Đề kiểm tra học kì I môn Vật lý lớp 9 tiết 35

docx 10 trang thienle22 5550
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Vật lý lớp 9 tiết 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_ly_lop_9_tiet_35.docx
  • docxDÁP ÁN DE KIEM TRA HK1 LÝ 9.docx
  • docxMA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HK1 LÝ 9.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Vật lý lớp 9 tiết 35

  1. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ MÔN VẬT LÝ – LỚP 9 TIẾT 35 Thời gian: 45 phút Đề lẻ Năm học: 2019 – 2020 Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1: La bàn là dụng cụ để xác định: A. Phương hướng. B. Nhiệt độ. C. Độ cao D. Hướng gió thổi. Câu 2: Động cơ điện là loại động cơ: A. Biến điện năng thành nhiệt năng. B. Biến điện năng thành nhiệt năng. C. Biến điện năng thành cơ năng. D. Biến điện năng thành điện năng. Câu 3: Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thì: A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi. B. Cường độ dòng điện có lúc tăng, có lúc giảm. C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm. D. Cường độ dòng điện tăng tỉ lệ thuận với hiệu điện thế. Câu 4: Từ trường không tồn tại ở đâu ? A. Xung quanh nam châm. B. Xung quanh dòng điện. C. Xung quanh điện tích đứng yên. D. Xung quanh Trái Đất. Câu 5: Đơn vị nào dưới đây không phải là đơn vị của điện năng? A. Jun (J) B. Kilôoat giờ (kW.h) C. Niutơn (N) D. Số đếm của công tơ điện Câu 6: Đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp có điện trở tương đương là: R1.R2 R1 R2 1 1 A. R1 + R2 B. C. D. + R1 R2 R1.R2 R1 R2 Câu 7: Đoạn mạch gồm hai điện trở R 1 =15 và R2= 10 mắc song song, điện trở tương đương là: A.R = 12 B. R = 6 C.R = 8 D. R = 10 Câu 8: Cách làm nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng? A. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn. B. Nối hai cực của nam châm với hai đầu cuộn dây dẫn. C. Đưa một cực của acquy từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín. D. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín. Câu 9: Dụng cụ nào dưới đây không có nam châm vĩnh cửu ? A. La bàn B. Rơle điện từ C. Đinamô xe đạp D. Loa điện.
  2. Câu 10: Thả hai nam châm nhỏ hình trụ giống nhau vào một ống nghiệm, thấy chúng "lơ lửng". Hãy chọn câu giải thích đúng. A. Do lực đẩy Ác-si-mét của không khí. B. Tất cả sai. C. Hai cực của nam châm đối diện nhau cùng tên nên đẩy nhau. D. Hai cực của nam châm đối diện nhau khác tên nên đẩy nhau. Câu 11: Khi chạm mũi dao bằng thép vào đầu nam châm một thời gian thì sau đó mũi giao hút được các vụn sắt. Câu giải thích nào sau đây đúng. A. Do mũi dao bị nhiễm từ. B. Do mũi dao bị ma sát mạnh C. Do mũi dao không duy trì được từ tính. D. Do mũi dao bị nóng lên. Câu 12: Hình vẽ nào (a, b, c hay d) môt tả cạnh AB. Câu 13: Quan sát thí nghiệm như hình vẽ, hãy cho biết cực Nam của kim nam châm sẽ như thế nào khi đóng khóa K ? A. Đứng yên so với đầu B. B. Bị hút về phía đầu B. C. Bị đẩy ra xa đầu B. D. Vuông góc với phương AB. Câu 14: Đặt một kim nam châm gần một dây dẫn có dòng diện chạy qua, kim nam châm bị quay đi một góc nào đó là do dòng điện đã tác dụng lên kim nam châm:
  3. A. Lực hấp dẫn. B. Lực ma sát. C. Lực điện từ. D. Trọng lực. Câu 15: Người ta dùng dụng cụ nào để nhận biết từ trường: A. Dùng Ampe kế. B.Dùng Vôn kế. C. Dùng kim nam châm có trục quay. D. Dùng Áp kế. Câu 16: Muốn cho một cái đinh thép trở thành một nam châm, ta làm như sau: A. Để đinh gần một cực của nam châm 1 thời gian. B. Hơ đinh trên lửa. C. Dùng len cọ xát mạnh nhiều lần vào đinh. D. Lấy búa đập mạnh vào đầu đinh. Câu 17: Theo quy tắc bàn tay trái để tìm chiều của lực điện từ tác dụng lên một dòng điện thẳng đặt trong từ trường thì ngón tay giữa hướng theo: A. Chiều của đường sức từ. B. Chiều của lực điện từ. C. Chiều của dòng điện. D. Không hướng theo hướng nào trong ba hướng trên. Câu 18: Từ trường tác dụng lực lên vật nào sau dây đặt trong nó: A. Quả cầu bằng niken. B. Quả cầu bằng đồng. C. Quả cầu bằng gỗ. D. Quả cầu bằng kẽm. Câu 19: Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước nào dưới đây? A. Có chiều đi từ cực Nam tới cực Bắc bên ngoài thanh nam châm. B. Có độ mau thưa tùy ý. C. Bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm. D. Có chiều đi từ cực Bắc tới cực Nam bên ngoài thanh nam châm. Câu 20: Dùng quy tắc nào dưới đây để xác định chiều của lực điện từ? A. Quy tắc nắm tay phải. B. Quy tắc nắm tay trái. C. Quy tắc bàn tay trái. D. Quy tắc bàn tay phải. Câu 21: Khi dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua được đặt song song với các đường sức từ thì lực điện từ có hướng như thế nào? A. Không có lực điện từ. B. Cùng hướng với đường sức từ. C. Vuông góc với cả dây dẫn và đường sức từ. D. Cùng hướng với dòng điện. Câu 22: Trong một nam châm điện, lõi của nam châm có thể dùng là: A. Sắt non. B. Thép. C. Nhôm. D. Đồng. Câu 23: Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở dây. A. Điện tích. B. Điện lượng. C. Hiệu điện thế. D. Cường độ. Câu 24: Công thức biểu thị định luật Ôm là: A. R = I/U B. I = R/U C. I = U/R D. R = U.I Câu 25: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,6A. Nếu cường độ dòng điện chạy qua nó là 1A thì hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là:
  4. A. 12V. B. 9V. C. 20V. D. 18V. Câu 26: Một mạch điện gồm R 1 nối tiếp R2. Điện trở R1 = 4Ω, R2 = 6Ω. Hiệu điện thế hai đầu mạch là U = 12V. Hiệu điện thế hai đầu R2 là: A. 4V B. 4,8V C. 7,2V D. 13V Câu 27: Một mạch điện gồm 3 điện trở R1 = 2Ω, R2 = 5Ω, R3 = 3Ω, mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện chạy trong mạch là 1,2A. Hệu điện thế đầu mạch U là: A. 10V B. 12V C. 15V D. 13V Câu 28: Hai điện trở R1 = 3Ω, R2 = 2Ω mắc nối tiếp; cường độ dòng điện qua mạch là 0,12A. Nếu mắc song song hai điện trở trên vào mạch thì cường độ dòng điện là: A. 1,2A B. 1A C. 0,5A D. 1,8A Câu 29: Cho hai điện trở R1 và R2, biết R2 = 3R1 và R1 = 15Ω. Khi mắc hai điện trở này nối tiếp vào hai điểm có hiệu điện thế 120V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ là: A. 2A B. 2,5A C. 4A D. 0,4A Câu 30: Cường độ dòng điện chạy qua một bóng đèn là 1,2A khi mắc nó vào hiệu điện thế 12V. Muốn cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng thêm 0,3A thì hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tăng hoặc giảm bao nhiêu? A. Tăng 5V. B. Tăng 3V. C. Giảm 3V. D. Giảm 2V. Câu 31: Một dây dẫn có điện trở 50Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 300mA. Hiệu điện thế lớn nhất đặt giữa hai đầu dây dẫn là: A. 1500V. B. 15V. C. 60V. D. 6V. Câu 32: Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống. của dây dẫn càng nhỏ thì dây dẫn đó dẫn điện càng tốt. A. Điện trở. B. Chiều dài. C. Cường độ. D. Hiệu điện thế. Câu 33: Muốn đo cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn cần các dụng cụ gì và mắc dụng cụ đó với vật cần đo là: A. Điện kế mắc song song với vật cần đo. B. Vôn kế mắc nối tiếp với vật cần đo. C. Ampe kế mắc nối tiếp với vật cần đo. D. Ampe kế mắc song song với vật cần đo. Câu 34: Trên hình 1 là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vàhiệu điện thế đối với 1 dây dẫn khác nhau. Dựa vào đồ thị cho biết điện trở R1, R2, R3 có giá trị là: A. R1 = 20Ω, R2 = 120Ω, R3 = 60Ω B. R1 = 12Ω, R2 = 8,3Ω, R3 = 4,16Ω C. R1 = 60Ω, R2 = 120Ω, R3 = 240Ω D. R1 = 30Ω, R2 = 120Ω, R3 = 60Ω
  5. Câu 35: Điện trở của bếp điện làm bằng nikêlin R = 48,5Ω. Bếp được sử dụng ở hiệu điện thế U = 220V. Công suất tiêu thụ của bếp điện gần đúng nhất là: A. 99,79W B. 9,979W C. 997,9W D. 0,9979W Câu 36: Một bàn là được sử dụng với đúng hiệu điện thế định mức, trong 15 phút thì tiêu thụ một lượng điện năng 720KJ. Công suất của bàn là là bao nhiêu? A. P = 800W B. P = 800kW C. P = 800J D. P = 800N Câu 37: Định luật Jun-Lenxơ cho biết điện năng biến đổi thành: A. Cơ năng B. Hóa năng C. Năng lượng ánh sáng D. Nhiệt năng Câu 38: Công thức nào sau đây biểu diễn sự phụ thuộc của điện trở của dây dẫn vào chiều dài dây (l), tiết diện dây dẫn (S), điện trở suất của vật liệu làm dây (ρ) là đúng? A. R = ρ. S/l B. R = ρ. l/S C. R = S. ρ2/l D. R = ρ. S2/l Câu 39: Một dây dẫn bằng Nikenli dài 20m, tiết diện 0,05mm2. Điện trở suất của Nikenli 0,4.10-6 Ω m. Điện trở của dây dẫn là: A. 40 Ω B. 80 Ω C. 160 Ω D. 180 Ω Câu 40: Một dòng điện có cường độ I = 0,002A chạy qua điện trở R = 3000Ω trong thời gian 600 giây. Nhiệt lượng tỏa ra (Q) là: A. Q = 7,2J B. Q = 60J C. Q = 120J D. Q = 3600J
  6. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ MÔN VẬT LÝ – LỚP 9 TIẾT 35 Thời gian: 45 phút Đề chẵn Năm học: 2019 – 2020 Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1: Câu phát biểu nào sau đây là đúng? Đối với mạch điện gồm các điện trở mắc song song thì: A. Cường độ dòng điện qua các điện trở là như nhau. B. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở bằng nhau. C. Hiệu điện thế hai đầu mạch bằng tổng hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở. D. Điện trở tương đương của mạch bằng tổng các điện trở thành phần. Câu 2: Hai dây dẫn bằng đồng có cùng chiều dài, một dây có tiết diện S 1 và điện trở 4Ω, dây kia có tiết diện S2 và điện trở 12Ω. Tỉ số S1/S2 bằng A. 1/2 B. 2 C. 1/3 D. 3 Câu 3: Khi đặt hiệu điện thế 6V vào hai đầu một cuộn dây thì dòng điện qua nó có cường độ là 0,3A. Biết rằng dây dẫn loại này nếu dài 4m thì có điện trở là 2Ω. Vậy chiều dài của dây dẫn dùng để cuốn cuộn dây này là bao nhiêu? A. 20m B. 30m C. 40m D. 50m Câu 4: Một đoạn mạch có điện trở R được mắc vào hiệu điện thế U thì dòng điện chạy qua nó có cường độ I và công suất điên của nó là P. Điện năng mà đoạn mạch này tiêu thụ trong thời gian t là: A. A = R.I.t B. A = (P.t)/R C. A = U.I.t D. A = P2/R Câu 5: Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở R 1 = 3Ω và R2 = 12Ω mắc song song là: A. 36Ω B. 15Ω C. 4Ω D. 2,4Ω Câu 6: Trên một bóng đèn có ghi 6V – 3W. Cường độ dòng điện qua bóng khi nó sang bình thường là bao nhiêu? A. 0,5A B. 2A C. 18A D. 12A Câu 7: Khi nói về biến trở trong một mạch điện có hiệu điện thế không đổi, câu phát biểu nào sau đây là đúng: Trong một mạch điện có hiệu điện thế không đổi thì: A. Biến trở dùng để thay đổi chiều dòng điện. B. Biến trở dùng để thay đổi cường độ dòng điện. C. Biến trở được mắc song song với mạch điện. D. Biến trở dùng để thay đổi hiệu điện thế.
  7. Câu 8: Có bốn điện trở R1 = 15Ω; R2 = 25Ω; R3 = 20Ω; R4 = 30Ω. Mắc bốn điện trở này nối tiếp với nhau rồi đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế U = 90V. Cường độ dòng điện trong mạch là: A. I = 2A B. I = 1,5A C. I = 1A D. I = 4,5A Câu 9: Trong kĩ thuật đơn vị công suất còn được tính bằng: A. kJ B. kW C. W/h D. W/s Câu 10: Khi đặt vào hai dầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào điện trở đó là 36V thì cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn là bao nhiêu? A. I = 1,0A B. I = 1,5A C. I = 2A D. I = 2,5A Câu 11: Một bóng đèn có ghi 220V – 75W. Công suất điện của bóng đèn bằng 75W nếu bóng đèn được mắc vào hiệu điện thế A. nhỏ hơn 220V B. bằng 220V C. lớn hơn hoặc bằng 220V D. bất kì. Câu 12: Một động cơ làm việc ở hiệu điện thế 220V, dòng điện chạy qua động cơ là 3A. Hiệu suất của động cơ là 85%. Công có ích mà động cơ đã thực hiện được trong thời gian 1 giờ là bao nhiêu? A. 2190.6kJ B. 2109,6kJ C. 2019,6kJ D. 2016,9kJ Câu 13: Phát biểu nào đúng nhất khi nói về điện năng. A. Điện năng là năng lượng của dòng điện. B. Điện năng là công mà dòng điện sinh ra. C. Điện năng là nhiệt mà dòng điện tỏa ra trên dây dẫn. D. Điện năng chỉ năng lương chuyển hóa thành dạng khác nhau của năng lượng Câu 14: Sử dụng hiệu điện thế nào dưới đây có thể gây nguy hiểm đối với cơ thể con người? A. 6V B. 12V C. 39V D. 220V Câu 15: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là sai? A. Để đo cường độ dòng điện phải mắc ampe kế nối tiếp với dụng cụ cần đo. B. Để đo hiệu điện thế hai đầu một dụng cụ cần mắc vôn kế song song với dụng cụ cần đo. C. Để đo điện trở phải mắc oát kế song song với dụng cụ cần đo. D. Để đo điện trở một dụng cụ cần mắc một ampe kế nối tiếp với dụng cụ và một vôn kế song song với dụng cụ đó. Câu 16: Hai dây dẫn bằng đồng, có cùng tiết diện, dây thứ nhất có điện trở là 2Ω và có chiều dài 10m, dây thứ hai có chiều dài 30m. Điện trở của dây thứ hai là bao nhiêu? A. 4Ω B. 6Ω C. 8Ω D. 10Ω Câu 17: Một bàn là ghi 220V – 800W mắc vào mạng điện có hiệu điện thế 160V. Cường độ dòng điện qua bàn là là: A. 3,6A B. 5,0A C. 2,6A D. 4,2A
  8. Câu 18: Công thức nào sau đây là công thức tính điện trở mạch mắc nối tiếp. Câu 19: Công thức nói lên mối quan hệ giữa công và công suất là: A. P = A.t B. P = A + t C. A = P.t D. t = P.A Câu 20: Đơn vị công của dòng điện là: A. Jun (J) B. Vôn (V) C. Ampe (A) D. Oát (W) Câu 21: Công suất của dòng điện trên đoạn mạch chứa điện trở R là: A. P = RI B. P = I2R C. P = IR2 D. P = I2R2 Câu 22: Số đếm của công tơ điện của gia đình em chỉ điều gì sau đây? A. Công suất điện của các dụng cụ trong gia đình. B. Dòng điện trung bình mà gia đình sử dụng. C. Thời gian sử dụng điện trong gia đình. D. Điện năng mà gia đình đã sử dụng. Câu 23: Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống. Biến trở là có thể thay đổi trị số và có thể được sử dụng điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch. A. Điện kế B. Biến thế C. Điện trở D. Ampe kế Câu 24: Vật nào sau đây ứng dụng hoạt động từ của dòng điện? A. Bàn là B. Bóng đèn dây tóc C. Động cơ điện D. Nồi cơm điện Câu 25: Chọn câu sai: Các đặc điểm của từ phổ của nam châm là: A. Càng gần nam châm các đường sức từ càng gần nhau hơn. B. Các đường sức từ là các đường cong khép kín. C. Mỗi một điểm có nhiều đường sức từ đi qua. D. Chỗ nào đường sức từ dày thì từ trường mạnh, chỗ nào đường sức từ thưa thì từ trường yếu. Câu 26: Nam châm điện được sử dụng trong các dụng cụ nào dưới đây? A. Chuông điện B. Máy tính bỏ túi C. Bóng đèn điện D. Đồng hồ đeo tay Câu 27: Trên thanh nam châm vị trí nào hút sắt mạnh nhất? A. Cả hai từ cực. B. Chỉ có từ cực bắc. C. Phần giữa của thanh. D. Mọi chỗ đều hút sắt mạnh như nhau. Câu 28: Lõi của nam châm điện thường làm bằng:
  9. A. Gang. B. Sắt già. C. Thép. D. Sắt non. Câu 29: Ta nói rằng tại một điểm A trong không gian có từ trường khi: A. Một vật nhẹ để gần A hút về phía A. B. Một thanh đồng để gần A bị đẩy ra xa A. C. Một thanh nam châm đặt tại A bị quay lệch khỏi hướng Nam - Bắc. D. Một thanh nam châm đặt tại A bị nóng lên. Câu 30: Một bếp điện tiêu thụ một điện năng 480kJ trong 24 phút, hiệu điện thế đặt vào bếp bằng 220V. Cường độ dòng điện qua bếp gần đúng với giá trị nào nhất trong các giá trị sau? A. I = 1,5A B. I = 2A C. I = 2,5A D. I = 1A Câu 31: Việc làm nao dưới đây an toàn khi sử dụng điện A. Mắc nối tiếp cầu chì loại bất kì cho mỗi dụng cụ điện. B. Sử dụng dây dẫn không có vỏ bọc cách điện. C. Làm thí nghiệm với nguồn điện có hiệu điện thế 45V. D. Rút phích cắm đèn bàn ra khỏi ổ lấy điện khi thay bóng đèn. Câu 32:Trường hợp nào sau đây là biểu hiện của từ trường? A. Dây dẫn nóng lên khi có dòng điện chạy qua. B. Dòng điện có thể phân tích muối đồng và giải phóng đồng nguyên chất. C. Cuộn dây có dòng điện quấn quanh lõi sắt non, hút được những vật nhỏ bằng sắt. D. Dòng điện có thể gây co giật hoặc làm chết người. Câu 33: Quy tắc nắm tay phải dùng để xác định chiều đường sức từ của A. Nam châm thẳng. B. Ống dây có dòng điện chạy qua. C. Một dây dẫn có hình dạng bất kì có dòng điện chạy qua. D. Dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua. Câu 34: Cho vòng dây dẫn kín đặt gần cực của thanh nam châm. Dòng điện cảm ứng không xuất hiện trong vòng dây trong những trường hợp nào dưới đây? A. Vòng dây và nam châm đặt gần nhau và đứng yên. B. Vòng dây dịch qua trái, nam châm đứng yên. C. Vòng dây đứng yên, nam châm dịch qua phải. D. Vòng dây dịch qua phải, nam châm dich qua trái. Câu 35: Trong các biện pháp sau đây, biện pháp nào không tiết kiệm điện? A. Thay đèn sợi tóc bằng đèn ống. B. Thay dây dẫn to bằng dây dẫn nhỏ cùng loại. C. Chỉ sử dụng thiết bị điện trong thời gian cần thiết. D. Sử dụng nhiều các thiết bị nung nóng. Câu 36: Từ phổ là gì?
  10. A. Lực từ tác dụng lên kim nam châm. B. Hình ảnh cụ thể về các đường sức từ. C. Các mạt sắt được rắc lên thanh nam châm. D. Từ trường xuất hiện xung quanh dòng điện. Câu 37:Theo quy tắc bàn tay trái thì ngón tay choãi ra 90° chỉ chiều nào dưới đây? A. Chiều dòng điện chạy qua dây dẫn. B. Chiều từ cực Bắc đến cực Nam của nam châm. C. Chiều cực Nam đến cực Bắc của nam châm. D. Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua. Câu 38: Hình vẽ nào (a, b, c hay d) môt tả cạnh AB. Câu 39: Cách làm nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng? A. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn. B. Nối hai cực của nam châm với hai đầu cuộn dây dẫn. C. Đưa một cực của acquy từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín. D. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín. Câu 40: La bàn là dụng cụ để xác định: A. Phương hướng. B. Nhiệt độ. C. Độ cao D. Hướng gió thổi.