Đề kiểm tra học kì I + II môn Giáo dục công dân 9

doc 27 trang thienle22 7030
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra học kì I + II môn Giáo dục công dân 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_ii_mon_giao_duc_cong_dan_9.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I + II môn Giáo dục công dân 9

  1. UBND Huyện Gia Lâm MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HK I Môn: GDCD 9 Thời gian làm bài: 60 phút Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL điểm Chí công Biểu Bài vô tư hiện học Số câu 2 1 3 Số điểm 0,5đ 0,25đ 0,75đ % 5% 2,5% 7,5% Tự chủ Biểu hiện Số câu 2 2 Số điểm 0,5đ 0,5đ % 5% 5% Dân chủ - Khái Biểu và kỉ niệm hiện luật Số câu 1 2 3 Số điểm 0,25đ 0,5đ 0,75đ % 2,5% 5% 7,5% Bảo vệ - Khái hòa bình niệm Số câu 2 2 Số điểm 0,5đ 0,5đ % 5% 5% Tình hữu - Khái Ý nghị niệm nghĩa giữa các dân tộc trên thế giới Số câu 2 2 4 Số điểm 0,5đ 0,5đ 1đ % 5% 5% 10% Hợp tác Biểu cùng hiện phát triển Số câu 3 3 Số điểm 0,75đ 0,75đ 7,5% 7,5% Trang 1/27
  2. Kế thừa Khái Ý và phát niệm nghĩa huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Số câu 3 2 5 Số điểm 0,75đ 0,5đ 1,25đ % 7,5% 5% 12,5% Năng Khái Ý Y động, niệm nghĩa nghĩa sáng tạo Số câu 4 2 2 8 Số điểm 1đ 0,5đ 0,5đ 2đ % 10% 5% 5% 20% Làm Khái Ý Biểu việc có niệm nghĩa hiện năng suất, chất lượng, hiệu quả Số câu 8 1 1 10 Số điểm 2đ 0,25đ 0,25đ 2,5đ % 20% 2,5% 2,5% 25% Tổng Số câu 20 10 6 4 40 Số điểm 5đ 2,5đ 1,5đ 1đ 10đ % 50% 25% 15% 10% 100% Trang 2/27
  3. UBND Huyện Gia Lâm ĐỀ KIỂM TRA HK I Môn: GDCD 9 Thời gian làm bài: 60 phút _Đề 1_ Hãy lựa chọn đáp án đúng nhất trong các câu hỏi dưới đây Câu 1: Tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao về cả nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định là biểu hiện của A. năng động, sáng tạo trong công việc. B. hợp tác cùng phát triển. C. tự chủ trong công việc. D. làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả. Câu 2: Việc làm nào dưới đây không thể hiện tình hữu nghị với bạn bè quốc tế? A. Viết thư kêu gọi hòa bình, phản đối chiến tranh. B. Tổ chức quyên góp ủng hộ các nước thiên tai. C. Chèo kéo du khách nước ngoài để bán hàng. D. Lịch sự, tôn trọng khách du lịch nước ngoài. Câu 3: Câu “Muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước” nói về tính A. sáng tạo. B. năng động. C. tự chủ. D. kỉ luật. Câu 4: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra nhiều sản phẩm A. có giá trị cao trong một thời gian nhất định. B. trong một thời gian nhất định. C. kém chất lượng. D. có chất lượng nhưng mất nhiều thời gian. Câu 5: Quan điểm nào dưới đây thể hiện sự thiếu tự chủ? A. Đứng núi này trông núi nọ. B. Một điều nhịn chín điều lành. C. Có cứng đầu mới đứng đầu gió. D. Đói cho sạch, rách cho thơm. Câu 6: Lớp trưởng H thường bao che khuyết điểm cho các bạn trong lớp nên được nhiều bạn quý mến. Là bạn thân của H, em sẽ làm gì? A. Ủng hộ, tán thành cách làm việc của H. B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình. C. Phê bình H, khuyên các bạn trong lớp không chơi với H nữa. D. Khuyên H không nên làm thế, nếu H không nghe theo sẽ báo cáo các cô giáo. Câu 7: Quan điểm nào dưới đây đúng khi nói về hợp tác? A. Chỉ những người bất tài mới cần hợp tác với người khác. B. Hợp tác chỉ mang lại phiền phức, ràng buộc lẫn nhau. C. Không thể có sự hợp tác bình đẳng giữa các đối tác kinh tế. D. Hợp tác chỉ thành công khi có sự tôn trọng, bình đẳng giữa các bên. Câu 8: Tục thờ cúng ông bà tổ tiên của người Việt Nam là A. tín ngưỡng, lạc hậu, thiếu tính nhân văn. B. nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt. C. thói quen khó bỏ của người Việt Nam. D. hủ tục mê tín dị đoan. Câu 9: Trong giờ học môn Công nghệ, cô giáo phân công mỗi nhóm lắp một bảng điện dân dụng. Bạn T nhóm em đưa ra sáng kiến, mỗi bạn trong nhóm đóng tiền thuê người làm để được điểm cao. Các bạn nhất trí và khen T sáng tạo. Là người hiểu về sáng tạo, em sẽ làm gì? Trang 3/27
  4. A. Vận động các bạn không làm theo ý kiến của T và đề nghị T rời khỏi nhóm. B. Thuyết phục các bạn tự làm để có kinh nghiệm. C. Xin cô chuyển sang nhóm khác vì không đồng tình với việc làm của T và các bạn. D. Nhất trí với ý kiến của T và các bạn để cùng thực hiện. Câu 10: Tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang được gọi là A. xung đột. B. hòa giải. C. hòa hoãn. D. hòa bình. Câu 11: Trong giờ thực hành bài Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có nhiều ý kiến khác nhau về “Chiếc áo dài” – trang phục truyền thống của dân tộc. Là người hiểu biết về sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? A. Chỉ nên mặc áo dài trong những buổi lễ quan trọng. B. Áo dài chỉ là trang phục truyền thống của người Hà Nội. C. Áo dài là nét đẹp, tôn vinh hình ảnh người phụ nữ Việt Nam. D. Mặc áo dài chỉ vướng víu, không phù hợp với giới trẻ hiện nay. Câu 12: Quan điểm nào dưới đây không phải biểu hiện của năng động, sáng tạo? A. Ăn cây nào, rào cây ấy. B. Cái khó ló cái khôn. C. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. D. Non cao cũng có đường trèo/ Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi. Câu 13: Quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác được gọi là A. xung đột vũ trang. B. tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. C. bình đẳng cùng có lợi. D. tình bạn bè, đồng chí, anh em. Câu 14: Trường hợp nào dưới đây thể hiện sự năng động? A. Bạn T luôn tìm những cách giải mới cho một bài toán. B. Bạn M chép bài của bạn trong giờ kiểm tra. C. Bạn Q học Tiếng Anh trong giờ Văn. D. Bạn P trốn học để đi làm thêm kiếm tiền. Câu 15: Trường em tổ chức ngày hội nói tiếng anh, giao lưu với các bạn học sinh người nước ngoài. Nhằm thể hiện tình hữu nghị với bạn bè, em sẽ làm gì trong buổi giao lưu đó? A. Niềm nở, vui vẻ giao tiếp với các bạn người nước ngoài. B. Cố gắng bắt chước điệu bộ, cử chỉ của các bạn người nước ngoài. C. Đứng ngoài quan sát để dễ học hỏi kinh nghiệm hay của họ. D. Ở nhà không tham gia vì không biết nói gì với các bạn người nước ngoài. Câu 16: Việc làm nào dưới đây thể hiện sự thiếu năng động, sáng tạo của học sinh? A. Luôn giở sách giải ra chép khi gặp bài khó. B. Mạnh dạn nhờ thầy cô, bạn bè giảng lại bài khi chưa hiểu. C. Hăng hái giơ tay phát biểu trong giờ học. D. Chủ động đọc thêm sách, báo để nâng cao sự hiểu biết của bản thân. Câu 17: Biểu hiện nào dưới đây không phải ý nghĩa của năng động, sáng tạo? A. Giúp con người vượt qua những ràng buộc, khó khăn của hoàn cảnh. B. Giúp mỗi người đạt được bất cứ điều gì mình mong muốn. C. Giúp con người đạt được mục đích đề ra nhanh chóng, tốt đẹp. D. Giúp con người làm nên những kì tích vẻ vang. Trang 4/27
  5. Câu 18: Việc làm nào dưới đây của bạn K thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? A. Tranh thủ làm bài luôn ở trên lớp để về nhà đỡ phải học. B. Trong giờ học Nhạc tranh thủ ôn lại bài môn Văn. C. Sắp xếp thời gian và kế hoạch hợp lí để có kết quả cao trong học tập. D. Giờ kiểm tra cố gắng làm bài thật nhanh để nộp trước các bạn. Câu 19: Quan điểm nào dưới đây đúng về làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả? A. Làm việc năng suất, chất lượng sẽ đem lại hiệu quả trong lao động. B. Chỉ cần tập trung vào số lượng sản phẩm là nâng cao hiệu quả. C. Trong kinh doanh, đảm bảo cả năng suất và chất lượng sẽ không có lợi nhuận. D. Trong sản xuất chỉ cần chú ý đến chất lượng sản phẩm. Câu 20: Quan điểm nào dưới đây không đúng với chủ trương đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta? A. Không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực. B. Bình đẳng và cùng có lợi. C. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. D. Can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Câu 21: Câu nào dưới đây nói về tính năng động, sáng tạo? A. Năng nhặt chặt bị. B. Dễ làm, khó bỏ. C. Mồm miệng đỡ chân tay. D. Cái khó ló cái khôn. Câu 22: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về dân chủ? A. Đóng góp ý kiến vào công việc chung của tập thể. B. Được quyền làm điều mình thích. C. Biết công việc chung của đất nước, xã hội. D. Cùng tham gia thực hiện, giám sát công việc chung của tập thể, xã hội. Câu 23: Trong sản xuất, biểu hiện của làm việc có năng suất chất lượng, hiệu quả là A. tìm tòi áp dụng cộng mới, luôn đề cao chất lượng sản phẩm. B. chạy theo lợi nhuận, làm hàng giả. C. dùng nguyên liệu kém chất lượng để có lãi cao. D. buôn lâu, trốn thuế để tăng thu nhập. Câu 24: Để thể hiện lòng yêu hòa bình trong cuộc sống hằng ngày, em không chấp nhận việc làm nào dưới đây? A. Khoan dung với mọi người xung quanh. B. Không chơi với người khác tôn giáo với mình. C. Tôn trọng, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè quốc tế. D. Giải quyết mâu thuẫn cá nhân bằng thương lượng. Câu 25: Luôn say mê nghiên cứu tìm tòi để làm ra cái mới, cách giải quyết mới là biểu hiện của người A. sáng tạo. B. dũng cảm. C. tự tin. D. kiên trì. Câu 26: Trường hợp nào dưới đây thể hiện chí công vô tư? A. Bạn P chỉ giúp đỡ các bạn nếu thấy có lợi cho bản thân. B. Lớp trưởng K phê bình thẳng thắn khi T thường xuyên đi muộn dù T là bạn thân. C. Bạn M nói xấu bạn N vì N thường phê bình mình. D. Bạn Q cho H chép bài trong giờ kiểm tra vì H là lớp trưởng. Câu 27: Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về năng động, sáng tạo? A. Trong học tập chỉ cần chăm chỉ là đủ, không nhất thiết phải hoạt bát. Trang 5/27
  6. B. Năng động, sáng tạo là phẩm chất riêng của những thiên tài. C. Học sinh còn nhỏ tuổi chưa có thể sáng tạo được. D. Khó có kết quả cao trong học tập nếu không năng động, sáng tạo. Câu 28: Biểu hiện nào dưới đây được coi là tính năng động , sáng tạo? A. Dám làm việc khó khăn mà người khác né tránh. B. Luôn làm theo những điều đã hướng dẫn, chỉ bảo. C. Có ý kiến riêng và bằng mọi giá bảo vệ ý kiến đó. D. Dám làm mọi việc để đạt được mục đích của mình. Câu 29: Tư tưởng nào dưới đây cần xóa bỏ? A. Kính già, yêu trẻ. B. Uống nước nhớ nguồn. C. Lá lành đùm lá rách. D. Trọng nam khinh nữ. Câu 30: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao về. A. nội dung và chất lượng. B. hình thức và mẫu mã. C. nội dung và hình thức. D. số lượng và mẫu mã. Câu 31: Để ôn tập chuẩn bị cho thi học kì, T rủ em làm chung đề cương, bạn nào học tập tốt môn nào thì làm đề cương môn ấy, vừa tiết kiệm được thời gian vừa đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Trong trường hợp đó, em nên làm gì? A. Khuyên T nên tự làm đề cương thi ôn tập mới có hiệu quả. B. Không đồng ý với ý kiến của T nhưng cũng không nói gì. C. Nhất trí với ý kiến của T, rủ thêm một số bạn học giỏi khác cùng làm. D. Kể với các bạn cán bộ lớp để các bạn phê bình T. Câu 32: Ý kiến nào dưới đây không phải ý nghĩa của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? A. Là yêu cầu của người lao động trong xã hội hiện đại. B. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân. C. Thúc đẩy sự phát triển của đất nước trong thời kì hội nhập. D. Giúp mỗi người đạt được mọi mục đích đã đề ra. Câu 33: Người tự chủ là người biết làm chủ A. suy nghĩ của mình và của người khác. B. hành vi của mình và của người khác. C. suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình. D. tình cảm của mình để chi phối người khác. Câu 34: Tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm là biểu hiện của người A. năng động. B. khoan dung. C. lười biếng. D. thụ động. Câu 35: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ A. đất nước này sang đất nước khác. B. vùng miền này sang vùng miền khác. C. thế hệ này sang thế hệ khác. D. địa phương này sang địa phương khác. Câu 36: Trong giờ luyện tập môn Toán, H rủ em mở sách giải ra chép, vừa nhanh, vừa đúng lại được điểm cao. Là người hiểu về làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, em nên làm gì? A. Mở sách giải ra chép cùng H. B. Không dám làm vì sợ cô biết. C. Đợi H chép xong rồi chép lại của H. D. Yêu cầu H cất sách giải và tự làm bài. Trang 6/27
  7. Câu 37: Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa A. Đậm đà bản sắc vùng dân tộc. B. Hiện đại theo thời cuộc. C. Chứa đựng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh cho dân tộc. D. Tạo ra sức sống cho con người. Câu 38: Để làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả, học sinh cần A. chép bài của bản để đạt điểm cao. B. nhờ anh chị làm hộ bài tập. C. chép bài giải khi gặp bài khó. D. không ngừng tìm tòi, sáng tạo trong học tập. Câu 39: Để chuẩn bị cho tiết kiểm tra tuần tới, T (ngồi cạnh) rủ em chia đôi bài ra học cho đỡ vất vả để đến giờ kiểm tra cùng làm bài vừa nhanh vừa hiệu quả. Là người hiểu về sự hợp tác cùng phát triển, em sẽ làm gì? A. Không nhận lời vì sợ cô giáo phát hiện. B. Đồng ý với ý kiến của T và cùng thực hiện việc đó. C. Không đồng ý với ý kiến của T nhưng cũng không nói gì. D. Giải thích cho T hiểu học không phải chỉ để làm bài kiểm tra. Câu 40: Công trình nào dưới đây không phải là kết quả mà nước ta có được nhờ hợp tác? A. Cầu Long Biên. B. Nhà máy thủy điện Hòa Bình. C. Nhà máy Samsung Thái Nguyên. D. Cầu Nhật Tân. Trang 7/27
  8. UBND Huyện Gia Lâm ĐỀ KIỂM TRA HK I Môn: GDCD 9 Thời gian làm bài: 60 phút _Đề 2_ Hãy lựa chọn đáp án đúng nhất trong các câu hỏi dưới đây Câu 1: Để thể hiện lòng yêu hòa bình trong cuộc sống hằng ngày, em không chấp nhận việc làm nào dưới đây? A. Khoan dung với mọi người xung quanh. B. Không chơi với người khác tôn giáo với mình. C. Tôn trọng, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè quốc tế. D. Giải quyết mâu thuẫn cá nhân bằng thương lượng. Câu 2: Quan điểm nào dưới đây đúng khi nói về hợp tác? A. Hợp tác chỉ mang lại phiền phức, ràng buộc lẫn nhau. B. Chỉ những người bất tài mới cần hợp tác với người khác. C. Không thể có sự hợp tác bình đẳng giữa các đối tác kinh tế. D. Hợp tác chỉ thành công khi có sự tôn trọng, bình đẳng giữa các bên. Câu 3: Câu “Muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước” nói về tính A. tự chủ. B. năng động. C. sáng tạo. D. kỉ luật. Câu 4: Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về năng động, sáng tạo? A. Trong học tập chỉ cần chăm chỉ là đủ, không nhất thiết phải hoạt bát. B. Năng động, sáng tạo là phẩm chất riêng của những thiên tài. C. Khó có kết quả cao trong học tập nếu không năng động, sáng tạo. D. Học sinh còn nhỏ tuổi chưa có thể sáng tạo được. Câu 5: Quan điểm nào dưới đây đúng về làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả? A. Làm việc năng suất, chất lượng sẽ đem lại hiệu quả trong lao động. B. Trong kinh doanh, đảm bảo cả năng suất và chất lượng sẽ không có lợi nhuận. C. Chỉ cần tập trung vào số lượng sản phẩm là nâng cao hiệu quả. D. Trong sản xuất chỉ cần chú ý đến chất lượng sản phẩm. Câu 6: Trường hợp nào dưới đây thể hiện sự năng động? A. Bạn T luôn tìm những cách giải mới cho một bài toán. B. Bạn M chép bài của bạn trong giờ kiểm tra. C. Bạn Q học Tiếng Anh trong giờ Văn. D. Bạn P trốn học để đi làm thêm kiếm tiền. Câu 7: Lớp trưởng H thường bao che khuyết điểm cho các bạn trong lớp nên được nhiều bạn quý mến. Là bạn thân của H, em sẽ làm gì? A. Ủng hộ, tán thành cách làm việc của H. B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình. C. Phê bình H, khuyên các bạn trong lớp không chơi với H nữa. D. Khuyên H không nên làm thế, nếu H không nghe theo sẽ báo cáo các cô giáo. Câu 8: Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa A. Hiện đại theo thời cuộc. Trang 8/27
  9. B. Chứa đựng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh cho dân tộc. C. Tạo ra sức sống cho con người. D. Đậm đà bản sắc vùng dân tộc. Câu 9: Tục thờ cúng ông bà tổ tiên của người Việt Nam là A. tín ngưỡng, lạc hậu, thiếu tính nhân văn. B. nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt. C. thói quen khó bỏ của người Việt Nam. D. hủ tục mê tín dị đoan. Câu 10: Trong sản xuất, biểu hiện của làm việc có năng suất chất lượng, hiệu quả là A. dùng nguyên liệu kém chất lượng để có lãi cao. B. buôn lâu, trốn thuế để tăng thu nhập. C. chạy theo lợi nhuận, làm hàng giả. D. tìm tòi áp dụng cộng mới, luôn đề cao chất lượng sản phẩm. Câu 11: Tư tưởng nào dưới đây cần xóa bỏ? A. Kính già, yêu trẻ. B. Trọng nam khinh nữ. C. Lá lành đùm lá rách. D. Uống nước nhớ nguồn. Câu 12: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về dân chủ? A. Được quyền làm điều mình thích. B. Biết công việc chung của đất nước, xã hội. C. Đóng góp ý kiến vào công việc chung của tập thể. D. Cùng tham gia thực hiện, giám sát công việc chung của tập thể, xã hội. Câu 13: Quan điểm nào dưới đây không phải biểu hiện của năng động, sáng tạo? A. Non cao cũng có đường trèo/ Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi. B. Cái khó ló cái khôn. C. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. D. Ăn cây nào, rào cây ấy. Câu 14: Quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác được gọi là A. xung đột vũ trang. B. tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. C. bình đẳng cùng có lợi. D. tình bạn bè, đồng chí, anh em. Câu 15: Việc làm nào dưới đây không thể hiện tình hữu nghị với bạn bè quốc tế? A. Tổ chức quyên góp ủng hộ các nước thiên tai. B. Lịch sự, tôn trọng khách du lịch nước ngoài. C. Viết thư kêu gọi hòa bình, phản đối chiến tranh. D. Chèo kéo du khách nước ngoài để bán hàng. Câu 16: Để chuẩn bị cho tiết kiểm tra tuần tới, T (ngồi cạnh) rủ em chia đôi bài ra học cho đỡ vất vả để đến giờ kiểm tra cùng làm bài vừa nhanh vừa hiệu quả. Là người hiểu về sự hợp tác cùng phát triển, em sẽ làm gì? A. Giải thích cho T hiểu học không phải chỉ để làm bài kiểm tra. B. Không nhận lời vì sợ cô giáo phát hiện. C. Đồng ý với ý kiến của T và cùng thực hiện việc đó. D. Không đồng ý với ý kiến của T nhưng cũng không nói gì. Câu 17: Trường em tổ chức ngày hội nói tiếng anh, giao lưu với các bạn học sinh người nước ngoài. Nhằm thể hiện tình hữu nghị với bạn bè, em sẽ làm gì trong buổi giao lưu đó? A. Ở nhà không tham gia vì không biết nói gì với các bạn người nước ngoài. Trang 9/27
  10. B. Đứng ngoài quan sát để dễ học hỏi kinh nghiệm hay của họ. C. Cố gắng bắt chước điệu bộ, cử chỉ của các bạn người nước ngoài. D. Niềm nở, vui vẻ giao tiếp với các bạn người nước ngoài. Câu 18: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra nhiều sản phẩm A. trong một thời gian nhất định. B. có chất lượng nhưng mất nhiều thời gian. C. có giá trị cao trong một thời gian nhất định. D. kém chất lượng. Câu 19: Việc làm nào dưới đây của bạn K thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? A. Tranh thủ làm bài luôn ở trên lớp để về nhà đỡ phải học. B. Trong giờ học Nhạc tranh thủ ôn lại bài môn Văn. C. Sắp xếp thời gian và kế hoạch hợp lí để có kết quả cao trong học tập. D. Giờ kiểm tra cố gắng làm bài thật nhanh để nộp trước các bạn. Câu 20: Quan điểm nào dưới đây thể hiện sự thiếu tự chủ? A. Đứng núi này trông núi nọ. B. Đói cho sạch, rách cho thơm. C. Có cứng đầu mới đứng đầu gió. D. Một điều nhịn chín điều lành. Câu 21: Người tự chủ là người biết làm chủ A. hành vi của mình và của người khác. B. suy nghĩ của mình và của người khác. C. suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình. D. tình cảm của mình để chi phối người khác. Câu 22: Trường hợp nào dưới đây thể hiện chí công vô tư? A. Lớp trưởng K phê bình thẳng thắn khi T thường xuyên đi muộn dù T là bạn thân. B. Bạn P chỉ giúp đỡ các bạn nếu thấy có lợi cho bản thân. C. Bạn Q cho H chép bài trong giờ kiểm tra vì H là lớp trưởng. D. Bạn M nói xấu bạn N vì N thường phê bình mình. Câu 23: Câu nào dưới đây nói về tính năng động, sáng tạo? A. Mồm miệng đỡ chân tay. B. Cái khó ló cái khôn. C. Năng nhặt chặt bị. D. Dễ làm, khó bỏ. Câu 24: Luôn say mê nghiên cứu tìm tòi để làm ra cái mới, cách giải quyết mới là biểu hiện của người A. sáng tạo. B. dũng cảm. C. tự tin. D. kiên trì. Câu 25: Tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao về cả nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định là biểu hiện của A. năng động, sáng tạo trong công việc. B. tự chủ trong công việc. C. làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả. D. hợp tác cùng phát triển. Câu 26: Tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm là biểu hiện của người A. lười biếng. B. năng động. C. thụ động. D. khoan dung. Câu 27: Việc làm nào dưới đây thể hiện sự thiếu năng động, sáng tạo của học sinh? A. Mạnh dạn nhờ thầy cô, bạn bè giảng lại bài khi chưa hiểu. B. Chủ động đọc thêm sách, báo để nâng cao sự hiểu biết của bản thân. C. Hăng hái giơ tay phát biểu trong giờ học. D. Luôn giở sách giải ra chép khi gặp bài khó. Trang 10/27
  11. Câu 28: Biểu hiện nào dưới đây không phải ý nghĩa của năng động, sáng tạo? A. Giúp con người vượt qua những ràng buộc, khó khăn của hoàn cảnh. B. Giúp mỗi người đạt được bất cứ điều gì mình mong muốn. C. Giúp con người đạt được mục đích đề ra nhanh chóng, tốt đẹp. D. Giúp con người làm nên những kì tích vẻ vang. Câu 29: Biểu hiện nào dưới đây được coi là tính năng động , sáng tạo? A. Dám làm việc khó khăn mà người khác né tránh. B. Luôn làm theo những điều đã hướng dẫn, chỉ bảo. C. Có ý kiến riêng và bằng mọi giá bảo vệ ý kiến đó. D. Dám làm mọi việc để đạt được mục đích của mình. Câu 30: Trong giờ thực hành bài Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có nhiều ý kiến khác nhau về “Chiếc áo dài” – trang phục truyền thống của dân tộc. Là người hiểu biết về sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? A. Chỉ nên mặc áo dài trong những buổi lễ quan trọng. B. Áo dài chỉ là trang phục truyền thống của người Hà Nội. C. Áo dài là nét đẹp, tôn vinh hình ảnh người phụ nữ Việt Nam. D. Mặc áo dài chỉ vướng víu, không phù hợp với giới trẻ hiện nay. Câu 31: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao về. A. nội dung và chất lượng. B. hình thức và mẫu mã. C. nội dung và hình thức. D. số lượng và mẫu mã. Câu 32: Để ôn tập chuẩn bị cho thi học kì, T rủ em làm chung đề cương, bạn nào học tập tốt môn nào thì làm đề cương môn ấy, vừa tiết kiệm được thời gian vừa đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Trong trường hợp đó, em nên làm gì? A. Khuyên T nên tự làm đề cương thi ôn tập mới có hiệu quả. B. Kể với các bạn cán bộ lớp để các bạn phê bình T. C. Không đồng ý với ý kiến của T nhưng cũng không nói gì. D. Nhất trí với ý kiến của T, rủ thêm một số bạn học giỏi khác cùng làm. Câu 33: Ý kiến nào dưới đây không phải ý nghĩa của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? A. Là yêu cầu của người lao động trong xã hội hiện đại. B. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân. C. Thúc đẩy sự phát triển của đất nước trong thời kì hội nhập. D. Giúp mỗi người đạt được mọi mục đích đã đề ra. Câu 34: Trong giờ học môn Công nghệ, cô giáo phân công mỗi nhóm lắp một bảng điện dân dụng. Bạn T nhóm em đưa ra sáng kiến, mỗi bạn trong nhóm đóng tiền thuê người làm để được điểm cao. Các bạn nhất trí và khen T sáng tạo. Là người hiểu về sáng tạo, em sẽ làm gì? A. Xin cô chuyển sang nhóm khác vì không đồng tình với việc làm của T và các bạn. B. Vận động các bạn không làm theo ý kiến của T và đề nghị T rời khỏi nhóm. C. Nhất trí với ý kiến của T và các bạn để cùng thực hiện. D. Thuyết phục các bạn tự làm để có kinh nghiệm. Câu 35: Tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang được gọi là A. hòa bình. B. xung đột. C. hòa hoãn. D. hòa giải. Câu 36: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ Trang 11/27
  12. A. đất nước này sang đất nước khác. B. vùng miền này sang vùng miền khác. C. thế hệ này sang thế hệ khác. D. địa phương này sang địa phương khác. Câu 37: Trong giờ luyện tập môn Toán, H rủ em mở sách giải ra chép, vừa nhanh, vừa đúng lại được điểm cao. Là người hiểu về làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, em nên làm gì? A. Mở sách giải ra chép cùng H. B. Không dám làm vì sợ cô biết. C. Đợi H chép xong rồi chép lại của H. D. Yêu cầu H cất sách giải và tự làm bài. Câu 38: Quan điểm nào dưới đây không đúng với chủ trương đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta? A. Không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực. B. Bình đẳng và cùng có lợi. C. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. D. Can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Câu 39: Công trình nào dưới đây không phải là kết quả mà nước ta có được nhờ hợp tác? A. Nhà máy Samsung Thái Nguyên. B. Cầu Long Biên. C. Nhà máy thủy điện Hòa Bình. D. Cầu Nhật Tân. Câu 40: Để làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả, học sinh cần A. chép bài của bản để đạt điểm cao. B. chép bài giải khi gặp bài khó. C. nhờ anh chị làm hộ bài tập. D. không ngừng tìm tòi, sáng tạo trong học tập. Trang 12/27
  13. UBND Huyện Gia Lâm ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HK I Môn: GDCD 9 Thời gian làm bài: 60 phút Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm Câu hỏi Đáp án Đề 1 Đề 2 1 D B 2 C D 3 D D 4 A C 5 A A 6 D A 7 D D 8 B B 9 B B 10 D D 11 C B 12 A A 13 B D 14 A B 15 A D 16 A A 17 B D 18 C C 19 A C 20 D A 21 D C 22 B A 23 A B 24 B A 25 A C 26 B B 27 D D 28 A B 29 D A Trang 13/27
  14. UBND Huyện Gia Lâm MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HK 2 Môn: GDCD 9 Thời gian làm bài: 60 phút 30 C C 31 A C 32 D A 33 C D 34 A D 35 C A 36 D C 37 C D 38 D D 39 D B 40 A D Trang 14/27
  15. Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL điểm Quyền Biểu Ý và nghĩa hiện nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân Số câu 1 2 3 Số điểm 0,25đ 0,5đ 0,75đ % 2,5% 5% 7,5% Quyền Ý Bài tự do nghĩa học kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế Số câu 1 2 3 Số điểm 0,25đ 0,5đ 0,75đ % 2,5% 5% 7,5% Quyền Biểu và nghĩa hiện vụ lao động của công dân Số câu 1 1 Số điểm 0,25đ 0,25đ % 2,5% 2,5% Vi phạm Khái Biểu pháp luật niệm hiện và trách nhiệm pháp lí của công dân Số câu 5 2 7 Số điểm 1,25đ 0,5đ 1,75đ % 12,5% 5% 17,5% Quyền Khái Ý tham gia niệm nghĩa quản lí nhà nước, quản lí xã hội Trang 15/27
  16. của công dân Số câu 4 2 6 Số điểm 1đ 0,5đ 1,5đ % 10% 5% 15% Nghĩa vụ Khái Ý Biểu bảo vệ niệm nghĩa hiện Tổ quốc Số câu 4 5 2 11 Số điểm 1đ 1,25đ 0,5đ 2,75đ % 10% 12,5% 5% 27,5% Sống có Khái đạo đức niệm, và tuân biểu theo hiện pháp luật Số câu 7 2 9 Số điểm 1,75đ 0,5đ 2,25đ % 17,5% 5% 22,5% Tổng Số câu 20 10 6 4 40 Số điểm 5đ 2,5đ 1,5đ 1đ 10đ % 50% 25% 15% 10% 100% Trang 16/27
  17. UBND Huyện Gia Lâm ĐỀ KIỂM TRA HK 2 Môn: GDCD 9 Thời gian làm bài: 60 phút _Đề 1_ Hãy lựa chọn đáp án đúng nhất trong các câu hỏi dưới đây Câu 1: Theo Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) năm 2015, đối tượng được gọi nhập ngũ ở nước ta là công dân từ đủ A. 17 tuổi đến hết 25 tuổi. B. 18 tuổi đến hết 25 tuổi. C. 18 tuổi đến hết 27 tuổi. D. 17 tuổi đến hết 27 tuổi. Câu 2: Ý kiến nào dưới đây không đúng về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc? A. Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. B. Thanh niên Việt Nam không phải tham gia nghĩa vụ quân sự. C. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân. D. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Câu 3: Học sinh lớp 9 có thể tham gia việc làm nào dưới đây để góp phần bảo vệ Tổ quốc? A. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh. B. Thăm hỏi, tặng quà thương binh, gia đình chính sách. C. Đăng kí tự nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự. D. Giáo dục quốc phòng và an ninh cho toàn dân. Câu 4: Người tuân theo pháp luật là người A. chấp hành lệnh gọi nhập ngũ. B. hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. C. tham gia các hoạt động từ thiện. D. nhặt được của rơi trả lại người mất. Câu 5: Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là A. bảo vệ lợi ích quốc gia. B. bảo vệ tổ quốc. C. bảo vệ nền độc lập. D. bảo vệ hòa bình. Câu 6: Người sống có đạo đức thể hiện như thế nào trong mối quan hệ với công việc? A. Có trách nhiệm cao, năng động sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. B. Né tránh, đùn đẩy cho người khác những nhiệm vụ khó khăn. C. Luôn tìm cách đổ lỗi cho người khác khi công việc không suôn sẻ. D. Cố gắng làm cho xong công việc để không bị phê bình. Câu 7: Trường hợp nào dưới đây không bị coi là vi phạm pháp luật? A. Chi H sản xuất, buôn bán lương thực, thực phẩm giả. B. Anh T uống rượu say, đi xe máy gây tai nạn. C. Bạn M 16 tuổi đi xe đạp điện cố ý không đội mũ bảo hiểm. D. Do mâu thuẫn cá nhân, P uống rượu và có ý định đánh G để trả thù. Câu 8: Công dân từ bao nhiêu tuổi có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý? A. Đủ từ 20 tuổi trở lên. B. Đủ từ 21 tuổi trở lên. C. Đủ 18 tuổi trở lên. D. Đủ từ 23 tuổi trở lên. Câu 9: Thuế nộp vào ngân sách nhà nước không dùng vào công việc A. chi trả lương cho công chức. B. tích lũy cá nhân. C. làm đường sá, cầu cống. D. xây dựng trường học công. Trang 17/27
  18. Câu 10: Vì sao Hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội? A. Để công dân toàn quyền quyết định công việc của Nhà nước và xã hội. B. Để công dân bảo vệ lợi ích của riêng cá nhân mình. C. Để đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện trách nhiệm công dân đối với Nhà nước và xã hội. D. Để không ai bị phân biệt đối xử trong xã hội. Câu 11: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của A. các cơ quan quản lí Nhà nước. B. mỗi công dân và người dân Việt Nam. C. các cán bộ Nhà nước được nhân dân bầu ra. D. lực lượng quốc phòng an ninh. Câu 12: Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của sống có đạo đức? A. Bắt nạt các em nhỏ. B. Dắt cụ già qua đường. C. Chặt phá rừng bừa bãi. D. Gây gổ đánh nhau với các bạn. Câu 13: Người phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật có độ tuổi từ đủ A. 16 tuổi trở lên. B. 14 tuổi trở lên. C. 15 tuổi trở lên. D. 18 tuổi trở lên. Câu 14: Việc tuân theo các giá trị đạo đức dựa trên cơ sở nòa dưới đây? A. Nhắc nhở, giáo dục, thuyết phục. B. Giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. C. Tự giác thực hiện, dư luận xã hội lên án, lương tâm cắn rứt. D. Giáo dục, răn đe, cưỡng chế. Câu 15: Trường hợp nào dưới đây không bị mất quyền tham gia bầu cử khi đã đủ 18 tuổi? A. Người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. B. Người bị kết án tử hình đang trong thời gian thi hành án. C. Người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo. D. Người mất năng lực hành vị dân sự. Câu 16: Độ tuổi nào dưới đây đủ điều kiện tham gia ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp? A. Đủ từ 18 tuổi trở lên. B. Đủ từ 20 tuổi trở lên. C. Đủ 16 tuổi trở lên. D. Đủ từ 21 tuổi trở lên. Câu 17: Theo quy định của pháp luật, người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm theo quy định của pháp luật có độ tuổi từ đủ A. 16 tuổi trở lên. B. 15 tuổi trở lên. C. 18 tuổi trở lên. D. 14 tuổi trở lên. Câu 18: Người sử dụng lao động vi phạm pháp luật khi A. Không kí hợp động lao động khi hết hạn hợp đồng. B. Tạo điều kiện cho người lao động nâng cao trình độ. C. Xử lí kỉ luật người vi phạm kỉ luật. D. Thêu trẻ em 13 tuổi làm việc nặng nhọc, độc hại. Câu 19: P 15 tuổi chơi với một nhóm bạn xấu, có hôm P cùng nhóm bạn này lấy trộm xe máy của hàng xóm. Hành vi của P A. không phải chịu trách nhiệm pháp lí vì chưa đủ tuổi. B. vi phạm pháp luật dân sự. C. vi phạm pháp luật hành chính và pháp luật hình sự. Trang 18/27
  19. D. không bị coi là vi phạm pháp luật vì đang là học sinh. Câu 20: Tuân theo pháp luật là A. không làm bất cứ việc gì để tránh vi phạm pháp luật. B. can thiệp bằng mọi cách để bảo vệ những người yếu thế. C. dùng vũ lực để giải quyết các mâu thuẫn trong xã hội. D. luôn sống và hành động theo những quy định của pháp luật. Câu 21: Bảo vệ Tổ quốc không bao gồm việc làm nào dưới đây? A. Thực hiện chính sách hậu phương quân đội. B. Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân. C. Bảo vệ trật tự an ninh xã hội. D. Du lịch khám phá nền văn hóa của nước khác. Câu 22: Việc làm nào dưới đây không phải tham gia quyền quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân? A. Đăng kí sở hữu tài sản cá nhân. B. Bầu cử đại biểu Quốc hội. C. Biểu quyết khi được nhà nước trưng cầu dân ý. D. Khiếu nại việc làm trái pháp luật của cán bộ nhà nước. Câu 23: Anh H 22 tuổi, vừa tốt nghiệp đại học, trong lúc chờ tìm việc làm, anh có giấp nhập ngũ. Đang chần chừ thì có người bạn gợi ý H nên học thêm một bằng đại học nữa thì sẽ được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự. Là người hiểu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, theo em, ban của H nói vậy là đúng hay sai? Vì sao? A. Sai, vì công dân chỉ được tạm hoãn gọi nhập ngũ khi đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. B. Đúng, vì khi học đại học sinh viên đã được học giáo dục quốc phòng nên không cần tham gia nghĩa vụ quân sự. C. Sai, vì chỉ có con của liệt sĩ, của thương binh hạng một mới được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự. D. Đúng, vì những sinh viên đang học đại học sẽ được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự. Câu 24: Việc làm nào dưới đây không phải là biểu hiện của sống có đạo đức? A. Nói tục, chửi bậy. B. Vứt rác đúng nới quy định. C. Lễ phép với ông bà, cha mẹ. D. Nhường nhịn các em nhỏ. Câu 25: Theo Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) năm 2015, công dân được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự vì lí do đang học đại học, cao đẳng thì độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự từ A. đủ 18 tuổi đến hết 28 tuổi. B. đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi. C. đủ18 tuổi đến hết 26 tuổi. D. đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Câu 26: Học sinh lớp 9 có thể tham gia việc làm nào dưới đây để thể hiện sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? A. Săn bắt cướp bảo vệ trật tự trị an xã hội. B. Khiếu nại những việc làm sai trái của cán bộ nhà nước. C. Học tập chăm chỉ, tích cực rèn luyện thể chất. D. Cưu mang, nuôi dưỡng những em nhỏ mồ côi, không nơi nương tựa. Câu 27: Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc A. phổ thông, bình đẳng, gián tiếp và bỏ phiếu kín. B. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Trang 19/27
  20. C. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ công khai. D. phổ thông, bình đẳng, gián tiếp và bỏ công khai. Câu 28: Cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là A. Chính phủ. B. Quốc hội. C. Tòa án nhân dân tối cao. D. Hội đồng nhân dân. Câu 29: “Tội phạm” là người có hành vi vi phạm A. pháp luật hình sự. B. kỉ luật. C. pháp luật dân sự. D. pháp luật hành chính. Câu 30: Quyền nào dưới đây không phải là quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân? A. Tham gia bàn bạc, tổ chức thực hiện các công việc chung của Nhà nước và xã hội. B. Bất khả xâm phạm về thư tín, điện thoại, điện tín. C. Giám sát và đánh giá các hoạt động, các công việc chung của Nhà nước và xã hội. D. Tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội. Câu 31: Anh H và chị T yêu nhau, khi về ra mắt anh chị em bị cả nhà hai bên gia đình phải đối vì lí do bà anh H và bà chị T là hai chị em họ xa. Trong trường hợp này, anh H và chị T cần làm gì? A. Giải thích cho gia đình hiểu pháp luật chỉ nghiêm cấm kết hôn những người có họ trong phạm vi ba đời. B. Chấp nhận chia tay theo yêu cầu của hai gia đình. C. Gây áp lực cho hai bên gia đình để được đồng ý. D. Bỏ qua sự phản đối, hai người vẫn tự tổ chức đám cưới. Câu 32: Người sống có đạo đức có biểu hiện nào dưới đây? A. Chỉ giúp đỡ người thân thiết B. Sống có tình nghĩa, yêu thương mọi người C. Không giúp đỡ ai D. Không nhận sự giúp đỡ của ai. Câu 33: Pháp luật được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp. A. giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. B. giáo dục, nhắc nhở, răn đe. C. giáo dục, nhắc nhở, lên án. D. giáo dục, thuyết phục, răn đe. Câu 34: Người trong độ tuổi nào dưới đây mới đủ quyền tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân? A. Đủ từ 18 tuổi trở lên. B. Đủ từ 21 tuổi trở lên. C. Đủ 16 tuổi trở lên. D. Đủ từ 20 tuổi trở lên. Câu 35: Trong những ý kiến dưới dây, ý kiến nào không đúng? A. Công dân có trách nhiệm xây dựng nền quốc phòng toàn dân. B. Sinh viên đại học được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự. C. Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc. D. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất. Câu 36: Công dân gián tiếp tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội thông qua quyền A. ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân. B. được biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu dân ý. C. bầu cử đại biểu Quốc hội. D. đóng góp ý kiến với Quốc hội trong những lần đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri. Câu 37: T vừa đủ 17 tuổi, do điều kiện gia đình khó khăn nên không thể tiếp tục đi học, T muốn đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự. Là người hiểu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, theo em, T có thể tự nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự khi vừa đủ 17 tuổi không? Vì sao? Trang 20/27
  21. UBND Huyện Gia Lâm ĐỀ KIỂM TRA HK 2 Môn: GDCD 9 Thời gian làm bài: 60 phút A. Không, vì công dân là nam giới từ đủ 18 tuổi trở lên mới có quyền tham gia nghĩa vụ quân sự. B. Có, vì mọi công dân là nam giới đều có thể tham gia nghĩa vụ quân sự. C. Không, vì phải có trình độ hết lớp 12 mới được đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự. D. Có, vì công dân là nam giới từ đủ 17 tuổi trở lên có quyền đăng kí tự nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự. Câu 38: Người phạm tội phải chấp hành biện pháp nào dưới đây? A. Phê bình. B. Cưỡng chế. C. Nhắc nhở. D. Khiển trách. Câu 39: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của A. cán bộ nhà nước. B. toàn dân. C. lực lượng vũ trang nhân dân. D. quân đội nhân dân Việt Nam Câu 40: Cơ quan nào dưới đây có quyền tuyên phạt đối với với người phạm tội? A. Quốc hội. B. Viện kiểm sát. C. Tòa án. D. Chính phủ. _Đề 2_ Hãy lựa chọn đáp án đúng nhất trong các câu hỏi dưới đây Câu 1: Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của sống có đạo đức? A. Chặt phá rừng bừa bãi. B. Bắt nạt các em nhỏ. C. Gây gổ đánh nhau với các bạn. D. Dắt cụ già qua đường. Câu 2: Học sinh lớp 9 có thể tham gia việc làm nào dưới đây để thể hiện sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? A. Học tập chăm chỉ, tích cực rèn luyện thể chất. B. Cưu mang, nuôi dưỡng những em nhỏ mồ côi, không nơi nương tựa. C. Săn bắt cướp bảo vệ trật tự trị an xã hội. D. Khiếu nại những việc làm sai trái của cán bộ nhà nước. Câu 3: Cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là A. Tòa án nhân dân tối cao. B. Quốc hội. C. Hội đồng nhân dân. D. Chính phủ. Câu 4: Cơ quan nào dưới đây có quyền tuyên phạt đối với với người phạm tội? A. Viện kiểm sát. B. Quốc hội. C. Chính phủ. D. Tòa án. Câu 5: Học sinh lớp 9 có thể tham gia việc làm nào dưới đây để góp phần bảo vệ Tổ quốc? A. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh. B. Thăm hỏi, tặng quà thương binh, gia đình chính sách. C. Đăng kí tự nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự. D. Giáo dục quốc phòng và an ninh cho toàn dân. Trang 21/27
  22. Câu 6: Vì sao Hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội? A. Để công dân toàn quyền quyết định công việc của Nhà nước và xã hội. B. Để công dân bảo vệ lợi ích của riêng cá nhân mình. C. Để không ai bị phân biệt đối xử trong xã hội. D. Để đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện trách nhiệm công dân đối với Nhà nước và xã hội. Câu 7: Người sống có đạo đức có biểu hiện nào dưới đây? A. Chỉ giúp đỡ người thân thiết B. Sống có tình nghĩa, yêu thương mọi người C. Không giúp đỡ ai D. Không nhận sự giúp đỡ của ai. Câu 8: Người phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật có độ tuổi từ đủ A. 15 tuổi trở lên. B. 14 tuổi trở lên. C. 16 tuổi trở lên. D. 18 tuổi trở lên. Câu 9: Anh H và chị T yêu nhau, khi về ra mắt anh chị em bị cả nhà hai bên gia đình phải đối vì lí do bà anh H và bà chị T là hai chị em họ xa. Trong trường hợp này, anh H và chị T cần làm gì? A. Chấp nhận chia tay theo yêu cầu của hai gia đình. B. Bỏ qua sự phản đối, hai người vẫn tự tổ chức đám cưới. C. Giải thích cho gia đình hiểu pháp luật chỉ nghiêm cấm kết hôn những người có họ trong phạm vi ba đời. D. Gây áp lực cho hai bên gia đình để được đồng ý. Câu 10: Người sống có đạo đức thể hiện như thế nào trong mối quan hệ với công việc? A. Né tránh, đùn đẩy cho người khác những nhiệm vụ khó khăn. B. Cố gắng làm cho xong công việc để không bị phê bình. C. Luôn tìm cách đổ lỗi cho người khác khi công việc không suôn sẻ. D. Có trách nhiệm cao, năng động sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Câu 11: Theo Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) năm 2015, đối tượng được gọi nhập ngũ ở nước ta là công dân từ đủ A. 18 tuổi đến hết 27 tuổi. B. 17 tuổi đến hết 27 tuổi. C. 18 tuổi đến hết 25 tuổi. D. 17 tuổi đến hết 25 tuổi. Câu 12: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của A. các cơ quan quản lí Nhà nước. B. mỗi công dân và người dân Việt Nam. C. các cán bộ Nhà nước được nhân dân bầu ra. D. lực lượng quốc phòng an ninh. Câu 13: Người trong độ tuổi nào dưới đây mới đủ quyền tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân? A. Đủ 16 tuổi trở lên. B. Đủ từ 20 tuổi trở lên. C. Đủ từ 18 tuổi trở lên. D. Đủ từ 21 tuổi trở lên. Câu 14: T vừa đủ 17 tuổi, do điều kiện gia đình khó khăn nên không thể tiếp tục đi học, T muốn đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự. Là người hiểu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, theo em, T có thể tự nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự khi vừa đủ 17 tuổi không? Vì sao? A. Có, vì mọi công dân là nam giới đều có thể tham gia nghĩa vụ quân sự. B. Không, vì phải có trình độ hết lớp 12 mới được đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự. Trang 22/27
  23. C. Có, vì công dân là nam giới từ đủ 17 tuổi trở lên có quyền đăng kí tự nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự. D. Không, vì công dân là nam giới từ đủ 18 tuổi trở lên mới có quyền tham gia nghĩa vụ quân sự. Câu 15: Bảo vệ Tổ quốc không bao gồm việc làm nào dưới đây? A. Du lịch khám phá nền văn hóa của nước khác. B. Thực hiện chính sách hậu phương quân đội. C. Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân. D. Bảo vệ trật tự an ninh xã hội. Câu 16: Trường hợp nào dưới đây không bị mất quyền tham gia bầu cử khi đã đủ 18 tuổi? A. Người mất năng lực hành vị dân sự. B. Người bị kết án tử hình đang trong thời gian thi hành án. C. Người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo. D. Người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Câu 17: Độ tuổi nào dưới đây đủ điều kiện tham gia ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp? A. Đủ từ 18 tuổi trở lên. B. Đủ từ 20 tuổi trở lên. C. Đủ 16 tuổi trở lên. D. Đủ từ 21 tuổi trở lên. Câu 18: Trường hợp nào dưới đây không bị coi là vi phạm pháp luật? A. Bạn M 16 tuổi đi xe đạp điện cố ý không đội mũ bảo hiểm. B. Chi H sản xuất, buôn bán lương thực, thực phẩm giả. C. Do mâu thuẫn cá nhân, P uống rượu và có ý định đánh G để trả thù. D. Anh T uống rượu say, đi xe máy gây tai nạn. Câu 19: Công dân từ bao nhiêu tuổi có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý? A. Đủ 18 tuổi trở lên. B. Đủ từ 20 tuổi trở lên. C. Đủ từ 21 tuổi trở lên. D. Đủ từ 23 tuổi trở lên. Câu 20: P 15 tuổi chơi với một nhóm bạn xấu, có hôm P cùng nhóm bạn này lấy trộm xe máy của hàng xóm. Hành vi của P A. không phải chịu trách nhiệm pháp lí vì chưa đủ tuổi. B. vi phạm pháp luật dân sự. C. vi phạm pháp luật hành chính và pháp luật hình sự. D. không bị coi là vi phạm pháp luật vì đang là học sinh. Câu 21: Người phạm tội phải chấp hành biện pháp nào dưới đây? A. Nhắc nhở. B. Khiển trách. C. Cưỡng chế. D. Phê bình. Câu 22: Người tuân theo pháp luật là người A. hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. B. nhặt được của rơi trả lại người mất. C. chấp hành lệnh gọi nhập ngũ. D. tham gia các hoạt động từ thiện. Câu 23: Việc làm nào dưới đây không phải tham gia quyền quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân? A. Đăng kí sở hữu tài sản cá nhân. B. Bầu cử đại biểu Quốc hội. C. Biểu quyết khi được nhà nước trưng cầu dân ý. D. Khiếu nại việc làm trái pháp luật của cán bộ nhà nước. Câu 24: “Tội phạm” là người có hành vi vi phạm A. pháp luật hành chính. B. pháp luật dân sự. Trang 23/27
  24. C. pháp luật hình sự. D. kỉ luật. Câu 25: Tuân theo pháp luật là A. dùng vũ lực để giải quyết các mâu thuẫn trong xã hội. B. luôn sống và hành động theo những quy định của pháp luật. C. can thiệp bằng mọi cách để bảo vệ những người yếu thế. D. không làm bất cứ việc gì để tránh vi phạm pháp luật. Câu 26: Quyền nào dưới đây không phải là quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân? A. Giám sát và đánh giá các hoạt động, các công việc chung của Nhà nước và xã hội. B. Tham gia bàn bạc, tổ chức thực hiện các công việc chung của Nhà nước và xã hội. C. Bất khả xâm phạm về thư tín, điện thoại, điện tín. D. Tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội. Câu 27: Ý kiến nào dưới đây không đúng về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc? A. Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. B. Thanh niên Việt Nam không phải tham gia nghĩa vụ quân sự. C. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân. D. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Câu 28: Người sử dụng lao động vi phạm pháp luật khi A. Tạo điều kiện cho người lao động nâng cao trình độ. B. Xử lí kỉ luật người vi phạm kỉ luật. C. Thêu trẻ em 13 tuổi làm việc nặng nhọc, độc hại. D. Không kí hợp động lao động khi hết hạn hợp đồng. Câu 29: Công dân gián tiếp tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội thông qua quyền A. đóng góp ý kiến với Quốc hội trong những lần đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri. B. ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân. C. được biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu dân ý. D. bầu cử đại biểu Quốc hội. Câu 30: Thuế nộp vào ngân sách nhà nước không dùng vào công việc A. chi trả lương cho công chức. B. tích lũy cá nhân. C. làm đường sá, cầu cống. D. xây dựng trường học công. Câu 31: Việc tuân theo các giá trị đạo đức dựa trên cơ sở nòa dưới đây? A. Giáo dục, răn đe, cưỡng chế. B. Giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. C. Tự giác thực hiện, dư luận xã hội lên án, lương tâm cắn rứt. D. Nhắc nhở, giáo dục, thuyết phục. Câu 32: Việc làm nào dưới đây không phải là biểu hiện của sống có đạo đức? A. Vứt rác đúng nới quy định. B. Nói tục, chửi bậy. C. Nhường nhịn các em nhỏ. D. Lễ phép với ông bà, cha mẹ. Câu 33: Theo quy định của pháp luật, người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm theo quy định của pháp luật có độ tuổi từ đủ A. 15 tuổi trở lên. B. 16 tuổi trở lên. C. 18 tuổi trở lên. D. 14 tuổi trở lên. Câu 34: Pháp luật được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp. A. giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. B. giáo dục, nhắc nhở, răn đe. C. giáo dục, nhắc nhở, lên án. D. giáo dục, thuyết phục, răn đe. Câu 35: Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Trang 24/27
  25. UBND Huyện Gia Lâm ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HK 2 Môn: GDCD 9 Thời gian làm bài: 60 phút A. bảo vệ hòa bình. B. bảo vệ tổ quốc. C. bảo vệ lợi ích quốc gia. D. bảo vệ nền độc lập. Câu 36: Trong những ý kiến dưới dây, ý kiến nào không đúng? A. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất. B. Sinh viên đại học được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự. C. Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc. D. Công dân có trách nhiệm xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Câu 37: Anh H 22 tuổi, vừa tốt nghiệp đại học, trong lúc chờ tìm việc làm, anh có giấp nhập ngũ. Đang chần chừ thì có người bạn gợi ý H nên học thêm một bằng đại học nữa thì sẽ được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự. Là người hiểu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, theo em, ban của H nói vậy là đúng hay sai? Vì sao? A. Sai, vì công dân chỉ được tạm hoãn gọi nhập ngũ khi đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. B. Đúng, vì khi học đại học sinh viên đã được học giáo dục quốc phòng nên không cần tham gia nghĩa vụ quân sự. C. Sai, vì chỉ có con của liệt sĩ, của thương binh hạng một mới được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự. D. Đúng, vì những sinh viên đang học đại học sẽ được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự. Câu 38: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của A. cán bộ nhà nước. B. toàn dân. C. lực lượng vũ trang nhân dân. D. quân đội nhân dân Việt Nam Câu 39: Theo Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) năm 2015, công dân được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự vì lí do đang học đại học, cao đẳng thì độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự từ A. đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi. B. đủ18 tuổi đến hết 26 tuổi. C. đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. D. đủ 18 tuổi đến hết 28 tuổi. Câu 40: Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc A. phổ thông, bình đẳng, gián tiếp và bỏ phiếu kín. B. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. C. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ công khai. D. phổ thông, bình đẳng, gián tiếp và bỏ công khai. Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm Câu hỏi Đáp án Đề 1 Đề 2 Trang 25/27
  26. 1 B D 2 B A 3 B B 4 A D 5 B B 6 A D 7 D B 8 C C 9 B C 10 C D 11 B C 12 B B 13 A C 14 C D 15 A A 16 D D 17 A D 18 D C 19 B A 20 D B 21 D C 22 A C 23 A A 24 A C 25 B B 26 C C 27 B B 28 B C 29 A A 30 B B 31 A C 32 B B 33 A B 34 A A 35 B B 36 D B 37 A A 38 B B 39 B A 40 C B Trang 26/27
  27. Trang 27/27