Đề kiểm tra học kì 2 Văn 9

doc 5 trang thienle22 5880
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 2 Văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_2_van_9.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 2 Văn 9

  1. UBND HUYỆN GIA LÂM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS LỆ CHI NĂM HỌC 2018 - 2019 Môn: Ngữ văn 9 Thời gian: 90 phút Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề 1 Tác giả, Chép thuộc Ý nghĩa chi tiết Tạo lập văn Bài thơ hoàn cảnh thơ hay, hiệu quả bản Sang thu sáng tác về nghệ thuật Số câu 2 1 1 1 5 Số điểm 0,5 0.5 1 4 6 Tỉ lệ % 5 % 5 % 10% 40% 60% Chủ đề 2 Tác giả, Tạo lập văn Những ngôi hoàn cảnh bản sao xa xôi sáng tác, nhan đề Số câu 2 1 3 Số điểm 1 2,5 3,5 Tỉ lệ % 10% 20% 35% Chủ đề 3 PCHT VÀ TPBL Số câu 2 2 Số điểm 0.5 0.5 Tỉ lệ % 5 % 5 % TS câu 6 1 1 2 10 TS điểm 2 0.5 1 6,5 10 Tỉ lệ % 20% 5% 10% 65% 100%
  2. UBND HUYỆN GIA LÂM KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018 -2019 TRƯỜNG THCS LỆ CHI Môn: Ngữ văn 9 Thời gian: 90 phút Phần I. (6đ) Khổ cuối bài thơ Sang thu Hữu Thỉnh viết: Vẫn còn bao nhiêu nắng 1. Chép chính xác ba câu thơ tiếp để hoàn chỉnh khổ thơ. Cho biết bài thơ được viết vào năm nào? Vào thời điểm nào của cuộc đời tác giả? 2. Hai câu cuối khổ thơ em vừa chép có mấy lớp nghĩa, hãy chỉ rõ. 3. Cũng trong bài thơ trên hình ảnh “đám mây mùa hạ” có trong khổ hai được cảm nhận bằng một cách riêng và gửi gắm niềm riêng gì của nhà thơ? 4. Viết một đoạn văn 10 -12 câu theo cách T - P - H phân tích khổ thơ em vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng phép thế và thành phần tình thái. (Gạch chân những yêu cầu phụ). Phần II. (4đ) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới: “ Đại đội trưởng rất hay dùng những từ tế nhị như “cảm ơn”, “xin lỗi”, “chúc may mắn’. Anh trẻ, người gầy, hay đau khớp, hay làm ca dao cho báo tường. Nhà đâu như cuối phố Lò Đúc. 1. Đoạn văn trên có trong văn bản nào, của ai? Nêu ý nghĩa nhan đề văn bản? 2. Những từ “cảm ơn”, “xin lỗi”, “chúc may mắn” trong đoạn văn liên quan đến phương châm hội thoại nào? Chỉ ra câu văn có chứa thành phần tình thái và xác định từ ngữ làm thành phần đó. 3. 4. Viết đoạn văn 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về lời cảm ơn trong cuộc sống.
  3. ĐÁP ÁN Phần I.(6đ) Câu 1. (1đ) - Chép chính xác 3 câu thơ: 0.5đ. - Nêu đúng thời gian sáng tác bài thơ: 0.25đ - Nêu đúng thời điểm trong cuộc đời nhà thơ: tuổi trung niên 0.25đ Câu 2.( 0.5 ) Hs chỉ rõ được hai lớp nghĩa cụ thể : ( lớp nghĩa thực và lớp nghĩa ẩn dụ) Câu 3. (1đ) - Cảm nhận bằng một cách riêng: 0.5đ + Đám mây sang thu: NT nhân hóa thể hiện trí tưởng tg bay bổng của nhà thơ, gợi hình ảnh đám mây lưu luyến bắc chiếc cầu mỏng như dải lụa treo trên bầu trời, ranh giới nửa nghiêng về mùa hạ, nửa nghiêng về mùa thu + Tác.g mượn hình ảnh không gian để nói về thời gian. -. Gửi gắm niềm riêng: 0.5đ :hình ảnh đám mây cũng chính là tâm trạng của con người trước cuộc đời: đồng điệu với nhịp sống của thiên nhiên đất trời, chủ động đón nhận sự thay đổi đó là sự cảm nhận tinh tế, cảm xúc say sưa, tâm hồn giao cảm, tình yêu thiên hiên. Câu4. (3.5đ) */ Hình thức: đv t- p- h đủ số câu: 0.5đ Chỉ rõ Phép thế và TPBL TT: 0.5đ */ Nội dung: đv đảm bảo các ý cơ bản sau: 2.5đ Cảm nhận thời tiết (tạo vật) sang thu bằng chiều sâu suy ngẫm - Phép đối lập: nắng vẫn còn nhưng mưa đã vơi dần cho thấy sắc hạ đã nhạt dần và sắc thu đận nét hơn. - Các từ ngữ “vẫn còn, đã vơi dần, cũng bớt bất ngờ” gợi diễn biến thời tiết mang tính đặc trưng của mưa nắng lúc giao mùa sang thu vừa tả cảnh vừa kín đáo bộc lộ cx của lòng người và đó cũng chính là sự q/s tinh tế, tầm hồn nhạy cảm của nhà thơ. - Sấm tuổi: hai tầng ý nghĩa: tả thực và a/d. +/ tả thực: Sang thu sấm thưa và nhỏ dần, không đủ sức lay động hàng cây đã bao mùa thay lá.
  4. +/ nghệ thuật nhân hóa: bất ngờ, đứng tuổi: là trạng thái của con người. +/ h/a ẩn dụ: sấm tượng trưng cho những vang động bất ngờ, những khó khăn chông gai trắc trở của ngoại cảnh, của cuộc đời. Hàng cây đứng tuổi: tượng trưng cho con người từng trải. Con người từng trải sẽ vững vàng hơn trướcc những thử thách của cuộc đời: sẽ sâu sắc thêm, chín chắn thêm. Mặt khác người ta lại phải khẩn trương hơn, gấp gáp hơn Từ mùa thu thiên nhiên liên tưởng7 đến mùa thu của đời người, câu thơ mang ý vị triết lý sâu xa. Phần II. (4đ) 1. Nêu đúng tên tác giả, tác phẩm: 0.5đ 2. Nêu được ý nghĩa nhan đề văn bản: 0.5đ 3. Những từ “cảm ơn”, “xin lỗi”, “chúc may mắn” trong đoạn văn liên quan đến phương châm lịch sự. Khi giao tiếp cần nói tế nhị, lịch sự, tôn trọng người khác. 0.25đ Câu văn có chứa thành phần tình thái: Nhà đâu như cuối phố Lò Đúc: 0.25đ từ ngữ làm thành phần đó: đâu như (phỏng đoán, chưa chắc chắn) 4. Viết đoạn văn */ Hình thức: Đoạn vănNLXH: Đúng độ dài 2/3 trang (không dài quá, không ngắn quá): 0.5đ */ Nội dung: suy nghĩ của em về lời cảm ơn trong cuộc sống: 2đ Cần đảm bảo những ý sau: */ Lời cảm ơn - Lời cảm ơn, đó là âm thanh lời nói phát ra nghe dễ chịu và cảm động nhất trong giao tiếp. Lời nói nhằm bày tỏ sự biết ơn đối với người đã đem đến cho ta một niềm vui, một sự may mắn, một món quà, một bữa ăn ngon, một công việc hay giúp vượt qua những khó khăn . trong cuộc sống. - Lời cảm ơn thể hiện sự nhìn nhận và trân trọng của người được làm ơn đối với người làm ơn. Tuy nhiên lời cảm ơn đó phải xuất phát từ lòng chân thành không giả dối. */ Lời cảm ơn trong cuộc sống - Trong cuộc sống, lời cảm ơn được thể hiện đúng lúc, nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần thiết. Bởi nó không chỉ bày tỏ lòng biết ơn, sự trân trọng của người nói mà nó còn có tác dụng động viên, khích lệ người làm ơn, làm cho họ
  5. cùng thấy sung sướng, hạnh phúc khi đã đem lại cho người khác những điều tốt đẹp - Trong cuộc sống, chúng ta phải biết nói lời cảm ơn đối với: + Với gia đình, ông bà, cha mẹ, anh chị em, những người thân yêu + Với thầy cô giáo + Với bạn bè đồng nghệp + Với bất cứ ai có hành động nghĩa hiệp khi ta gặp hoạn nạn . + Với các thế hệ ông cha đi trước đã hi sinh giành độc lập tự do - Lời cảm ơn có khi chỉ cần được bày tỏ bằng lời nói, có khi bằng những cử chỉ hành động việc làm cụ thể - Trong cuộc sống có biết bao sự cảm ơn, với những người có văn hóa cảm ơn là lời nói hàng, luôn được cất lên bằng bằng tất cả thái độ lịch sự và tình cảm chân thực nhất - Ngược lại giờ đây hàng ngày vẫn còn một số học sinh, thanh niên không biết nói lời cảm ơn, dửng dưng vô tình, coi những điều người khác đem đến cho mình là hiển nhiên / - Liên hệ thực tế bản thân .