Đề kiểm tra học kì 1 môn Văn 9 - Trường THCS Cổ Bi

docx 4 trang thienle22 4380
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 môn Văn 9 - Trường THCS Cổ Bi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_1_mon_van_9_truong_thcs_co_bi.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 1 môn Văn 9 - Trường THCS Cổ Bi

  1. PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2018 – 2019 TRƯỜNG THCS CỔ BI Môn : Ngữ Văn – Lớp 9 Thời gian làm bài : 90 phút Phần I. ( 6 điểm ) Mở đầu bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” Phạm Tiến Duật có viết: “ Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi” Và trong bài thơ này còn có một khổ thơ viết về những người lính lái xe không kính: “ Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm”. Câu 1. Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Hãy cho biết tại sao hình ảnh những chiếc xe không kính trong bài thơ là một hình ảnh độc đáo và mới lạ? Câu 2. Trong chương trình Ngữ Văn 9 cũng có một bài thơ viết về người lính. Hãy ghi lại tên tác giả, tác phẩm? Câu 3. Hãy trình bày những cảm nhận của em về tác dụng của từ láy chông chênh trong khổ thơ trên? Câu 4. Viết đoạn văn quy nạp khoảng 10- 12 câu làm rõ suy nghĩ về tình đồng đội của những người chiến sĩ lái xe được miêu tả trong khổ thơ trên, trong đoạn văn có sử dụng cách dẫn trực tiếp và câu ghép. Phần II (4 điểm): Cho đoạn trích sau: Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn. (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục) Câu 1. Đoạn trích trên được rút ra từ tác phẩm nào, của ai? Câu 2. Những từ in đậm trong câu: “Ơ, bác vẽ cháu đấy ư?” thuộc những từ loại nào? Nêu công dụng của những từ loại ấy trong câu trên.
  2. Câu 3. Trong đoạn trích, nhân vật anh thanh niên đã từ chối khi họa sĩ vẽ mình, muốn giới thiệu cho bác những người khác đáng vẽ hơn. Chi tiết này giúp em hiểu thêm điều gì về anh thanh niên? Câu 4. Ứng xử của anh thanh niên trong tác phẩm có đoạn trích trên đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Từ ấn tượng đó, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về cách ứng xử đối với mọi người trong cuộc sống bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi.
  3. PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 TRƯỜNG THCS CỔ BI Học kì I – Năm học 2018 - 2019 Câu Phần I: 6điểm Điểm Câu 1 - Học sinh nêu được hoàn cảnh sáng tác bài thơ 0,5 đ 1,5 điểm - Học sinh chỉ ra nét độc đáo và mới lạ của những chiếc xe không kính: + Xe đưa vào thơ ca thường được mĩ lệ hóa,lãng mạn hóa. 0,25 đ + Trong bài thơ hình ảnh những chiếc xe không kính được 0,75 miêu tả cụ thể chi tiết chân thực: Đây là hình ảnh có thực trong chiến tranh, qua hình ảnh này làm nổi bật người lính lái xe. Câu 2 - Học sinh ghi được tên bài thơ: Đồng chí, tác giả: Chính 0,5 đ 0,5 điểm Hữu. - Chỉ ra điểm giống nhau của 2 bài thơ: cùng viết về đề tài 0,5 đ người lính Câu 3 - Giá trị biểu cảm từ láy chông chênh: 1,0 điểm + Gợi sự không thăng bằng, không chắc chắn, không vững 0,25 đ trãi. + Trong bài thơ còn gợi tả sự nguy hiểm. 0,25 đ + Gợi tả phong thái hiên ngang của người lính. 0,5 đ Câu 4 - Về nội dung (2 điểm): Học sinh làm rõ những ý sau: 3 điểm Học sinh bám sát các ngữ liệu, khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật, có dẫn chứng và lí lẽ để làm sáng tỏ tình đồng chí đồng đội của những người lính lái xe + Người lính có rất nhiều điểm chung: chung bát đũa, chung 0,5 đ nắm cơm, chung bếp lửa chung khó khăn. + Giây phút nghỉ ngơi xuếnh xoàng, nhường nhịn nhau như 0,5 đ anh em trong nhà. + Điệp từ lại đi thể hiện niềm lạc quan, yêu đời của các người lính. 1 đ Về hình thức (1 điểm): + Viết đúng đoạn văn quy nạp có độ dài từ 10 – 12 câu. 0,5 đ + Có gạch chân được một cách dẫn trực tiếp. 0,25 đ + Có gạch chân được một câu ghép. 0,25 đ *Lưu ý: Đoạn văn quá dài ( quá ngắn) hoặc viết nhiều đoạn trừ 0,5 điểm. Phần II: 4 điểm
  4. Câu 1 - Học sinh trả lời được tên tác giả, tác phẩm 0,5 đ 0,5 điểm Câu 2 - Học sinh chỉ ra được: 1 điểm + Từ Ơ : Thán từ => bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên 0,5 đ + Từ Ư : Tình thái từ => dùng để hỏi 0,5 đ Câu 3 - Học sinh nêu được một đức tính tốt đẹp khác của anh thanh 0,5 đ 0,5 điểm niên: đức tính khiêm tốn Câu 4 Nội dung: HS có thể trình bày theo cách riêng nhưng cần 2 điểm làm rõ các nội dung sau: - Giải thích thế nào là ứng xử với mọi người: là giao tiếp với 1 đ nhau bằng ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, ánh mắt + Biểu hiện của ứng xử đẹp, hiệu quả tác dụng của ứng xử đẹp sẽ mang lại mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, sẽ được mọi người tôn trọng - Bàn luận mở rộng : Bên cạnh đó vẫn còn những người ứng xử chưa đẹp 0,5 đ - Liên hệ cách ứng xử của bản thân Hình thức: - Khoảng 2/3 trang giấy thi 0,5 đ - Cách trình bày đoạn văn: tự lựa chọn phương pháp lập luận, có kết hợp tốt các phương thức biểu đạt, diễn đạt sinh động hấp dẫn * Lưu ý: Đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn thì trừ 0,25 đ