Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Khối 5 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Quang Trung

docx 9 trang Thủy Hạnh 14/12/2023 240
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Khối 5 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_khoi_5_nam_hoc_2019.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Khối 5 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Quang Trung

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I - MÔN TIẾNG VIỆT KHỐI 5- NĂM HỌC 2019 -2020 T Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 TỔNG T Chủ đề TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc hiểu văn bản Số câu 1 1 2 1 4 1 bài:Bàn tay nhân ái 1 Số điểm 0.5 0.5 2 1 3 1 Biết anh lính trẻ đến thăm ông lão là ai. Câu số 1 2 3,4 5 1,2, 5 Hiểu: Khi ta đưa bàn tay nhân ái ra 3,4 giúp mọi người thì mang lại niềm vui cho bản thân mình Kiến thức Tiếng Số câu 1 1 2 1 4 1 Việt: Phân biệt được từ trái nghĩa, 2 từ đồng âm trong Số điểm 0,5 0.5 1 1 2 1 câu. Biết cách đặt câu có sử dụng cặp từ trái nghĩa. Câu số 6 7 8,9 10 6,7,8, 10 9 Tổng số câu 2 2 4 2 8 2 Tổng số điểm 1 1 3 2 5 2 An Bình, ngày 16 tháng 10 năm 2019 DUYỆT CHUYÊN MÔN KHỐI TRƯỞNG Nguyễn Thị Thu Hương
  2. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I -NĂM HỌC 2019- 2020 MÔN : TIẾNG VIỆT - KHỐI 5 (Đề 2) Ngày kiểm tra: 01/ 11 / 2019 PHẦN I: ĐỌC THÀNH TIẾNG (3đ) MÙA THU Không phải ngẫu nhiên mà ai đó đã nói rằng “mùa thu là mùa đẹp nhất’’.Vì sao ư? Mùa thu với cái nắng ươm vàng, những sợi nắng mỏng manh như tơ trời cứ vương mãi xuống những cánh đồng đang chờ ngày lúa chín. Mùa thu,những con sẻ nâu thong thả tha những cọng rơm vàng về tổ. Nhưng con dế khi đã uống say những giọt sương đêm chợt ngẫu hứng hát ca. Trên cánh đồng, những cánh cò trắng tinh cứ phân vân mãi khi chiều đã buông. Mùa thu, sương bảng lảng tan và còn đọng long lanh trên lá cỏ mỗi sớm mai. Những giọt mưa thu cũng dịu dàng, se sẽ như tiếng bước chân nhón nhẹ nhàng trên thảm lá khô. Xào xạc, heo may theo cơn gió mùa thu nô đùa với những chiếc lá vàng rơi trong nắng chiều buông từng vạt mỏng. Mùa thu, những khu vườn đầy lá vàng xao động, trái bưởi bỗng tròn căng đang chờ đêm hội rằm phá cỗ. Tiếng đám sẻ non tíu tít nhảy nhót nhặt những hạt thóc còn vương lại trên mảnh sân vuông. Đêm xuống, mảnh trăng nhẹ tênh , mỏng manh trôi bồng bềnh trên nền trời trời chi chít ánh sao. Rồi trăng không còn khuyết và tròn vành vạnh khi đến giữa mùa thu. Chưa bao giờ mặt trăng tròn và sáng đẹp như thế trong năm. Ánh trăng sáng vàng, ngọt lịm như rót xuống không gian cái không khí trong thanh của đất trời; cái dịu dàng, thanh tao của tự nhiên ; cái mùi thơm ngai ngái của cỏ, của cây, của những cọng rơm vàng và cả mùi đất ẩm ướt hơi sương đều hòa quyện trong cảm giác hư ảo giữa mơ và thực, lẫn vào tiếng cười rộn rã mang dáng vẻ cổ tích của ngày hội đón trăng đêm rằm. Mùa thu, tiết trời trong xanh dịu nhẹ, con đường làng bỗng như quen như lạ. Mỗi sớm đến trường, bước chân chợt ngập ngừng khi đánh thức những bụi cây non vẫn còn đang ngái ngủ. Tia nắng ban mai nghịch ngợm xuyên qua kẽ lá, soi vào chiếc tổ xinh xắn làm cho chú chim non bừng tỉnh giấc, bay vút lên trời rồi cất tiếng hót líu lo.
  3. Mùa thu, vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường. Nhũng bông hoa cúc xinh xinh dịu dàng, lung linh như từng tia nắng nhỏ. Thảm cỏ may thì tím biết đến nôn nao. Hoa cỏ may quấn quýt từng bước chân theo tạn xào lớp học. Tiếng đọc bài ngân nga vang ra ngoài cửa lớp, lá cũng lích rích hót theo. Giọt nắng sớm mai như vô tình đậu lên trang vở mới, bừng sáng lung linh những ước mơ. Mùa thu hiền dịu lắm ! Không xôn xao rực rỡ như mùa xuân, không chói chang ánh nắng như mùa hè nhưng cũng không u buồn lạnh lẽo như mùa đông. Mùa thu là mùa của ba mùa cộng lại. Có phải chăng chỉ một mùa thu trăng thôi đã là mùa của bốn mùa ? (Theo Huỳnh Thị Thu Hương) 1.Nắng mùa thu được tả trong bài đẹp như thế nào? -Nắng ươm vàng những sợi nắng mong manh như tơ trời cứ vương mãi xuống cánh đồng chờ ngày lúa chín. 2.Tác giả tả tiết trời mùa thu đẹp như thế nào? -Tiết trời trong xanh dịu nhẹ 3.Tác giả có cảm nhận gì về những giọt mưa thu? -Những giọt mưa thu cũng dịu dàng se sẽ như tiếng bước chân nhón nhẹ nhàng trên thảm lá khô. BẦU TRỜI NGOÀI CỬA SỔ Đó là khung cửa sổ có bầu trời bên ngoài thật đẹp. Bầu trời ngoài cửa sổ ấy lúc thì như bức tranh nhiều màu sắc, lúc thì như một trang sách hay. Bầu trời bên ngoài cửa sổ, Hà chỉ nhìn sắc mây thôi cũng có thể biết mưa hay nắng, dông bão hay yên lành. Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cánh ấy, mà con trống bao giờ cũng to hơn, óng ánh sắc lông hơn – chợt bay đến rồi chợt bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”. Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót. Tiếng hót mang theo hương thơm lá bạch đàn chanh từ bầu trời bay vào cửa sổ. Đàn chim chớp
  4. cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà. Chốc sau đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Buổi sáng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong từ bầu trời ngoài cửa sổ rọi vòa trong nhà , in hình hoa lá trên mặt bàn, nền gạch hoa. Còn về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ, lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân. Ôi, khung cửa sổ nhỏ ! Hà yêu nó quá! Hà thích ngồi bên cửa sổ nhổ tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cổ tích “ Ngày xửa, ngày xưa ” Theo Nguyễn Quỳnh 1. Bầu trời bên ngoài cửa sổ của bé Hà được so sánh với những gì ? Một bức tranh nhiều màu sắc. Một trang sách hay. 2. Qua khung cửa sổ nhà mình, Hà cảm nhận được những hình ảnh âm thanh nào ? Bầu trời đầy ánh sáng, đầy màu sắc, đàn vàng anh sắc lông óng ánh như dát vàng, tiếng hót như những chuỗi vàng lọc nắng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong. 4. Trong câu: Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bốc chốc đâm những “búp vàng”, Từ búp vàng chỉ gì ? -Ngọn bạch đàn. BIỂN ĐẸP Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Lại đến một buổi chiều gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên. Rồi ngày mưa rào. Mưa giăng giăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc, . Có quãng biển thâm xì, nặng trịch. Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại, khỏe nhẹ, bồi hồi, như ngực áo bác nông dân cày xong ruộng về bị ướt.
  5. Có buổi sớm nắng mờ, biển bốc hơi nước, không nom thấy núi xa, chỉ một màu trắng đục. Không có thuyền, không có sóng, không có mây, không có sắc biếc của da trời. Một buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm. Những núi xa màu lam nhạt pha màu trắng sữa. Không có gió, mà sóng vẫn đổ đều đều, rì rầm. Nước biển dâng đầy, quánh đặc một màu bạc trắng, lăn tăn như bột phấn trên da quả nhót. Chiều nắng tàn, mát dịu. Biển xanh màu mảnh chai. Núi xa tím pha hồng. Những con sóng nhè nhẹ liếm lên bãi cát, bọt sóng màu bưởi đào. Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ đỗ. Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng như ánh sáng chiếc đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên biển múa vui. Thế đấy, biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xam xịt nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ, . Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng. Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng có một điều ít ai chú ý là: vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc ấy phần rất lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên. (Vũ Tú Nam) 1. Khi nào thì “Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai ai đem rắc lên trên.” ? Buổi chiều gió mùa đông bắc vừa dừng. 2. Trong bài, sự vật nào được so sánh với “ ánh sáng chiếc đèn sân khấu”- Mặt trời 3. Theo tác giả Vũ Tú Nam, vẻ đẹp kì diệu muôn màu, muôn sắc của biển phần lớn do những gì tạo nên ? Mây trời và ánh sáng tạo nên
  6. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I -NĂM HỌC 2019- 2020 MÔN : TIẾNG VIỆT - KHỐI 5 (Đề 2) Ngày kiểm tra: 01 / 11 / 2019 I Kiểm tra đọc: (10 điểm ) 1. Đọc thành tiếng ( 3 điểm ) Học sinh bốc thăm và đọc một đoạn trong các bài văn: Mùa thu; Bầu trời ngoài cửa sổ; Biển đẹp và trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên đưa ra. ( GV ghi rõ tên bài đọc, đoạn đọc, vào từng phiếu cho HS bốc thăm đọc, trả lời để đánh giá từng em) 2. Đọc hiểu văn bản và kiến thức tiếng việt ( 7 điểm) Đọc thầm bài văn: BÀN TAY NHÂN ÁI Đã gần 12 giờ đêm, cô y tá đưa một anh thanh niên có dáng vẻ mệt mỏi và gương mặt đầy lo lắng đến bên giường của một cụ già bệnh nặng. Cô nhẹ nhàng cúi xuống người bệnh và khẽ khàng gọi: “Cụ ơi, con trai cụ đã về rồi đây!”. Ông lão cố gắng mở mắt, gương mặt già nua, bệnh tật như bừng lên cùng ánh mắt. Rồi ông lại mệt mỏi từ từ nhắm nghiền mắt lại, nhưng những nếp nhăn dường như đã dãn ra, gương mặt ông có vẻ thanh thản, mãn nguyện. Chàng trai ngồi xuống bên cạnh, nắm chặt bàn tay nhăn nheo của người bệnh. Suốt đêm, anh không hề chợp mắt; anh vừa âu yếm cầm tay ông cụ vừa thì thầm những lời vỗ về, an ủi bên tai ông. Rạng sáng thì ông lão qua đời. Các nhân viên y tế đến làm các thủ tục cần thiết. Cô y tá trực đêm qua cũng trở lại, cô đang chia buồn cùng anh lính trẻ thì anh chợt hỏi: - Ông cụ ấy là ai vậy, chị? Cô y tá sửng sốt: - Tôi tưởng ông cụ là ba anh chứ? - Không, ông ấy không phải là ba tôi. - Chàng lính trẻ nhẹ nhàng đáp lại. - Tôi chưa gặp ông cụ lần nào cả. - Thế sao anh không nói cho tôi biết lúc tôi đưa anh đến gặp cụ ? - Tôi nghĩ là người ta đã nhầm giữa tôi và con trai cụ khi cấp giấy phép; có thể do tôi và anh ấy trùng tên. Ông cụ đang rất mong gặp con trai mà anh ấy lại không có mặt ở đây. Khi đến bên cụ, tôi thấy ông đã yếu đến nỗi không thể nhận ra tôi không phải là con trai ông. Tôi nghĩ ông cần có ai đó ở bên cạnh nên tôi quyết định ở lại. (Theo Xti-vơ Gu-đi-ơ)
  7. Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau: Câu 1:(M1) (0,5đ) Người mà cô y tá đưa đến bên cạnh ông lão đang bị bệnh rất nặng là: A.Con trai ông lão. B.Một người bác sĩ. C.Một chàng trai là bạn cô. D.Một anh thanh niên. Câu 2:(M2) (0,5đ) Hình ảnh gương mặt ông lão được tả trong đoạn 1 gợi lên điều gì ? A.Ông rất mệt và rất đau buồn vì biết mình sắp chết. B.Ông cảm thấy khỏe khoắn, hạnh phúc, toại nguyện. C.Tuy rất mệt nhưng ông cảm thấy hạnh phúc, toại nguyện. D.Gương mặt ông già nua và nhăn nheo. Câu 3: (M3) (1 đ)Anh lính trẻ đã suốt đêm ngồi bên ông lão, an ủi ông là vì: A.Bác sĩ và cô y tá yêu cầu anh như vậy. B.Anh nghĩ ông đang cần có ai đó ở bên cạnh mình vào lúc ấy. C.Anh nhầm tưởng đấy là cha mình. D.Anh muốn thực hiện để làm nghề y. Câu 4: (M3) (1 đ)Điều đã khiến Cô y tá ngạc nhiên là: A. Anh lính trẻ đã ngồi bên ông lão, cầm tay ông, an ủi ông suốt đêm. B. Anh lính trẻ trách cô không đưa anh đến gặp cha mình. C. Anh lính trẻ không phải là con của ông lão. D. Anh lính trẻ đã chăm sóc ông lão như cha của mình. Câu 5(M4)(1đ) Câu chuyện trong bài văn muốn nói với em điều gì ? Câu 6: (M1) (0,5đ)Từ nào dưới đây là từ trái nghĩa với từ “chìm” trong câu “Trăng chìm vào đáy nước”. A. trôi. B. lặn. C. nổi D. chảy Câu 7: (M2) (0,5đ)Từ “ăn” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc: A.Cả gia đình tôi cùng ăn cơm. B. Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân. C. Những chiếc tàu vào cảng ăn than. D. Mẹ cho xe đạp ăn dầu. Câu 8: (M3)(0,5đ) Các từ đồng nghĩa với từ “hiền” trong câu “Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa” A. Hiền lành, nhân nghĩa, nhận đức, thẳng thắn. B. Hiền hòa, hiền hậu, lành, hiền lành. C.Hiền hậu, hiền lành, nhân ái, trung thực. D. Nhân từ, trung thành, nhân hậu, hiền hậu. Câu 9:(M3) (0,5 đ)Từ “nước’’ trong câu nào là từ đồng âm khác nghĩa? Gạch chân dưới từ nước trong câu đó? A. Mùa mưa, nước sông chảy rất xiết. B. Thương con vàng, cu Khánh khóc nước mắt chảy như mưa.
  8. C. Ông chỉ đi dăm nước cờ là đối thủ đã chịu thua. D. Sáng nay, mẹ em mua một thùng nước ngọt. Câu 10: (M4) (1đ)Đặt 2 câu có sử dụng cặp từ trái nghĩa. II Phần kiểm tra viết: 1. Viết chính tả: (Nghe viết) 2đ Bài viết: NÚI BÀ ĐEN Người ta bảo núi Bà Đen là một thắng cảnh của miền sơn cước Tây Ninh, thật không phải quá đáng ! Những buổi bình minh, mặt trời còn bẽn lẽn núp sau sườn núi, phong cảnh nhuộm những màu sắc đẹp lạ lùng. Hòn núi từ màu xám xịt đổi ra màu tím sẫm; từ màu tím sẫm đổi ra màu hồng; rồi từ màu hồng dần đổi ra màu vàng nhạt. Cho đến lúc mặt trời chễm chệ ngự trị trên chòm mây, ngọn núi mới trở lại màu xanh biếc thường ngày của nó. Theo Thẩm Thệ Hà 2. Tập làm văn: ( 8đ) Tả một cơn mưa. Tả cảnh ngôi trường em trước buổi học hoặc trong giờ ra chơi. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ I Môn: Tiếng Việt - Khối 5 Năm học 2019 -2020 I Kiểm tra đọc: (10 điểm ) 1. Đọc thành tiếng (3 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm 2. Kiểm tra đọc hiểu văn bản và kiến thức Tiếng Việt ( 7 điểm ) Câu 1: D (0,5điểm) Câu 2: C (0,5 điểm) Câu 3: B (1 điểm) Câu 4: A (1 điểm) Câu 5: (1 điểm) Câu chuyện muốn nói với em hãy đưa bàn tay nhân ái giúp đỡ mọi người và mình cũng sẽ nhận được nhiều niềm vui, hạnh phúc.
  9. Câu 6: C (0,5 điểm) Câu 7: A (1điểm) Câu 8: B (0,5 điểm) Câu 9: C (1 điểm) Câu 10: (1 điểm) Mỗi câu được 0,5 điểm Ví dụ: Trong lớp, bạn Nam thì cao còn bạn Hậu lại thấp. Trong vườn, cây cau thì cao, cây bơ thì thấp. II Phần kiểm tra viết : ( 10 điểm ) 1. Chính tả (2 điểm) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả: 2 điểm Trong đó: + Tốc độ viết đạt yêu cầu (95 chữ/15 phút), chữ viết rõ ràng, viết đúng cỡ chữ, kiểu chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm. Nếu chữ viết không rõ ràng, trình bày bẩn có thể trừ 0,5 – 0,25 điểm cho toàn bài, tùy theo mức độ. + Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. Với mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định, viết thiếu tiếng), từ lỗi thứ 6 trở lên, trừ 0, 2 điểm/ 1 lỗi. Nếu 1 lỗi chính tả lặp lại nhiều lần thì chỉ trừ điểm 1 lần. 2.Tập làm văn (8 điểm) - Đảm bảo các yêu cầu sau: - Bố cục đủ ba phần, trình tự diễn đạt hợp lí, xác định đúng trọng tâm đề bài. - Hình thức diễn đạt, viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, không sai lỗi chính tả. hành văn trôi chảy, miêu tả tự nhiên, tình cảm chân thật. Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ. -Tùy theo mức độ sai sót giáo viên cho các mức điểmphù hợp. An Bình, ngày 16 tháng 10 năm 2019 DUYỆT CM DUYỆT KHỐI Người ra đề Nguyễn Thị Thu Hương Trương Thị Tính