Đề kiểm tra định kì giữa học kì II môn Sinh Khối 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trần Đại Nghĩa (Có đáp án)

docx 4 trang Thủy Hạnh 13/12/2023 2300
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì giữa học kì II môn Sinh Khối 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trần Đại Nghĩa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_dinh_ki_giua_hoc_ki_ii_mon_sinh_khoi_7_nam_hoc_2.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra định kì giữa học kì II môn Sinh Khối 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trần Đại Nghĩa (Có đáp án)

  1. # PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ(GKII) TRƯỜNG THCS TRẦN ĐẠI NGHĨA NĂM HỌC (2020 – 2021) MÔN: Sinh – Khối lớp 7 Thời gian làm bài : 45 phút(không kể thời gian phát đề) (Đề thi có 02 trang) Thứ ngày tháng 03 năm 2021 Họ và tên học sinh : Số báo danh : Mã đề 407 Điểm Lời nhận xét của giáo viên I. Phần trắc nghiệm(3,0 điểm) (Học sinh trả lời bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng.)mỗi câu đúng được 0,25 điểm. Câu 1. Ếch hô hấp bằng A. da và phổiB. daC. phổi D. mang Câu 2. Loài lưỡng cư nào dưới đây trên lưng có những lỗ nhỏ; khi đẻ trứng, cóc cái phết trứng đã thụ tinh lên lưng, trứng lọt vào các lỗ và phát triển thành nòng nọc? A. Cóc tổ ong Nam Mĩ.B. Nhái Nam Mĩ. C. Cóc mang trứng Tây Âu. D. Cá cóc Tam Đảo Câu 3. Vì sao thỏ chạy tuy không dai sức bằng các loài thú ăn thịt nhưng trong một số trường hợp, chúng vẫn thoát khỏi nanh vuốt của kẻ săn mồi? A. Vì trong khi chạy, chân thỏ thường hất cát về phía sau. B. Vì thỏ thường chạy theo hình chữ Z khiến cho kẻ thù bị mất đà khi đuổi theo. C. Vì thỏ có cơ thể nhỏ có thể trốn trong các hang hốc. D. Vì màu lông của thỏ thường lẫn với màu môi trường khiến kẻ thù không nhận ra. Câu 4. Loài động vật nào sau đây đẻ trứng và thụ tinh trong? A. Cá chépB. Cá voiC. Cá sấuD. Ếch Câu 5. Nhóm Chim chạy có những đặc điểm nào thích nghi với tập tính chạy? A. Chân ngắn, 4 ngón, có màng bơi B. Chân cao, to, khỏe, có 2 hoặc 3 ngón C. Lông nhỏ, ngắn và dày, không thấm nước D. Cánh phát triển, chân có 4 ngón Câu 6. Chim bồ câu có tập tính nuôi con như thế nào? A. Nuôi con bằng sữa diều, mớm mồi cho con. B. Chỉ nuôi con bằng cách mớm mồi cho con. C. Nuôi con bằng sữa mẹ. D. Con non tự đi kiếm mồi. Câu 7. Tập tính tự vệ của cóc tía, nhái bầu khi gặp kẻ thù là A. Dọa nạtB. Ẩn nấpC. Trốn chạyD. giả chết. Câu 8. Thằn lằn bóng đuôi dài sống ở đâu? A. Ở nướcB. Ở nơi ẩm ướt C. Ở nơi khô ráo D. vừa nước,vừa cạn 1/4 - Mã đề 407
  2. Câu 9. Đặc điểm nào dưới đây có ở các đại diện của bộ Cá sấu? A. Da khô, có vảy sừng, đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ. B. Da ẩm ướt, không có vảy sừng. C. Có mai và yếm, đẻ trứng có vỏ đá vôi. D. Hàm rất dài, có nhiều răng lớn mọc trong lỗ chân răng. Câu 10. Đại diện thuộc Bộ guốc lẻ là: A. hươu, nai B. trâu, voi.C. tê giác, ngựaD. lợn, bò. Câu 11. Động vật nào sau đây thuộc lớp thú: A. Đà điểu, chim cánh cụtB. Cá voi, cá heo C. rùa núi vàng, ba baD. Cá cóc tam đảo, cá sấu Câu 12. Một số thằn lằn (thạch sùng, tắc kè) bị kẻ thù túm lấy đuôi, nó thoát thân được là nhờ A. cấu tạo đuôi càng về sau càng nhỏ. B. tự ngắt được đuôi C. đuôi trơn bóng, luôn tì sát xuống đất. D. đuôi có chất độc. II. Phần tự luận (7,0 điểm) Câu 13( 3, 0đ ) Em hãy trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của Thỏ? Câu 14 (3,0đ) A. Em hãy lấy dẫn chứng về trò của lớp chim trong thực tiễn?(2,0đ) B. Em hãy đề xuất các biện pháp để bảo vệ sự đa dạng của lớp chim?(1,0đ) Câu 15. (1, 0đ) Em hãy giải thích ưu diểm của sự sinh sản thai sinh so với đẻ trứng và noãn thai sinh? BÀI LÀM 2/4 - Mã đề 407
  3. ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM Câu Đáp án Biểu điểm 1 A 0,25đ 2 A 0,25đ 3 B 0,25đ 4 C 0,25đ 5 B 0,25đ 6 A 0,25đ 7 D 0,25đ 8 C 0,25đ 9 D 0,25đ 10 C 0,25đ 11 B 0,25đ 12 B 0,25đ Câu Đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ: 0,5đ + Bộ lông mao dày, xốp. 13(3,0đ) 0,5đ + Chi trước ngắn dùng để đào hang. + Chi sau dài, khỏe bật nhảy xa giúp thỏ chạy nhanh. 0,5đ + Mũi thính và có lông xúc giác nhạy bén. 0,5đ + Mắt thỏ không tinh, mi mắt cử động được, có lông mi. 0,5đ + Tai thính, vành tai dài, lớn, cử động được theo các phía. 0,5đ Câu 14 A.Nêu vai trò của lớp chim và lấy ví dụ minh họa? - Có lợi: (3,0đ) + Làm cảnh(chào mào, họa mi, sáo, công, vẹt ) 0,25đ + Làm thực phẩm(gà,vịt, ngan, ngỗng ) 0,25đ + Làm đồ trang trí,chăn, gối(Lông đà điểu ) 0,25đ + Phục vụ tham quan du lịch(công,đà điểu, vẹt ) 0,25đ + Tiêu diệt sâu có hại(chim sâu, gõ kiến ) 0,25đ + Thụ phấn cho cây, phát tán quả, hạt(chim sẻ, vẹt ) 0,25đ + Được huấn luyện để săn mồi(đại bàng, diều hâu ) 0,25đ Có hại: + Gây hại cho mùa màng sản xuất(chim bói cá, chim ăn hạt ) 0,25đ B.Em hãy đề xuất các biện pháp để bảo vệ sự đa dạng của lớp chim? + Không săn bắn bừa bãi, không phá hoại chỗ ở của chúng 0,25đ + Không đặt bẫy, không phá hoại môi trường tự nhiên. 0,25đ + Xây dựng khu bảo tồn, rừng bảo vệ động vật 0,25đ + Tuyên truyền để nhân dân cùng bảo vệ động vật. 0,25đ 3/4 - Mã đề 407
  4. Câu 15 + Thai sinh không bị lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng 0,25đ như các động vật có xương sống đẻ trứng. (1,0đ) + Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho phát triển. 0,25đ + Con non được nuôi bằng sữa mẹ, có sự bảo vệ của mẹ trong 0,25đ giai đoạn đầu đời. + Tỷ lệ sống sót con non cao hơn. 0,25đ Đạt hiếu; Ngày 15 tháng 3 năm 2021 Duyệt của BGH Duyệt của TPCM Người ra đề Hồ Hoài Phước Đinh Thị Liên Lê Thị Hương Ktul H Ngai TL: 4/4 - Mã đề 407