Đề kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Kim Đồng (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Kim Đồng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_nam_hoc_201.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Kim Đồng (Có đáp án)
- PHÒNG GIÁO DỤC - ĐT BÀ RỊA Trường THCS Kim Đồng ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2010-2011 MÔN : GDCD – LỚP 9 Thời gian làm bài 45 phút Câu 1: (2 điểm) Em hiểu thế nào là năng động, sáng tạo ? Năng động, sáng tạo có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân mỗi người, đối với gia đình, với sự phát triển của xã hội. Câu 2. (2 điểm) Tại sao mỗi người cần phải làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả ? Việc cải tiến phương pháp học tập và kết quả học tập tốt của em có phải là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả không ? Giải thích vì sao ? Câu 3. ( 3 điểm) Em hãy cho biết lý tưởng sống của thanh niên hiện nay. Lý tưởng của em là gì ? Là học sinh lớp 9, em cần làm gì để có lý tưởng sống đúng đắn ? Câu 4. ( 3 điểm) Cuối năm học, Minh bàn với các bạn : Muốn ôn thi đỡ vất vả, cần chia ra mỗi người làm đáp án một môn, rồi mang đến trao đổi với nhau. Làm như vậy, khi cô giáo kiểm tra, ai cũng đủ đáp án. Nghe vậy, nhiều bạn khen đó là cách làm hay, vừa năng suất, vừa có chất lượng mà lại nhàn thân. Em có tán thành cách làm đó không ? Vì sao ? SƠ ĐỒ MA TRẬN KIỂM TRA HỌC KÌ I- GDCD LỚP 9 Tổng số Các chủ đề/ nội dung Các mức độ tư duy điểm Nhận Thông Vận dụng/kĩ Tổng điểm biết hiểu năng Câu 1 1 đ Năng động, sáng tạo ( 1 đ) Câu 1 1 đ Ý nghĩa của năng động, sáng tạo ( 1 đ) Làm việc có năng suất, chất Câu 2 Câu 4 5 đ lượng, hiệu quả. ( 2đ) ( 3 đ) Câu 3 Câu 3 Câu 3 3 đ Lý tưởng sống của thanh niên ( 1 đ ) (1 đ ) ( 1 đ ) Tổng điểm 3 đ 3đ 4 đ 10 đ ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
- KIỂM TRA HỌC KÌ I –GDCD LỚP 9 Thang Đáp án điểm Câu 1:(2điểm) - Năng động, sáng tạo: + Năng động là tích cực chủ động, dám nghĩ, dám làm. - 1đ + Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có. - 1đ - Ý nghĩa: Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại. Nó con người có thể vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt mục đích đã đề ra một cách nhanh chóng và tốt đẹp. Nhờ năng động, sáng tạo mà con người làm nên những kỳ tích vẻ vang, mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước. Câu 2: (2 điểm) - Mỗi người cần làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả bởi vì: 1 đ Nhu cầu cuộc sống của con người ngày càng cao cả về vật chất lẫn tinh thần.Đặc biệt trong thời ký hội nhập kinh tế thế giới, Việc trao đổi hàng hóa, sản phẩm đưa ra nền kinh tế thị trường đòi hỏi nhà sản xuất phải tuân thủ các qui định, tiêu chuẩn, kỹ thuật, chất lượng, thời gian, số lượng sản phẩm. Có đảm bảo được năng suất, chất lượng, hiệu quả thì sản phẩm làm ra của mình mới đứng vững trên thị trường và có như vậy thì sự trao đổi mới được bền lâu. 1 đ - Việc cải tiến phương pháp học tập và kết quả học tập tốt của em: Là thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. Vì: Nhờ có cải tiến phương pháp học tập mới nắm được đầy đủ kiến thức, kỹ năng. Chính vì vậy mà áp dụng tốt vào các bài làm nâng cao được hiệu quả học tập Câu 3: (3 điểm) - Lý tưởng sống của thanh niên hiện nay là “ Xây dựng nước Việt Nam độc lập, 1 dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ”. - Lý tưởng của em là gì ? ( Học sinh tự bộc lộ ). 0.5 đ Là học sinh lớp 9, em cần là gì để có lý tưởng sống đúng đắn ? 1.5 đ + Ra sức học tập để có tri thức. + Tìm hiểu và xác định lý tưởng sống đúng đắn. + Rèn luyện sức khỏe, phẩm chất, năng lực cần thiết. Câu 4: (3 điểm) Học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác, nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau: a.Không tán thành cách của Minh. 0.5 đ b.Giải thích : Việc làm của Minh tưởng như tiết kiệm thời gian, làm việc có năng suất, nhưng thực ra không có năng suất. Vì: 0.5 đ - Mỗi người chỉ làm một đáp án nên đây không phải là việc làm có năng suất. 0.5 đ - Đây là việc làm xấu vì nó biểu hiện sự đối phó, dối trá với cô giáo. 0.5 đ - Mục đích của cô giáo yêu cầu mỗi học sinh tự làm đáp án từng bộ môn nhằm 1 đ để mỗi người tự nghiên cứu, tự học trong khi làm đáp án : Qua đó, người làm đáp án sẽ thuộc và hiểu bài học hơn.