Đề kiểm tra học kì 2 môn Vật lý – lớp 7 tiết 35

docx 6 trang thienle22 4000
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 2 môn Vật lý – lớp 7 tiết 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_2_mon_vat_ly_lop_7_tiet_35.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 2 môn Vật lý – lớp 7 tiết 35

  1. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ MÔN VẬT LÝ – LỚP 7 TIẾT 35 Thời gian: 45 phút Đề 1 Năm học: 2018 – 2019 I/ Trắc nghiệm: (5 điểm) Câu1 (2 điểm) Điền vào dấu ( ) cho đúng: a/ Dòng điện chạy qua vật dẫn làm cho vật dẫn nóng lên và có thể phát sáng, đó là (1) . của dòng điện. b/ Dòng điện chạy qua dung dich muối đồng có thể tách (2) ra khỏi dung dịch, chứng tỏ dòng điện có tác dụng (3) c/ Dòng điện chạy qua cơ thể người và động vật có thể làm cơ co giật, tim ngừng đập. Đó là (4) của dòng điện. d/ Dòng điện có thể làm sáng bóng đèn bút thử điện và đèn LED, đó là tác dụng (5) của dòng điện. e/ Dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non tạo ra khả năng (6) kim nam châm và hút được các vật bằng (7) Đó là (8) của dòng điện. Câu 2 (0,5 điểm) Cho 2 vật A, B đều nhiễm điện, nếu đặt chúng gần nhau thì vật còn lại nhiễm điện tích gì? nếu: a/ Vật A nhiễm điện (+) và đẩy vật B -> (1) . b/ Vật A nhiễm điện (-) và hút vật B -> (2) Câu 3 (1 điểm) Đúng? Sai? Bóng đèn sợi đốt cháy sáng chứng tỏ: a/ Dòng điện làm cho dây tóc bóng đèn nóng lên và phát sáng. b/ Dòng điện có tác dụng phát sáng. c/ Không có dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn. d/ Dòng điện có tác dụng nhiệt. Câu 4: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. (1,5 điểm) 1/ Có thể làm thước nhựa nhiễm điện bằng cách nào dưới đây: A. Áp sát thước nhựa vào một cực của pin. B. Áp sát thước nhựa vào một đầu của thanh nam châm. C. Hơ nóng nhẹ thước nhựa trên ngon lửa. D. Cọ xát thước nhựa bằng mảnh vải khô. 2/ Một vật trung hòa về điện, sau khi được cọ xát thì nhiễm điện âm, đó là do nguyên nhân nào dưới đây? A. Vật đó mất bớt điện tích dương. B. Vật đó nhận thêm electron. C. Vật đó mất bớt electron. D. Vật đó nhận thêm điện tích dương.
  2. 3/ Đang có dòng điện chạy trong vật nào dưới đây? A. Một mảnh ni lông đã được cọ xát. B. Chiếc pin tròn được đặt tách riêng trên bàn. C. Đồng hồ dùng pin đang chạy. D. Đường dây điện trong gia đình khi không sử dụng bất cứ một thiết bị điện nào. 4/ Vật nào dưới đây là vật cách điện? A. Một đoạn ruột bút chì. B. Một đoạn dây thép. C. Một đoạn dây nhôm. D. Một đoạn dây nhựa. 5/ Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi nào? A. Mạch điện có dây dẫn ngắn. B. Mạch điện dùng pin hay acquy để thắp sáng đèn. C. Mạch điện không có cầu chì. D. Mạch điện bị nối tắt bằng dây đồng giữa hai cực của nguồn điện. 6/ Cách làm nào dưới đây không đảm bảo an toàn khi sử dụng điện. A. Mắc cầu chì phù hợp với dụng cụ hay thiết bị sử dụng điện. B. Ngắt công tắc hay cầu dao điện khi có sự cố về điện. C. Phơi quần áo trên dây điện. D. Làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V. II/ Tự luận: (5 điểm) Câu 1(2,5 điểm). Hình 1 vẽ mặt ampe kế. Hãy cho biết: a/ GHĐ, ĐCNN b/ Số chỉ của ampe kế ở vị trí (1), (2), (3). 0 0,6 1,2 1,8 2,4 A (2) (1) (3) Hình 1 Câu 2 (2,5 điểm) Cho sơ đồ mạch điện (Hình 2) a/ Biết U12 = 3,7V; U23 = 4,2V. Tính U13? b/ Biết U12 = 5,3V; U13 = 7,2V. Tính U23? c/ Cho biết cường độ dòng điện qua đèn 1 là I 1 = 1,5A thì cường độ qua đèn 2 là I 2 bằng bao nhiêu? Vì sao? (Giả sử 2 đèn như nhau). d/ Nếu mắc đèn 3 song song với 2 đèn trên thì hiệu điện thế qua đèn 3 là bao nhiêu? Vì sao? Biết hiệu điện thế qua mạch điện là 6V.
  3. K 1 2 3 Đ1 Đ2 Hình 2
  4. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ MÔN VẬT LÝ – LỚP 7 TIẾT 35 Thời gian: 45 phút Đề 2 Năm học: 2018 – 2019 I/ Trắc nghiệm: (5 điểm) Câu1 (2 điểm) Điền vào dấu ( ) cho đúng: a/ Dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non tạo ra khả năng (1) kim nam châm và hút được các vật bằng (2) Đó là (3) của dòng điện. b/ Dòng điện có thể làm sáng bóng đèn bút thử điện và đèn LED, đó là tác dụng (4). của dòng điện. c/ Dòng điện chạy qua vật dẫn làm cho vật dẫn nóng lên và có thể phát sáng, đó là (5) của dòng điện. d/ Dòng điện chạy qua dung dich muối đồng có thể tách (6) ra khỏi dung dịch, chứng tỏ dòng điện có tác dụng (7) e/ Dòng điện chạy qua cơ thể người và động vật có thể làm cơ co giật, tim ngừng đập. Đó là (8) của dòng điện. Câu 2 (0,5 điểm) Cho 2 vật A, B đều nhiễm điện, nếu đặt chúng gần nhau thì vật còn lại nhiễm điện tích gì? nếu: a/ Vật A nhiễm điện (+) và hút vật B -> (1) . b/ Vật A nhiễm điện (-) và đẩy vật B -> (2) Câu 3 (1 điểm) Đúng? Sai? Bóng đèn sợi đốt cháy sáng chứng tỏ: a/ Không có dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn. b/ Dòng điện làm cho dây tóc bóng đèn nóng lên và phát sáng. c/ Dòng điện có tác dụng phát sáng. d/ Dòng điện có tác dụng nhiệt. Câu 4: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. (1,5 điểm) 1/ Dùng mảnh len cọ xát nhiều lần một mảnh phim nhựa thì mảnh phim nhựa này có thể hút được các vụn giấy. Vì sao? A. Vì mảnh phim nhựa được làm sạch bề mặt. B. Vì mảnh phim nhựa bị nhiễm điện. C. Vì mảnh phim nhựa có tính chất từ như nam châm. D. Vì mảnh phim nhựa bị nóng lên. 2/ Nếu một vật nhiễm điện dương thì vật đó có khả năng nào dưới đây? A. Hút cực Nam của kim nam châm. B. Đẩy thanh thủy tinh đã được cọ xát vào lụa.
  5. C. Hút cực Bắc của kim nam châm. D. Đẩy thanh nhựa màu sẫm đã được cọ xát vào vải khô. 3/ Không có dòng điện chạy qua vật nào dưới đây? A. Quạt điện đang quay liên tục. B. Bóng đèn điện đang phát sáng. C. Thước nhựa đang bị nhiễm điện. D. Radiô đang nói. 4/ Chất nào dưới đây không phải là chất cách điện? A. Than chì. B. Nhựa. C. Gỗ khô. D. Cao su. 5/ Công việc nào dưới đây không đảm bảo an toàn khi sử dụng điện? A. Sử dụng các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V làm thí nghiệm. B. Tự sửa chữa các thiết bị điện được dùng với mạng điện dân dụng. C. Sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện. D. Tuyệt đối không để dòng điện có cường độ trên 70mA đi qua cơ thể người. 6/ Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi nào? A. Mạch điện có dây dẫn ngắn. B. Mạch điện dùng pin hay acquy để thắp sáng đèn. C. Mạch điện không có cầu chì. D. Mạch điện bị nối tắt bằng dây đồng giữa hai cực của nguồn điện. II/ Tự luận: (5 điểm) Câu 1 (2,5 điểm). Hình 1 vẽ ampe kế. Hãy cho biết: a/ GHĐ, ĐCNN b/ Số chỉ của ampe kế ở vị trí (1), (2), (3). 0 0,4 0,8 1,2 1,6 mA (2) (1) (3) Hình 1 Câu 2 (2,5 điểm) Cho sơ đồ mạch điện (Hình 2) a/ Biết U12 = 2,7V; U23 = 1,8V. Tính U13? b/ Biết U12 = 3,9V; U13 = 6,1V. Tính U23? c/ Cho biết cường độ dòng điện qua đèn 2 là I 2 = 2,5A thì cường độ qua đèn 1 là I 1 bằng bao nhiêu? Vì sao? (Giả sử 2 đèn như nhau). d/ Nếu mắc đèn 3 song song với 2 đèn trên thì hiệu điện thế qua đèn 3 là bao nhiêu? Vì sao? Biết hiệu điện thế qua mạch điện là 12V.
  6. K 1 2 3 Đ1 Đ2 Hình 2