIẾNG VIỆT Trường THCS Đông Dư Môn : Ngữ văn Lớp: 9 Thời gian kiểm tra: tiết thứ ngày / /2019 Thời gian làm bài: 45 phút Tiết theo PPCT: 163 Đề 2 Câu Nội dung Điểm Trắc 1 2 3 4 5 6 7 8 2đ nghiệm B 1-b;2-a B C A A C C (2 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0,25đ Câu 1 a. Tôi thì tôi không thích những ai không biết giữ 0,5 đ (2 đ) lời hứa. (Khởi ngữ) b. Chắc chỉ có bạn Hoa mới giải được bài toán này 1đ thôi, cô ạ! ( T/thái) ( gọi đáp) c.Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, 0,5đ tính tình thuỳ mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. (phụ chú) Câu 2 HS có nhiều cách khác nhau (2 đ) a. Nói, cô ấy nói rất hay, cười, cô ấy cười rất duyên. 1 đ b. Nhà tôi, tôi cứ ở, việc tôi, tôi cứ làm 1 đ Câu 3 Hình thức 1 đ (4 đ) - Đúng mô hình đoạn diễn dịch - Đủ số câu - Trình bày sạch đẹp Nội dung - Nội dung : làm nổi bật niềm tự hào, tin tưởng 2 đ vào tương lai của đất nước. - Nghệ thuật : Nhân hóa hình ảnh đất nước, cách nói so sánh, điệp ngữ. Tiếng Việt 1đ BGH duyệt TTCM Người ra đáp án
  32. UBND huyện GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – LỚP 9 Trường THCS Đông Dư Môn : Ngữ văn Thời gian kiểm tra: tiết thứ ngày / / 2019 Thời gian làm bài: 90 phút Tiết theo PPCT: 174,175 Câu 1 (4,5 điểm): Cho khổ thơ: Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. (Ngữ văn 9, tập 2) 1. Khổ thơ trên trích từ bài thơ nào? Do ai viết? 2. Trong hai câu thơ cuối đoạn thơ vừa chép, tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật này trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm? Cũng trong bài thơ có khổ thơ trên, các biện pháp nghệ thuật đó đã được sử dụng ở câu thơ nào khác? 3. Từ hai câu thơ cuối của bài thơ, kết hợp với những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 15 câu nêu suy nghĩ của mình về thái độ sống của tuổi trẻ khi gặp phải những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Câu 2 (5,5 điểm): Cho đoạn trích sau: "Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng." ( Lê Minh Khuê) 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Nêu ý nghĩa nhan đề của tác phẩm đó. 2. Đoạn trích diễn tả suy nghĩ của ai, trong hoàn cảnh nào? Những suy nghĩ của nhân vật giúp em hình dung gì về công việc mà người đó phải thực hiện? 3. Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng nhiều câu văn ngắn, câu đặc biệt. Điều đó có tác dụng gì trong việc biểu đạt nội dung của đoạn? Chỉ ra một câu đặc biệt trong đoạn đã cho ở trên. 4. Viết đoạn văn quy nạp 10-12 câu, phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật “tôi” trong một lần phá bom, trong đoạn có sử dụng phép thế và thành phần cảm thán (gạch chân phép thế và thành phần cảm thán). Chúc các em làm bài tốt!
  33. UBND huyện GIA LÂM ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KT HỌC KÌ II Trường THCS Đông Dư Môn : Ngữ văn Lớp: 9 Thời gian kiểm tra: tiết thứ ngày / /2019 Thời gian làm bài: 90 phút Tiết theo PPCT: 174,175 Câu Nội dung Điểm Câu 1 1. Khổ thơ trích từ bài thơ “Sang thu”. Do Hữu Thỉnh viết. 0,5 điểm (4 2. Trong hai câu thơ cuối đoạn thơ vừa chép, tác giả đã sử 0,5 điểm điểm) dụng các biện pháp nghệ thuật: Nhân hóa và ẩn dụ. - Tác dụng: Câu thơ mang nhiều tầng lớp nghĩa: + Nghĩa thực: Tiếng sấm khi sang thu không còn đủ sức lay 0,25 điểm động hàng cây đã bao mùa thay lá. + Nghĩa ẩn dụ: Con người đã từng trải, từng vượt qua 0,25 điểm những khó khăn thăng trầm của cuộc sống → vững vàng hơn, chín chắn, điềm tĩnh hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. - Câu thơ có sử dụng hình ảnh nhân hóa và ẩn dụ “Sương 0,5 điểm chùng chình qua ngõ”. 3. NLXH: Hình thức: - Đảm bảo đúng độ dài theo yêu cầu. 0,5 điểm - HS trình bày thành đoạn văn. - Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu. Nội dung: Đảm bảo các ý sau: - Khẳng định: trong cuộc đời ai cũng phải đối mặt với khó 1,5 điểm khăn, thử thách. - Một số người sẽ vấp ngã, bi quan, chán nản, buông xuôi đặc biệt là tuổi trẻ chưa từng trải, chưa có bản lĩnh vững vàng. - Vẫn có rất nhiều thanh niên có ý chí, nghị lực, đương đầu với khó khăn chiến thắng số phận (DC) - Họ luôn lạc quan, có niềm tin và hướng tới một tương lai tốt đẹp. Họ tự tạo dựng cuộc sống và góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp. - Liên hệ: nhận thức và hành động cho bản thân. Lưu ý: Khuyến khích học sinh có những suy nghĩ riêng, tuy nhiên phải trình bày hợp lí, thuyết phục. Phần liên hệ phải chân thành. Không cho điểm những đoạn văn có suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực. Nếu đoạn văn quá dài, hoặc
  34. quá ngắn hoặc viết thành nhiều đoạn thì trừ 0,5 điểm. Câu 2 1. Đoạn văn trích trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” 0,25 điểm (6 điểm) Ý nghĩa nhan đề: - Nghĩa tả thực: Ngôi sao trên mũ, ngôi sao trên quảng 0,25 điểm trường thành phố, - Nghĩa ẩn dụ: + Tâm hồn trong sáng của những cô gái thanh niên xung 0,25 điểm phong ở nơi trọng điểm ác liệt trên đường Trường Sơn. + Ánh sáng của những ngôi sao cũng mát lành, xanh dịu 0,25 điểm như trăng nhưng có vẻ giản dị và khiêm nhường hơn. Vậy nên, hình ảnh những ngôi sao xa xôi trong nhan đề cũng chính là biểu tượng cho giá trị cao quý: những cống hiến, hi sinh thầm lặng của những nữ thanh niên xung phong. Giá trị đó tỏa sáng âm thầm, lặng lẽ nhưng bền bỉ lâu dài, trường tồn cùng dân tộc. + Nhan đề thể hiện cảm hứng lãng mạn, mang nét đặc trưng của văn học thời kì này: ca ngợi chủ nghĩa anh hùng và 0,25 điểm phẩm chất cao cả của con người Việt Nam trong cuộc chiến tranh yêu nước. 2. - Đoạn trích diễn tả suy nghĩ của Phương Định. 0,25 điểm - Trong hoàn cảnh: Đào đất xung quanh quả bom để bỏ gói 0,25 điểm thuốc mìn xuống, chuẩn bị phá bom. - Những suy nghĩ của nhân vật giúp ta hình dung: Công 0,5 điểm việc mà người đó phải thực hiện là một công việc nguy hiểm, luôn phải mạo hiểm với cái chết, căng thẳng thần kinh, đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao, sự dũng cảm, bình tĩnh 3. - Tác dụng của việc sử dụng câu văn ngắn đối với biểu đạt nội dung đoạn trích: + Tạo ra nhịp nhanh, mạnh, gấp phù hợp với không khí 0,25 điểm căng thẳng, khẩn trương nơi chiến trường. + Thấy được tâm trạng hồi hộp, lo âu của Phương Định khi phải đối mặt với thần chết để thực hiện nhiệm vụ. 0,25 điểm - HS chỉ ra 1 câu đặc biệt. 0,25 điểm 4. Viết đoạn văn cần đảm bảo: - Hình thức 0,5 điểm + Đủ số câu (khoảng 10-12 câu) + Theo mô hình đoạn quy nạp
  35. + Trình bày sạch sẽ - Nội dung cần đảm bảo: 2 điểm + Trước lúc phá bom: thoáng e sợ nhưng sau đó lòng dung cảm lại được kích thích + Khi thực hiện thao tác phá bom: căng thẳng, mọi cảm giác trở nên sắc nhọn hơn + Khi chờ bom nổ: hồi hộp, căng thẳng, có nghĩ đến cái chết nhưng mờ nhạt, mà nghĩ thế nào cho hoàn thành nhiệm vụ, + Những cảm giác khi bom nổ và sự lo lắng cho đồng đội. -> Ý thức trách nhiệm với công việc, tiêu biểu cho những nữ anh hùng phá bom Trường Sơn. 0,5 điểm - Yêu cầu phụ: Phép thế và thành phần cảm thán. Lưu ý: - Đúng ý, diễn đạt tốt song ý chưa thật sâu – 1,5điểm - Sa vào kể chi tiết truyện, còn mắc một vài lỗi diễn đạt – 1,0 điểm - Ý sơ sài, nhiều lỗi diễn đạt – 0,5 điểm - Sai lạc nội dung, diễn đạt kém – 0,25 điểm