Đề kiểm tra Địa lý 9 (Đề 2) - Trường THCS Phú Thị

docx 8 trang thienle22 4040
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Địa lý 9 (Đề 2) - Trường THCS Phú Thị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_dia_ly_9_de_2_truong_thcs_phu_thi.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra Địa lý 9 (Đề 2) - Trường THCS Phú Thị

  1. TRƯỜNG THCS PHÚ THỊ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊA LÝ 9 NĂM HỌC 2019 - 2020 Nội dung Nhận Thông Vận Vận biết hiểu dụng dụng cao Địa lý dân cư Số câu 2 2 Số điểm 0,5 0,5 Tỉ lệ 5% 5% Địa lý kinh tế Số câu 7 3 Số điểm 1,75 0,75 Tỉ lệ 17,5% 7,5% Sự phân hóa lãnh thổ Số câu 10 5 1 Số điểm 2,5 1,25 0,25 Tỉ lệ 25% 12,5% 2,5% Địa lý Hà Nội Số câu 1 Số điểm 0,25 Tỉ lệ 2,5% Atlat địa lý Việt Nam Số câu 5 Số điểm 1,25 Tỉ lệ 12,5% Bảng số liệu Số câu 3 Số điểm 0,75 Tỉ lệ 7,5% Biểu đồ Số câu 1 Số điểm 0,25 Tỉ lệ 2,5% Tổng (40 câu; 10 điểm; 100%) 20 câu 10 câu 6 câu 4 câu 5 điểm 2,5 điểm 1,5 1 điểm 50% 25% điểm 10% 15%
  2. TRƯỜNG THCS PHÚ THỊ ĐỀ KIỂM TRA ĐỊA LÝ 9 NĂM HỌC 2019 - 2020 Câu 1: Dân tộc nào sau đây có nhiều kinh nghiệm nhất trong thâm canh lúa nước? A. Dân tộc Kinh. C. Dân tộc H’Mông. B. Dân tộc Dao. D. Dân tộc Tày. Câu 2: Chất lượng nguồn lao động nước ta có hạn chế là? A. chậm tiếp thu khoa học kĩ thuật. B. chỉ có kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp. C. lao động có trình độ cao còn ít. D. tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo tăng. Câu 3: Tỉ suất sinh của nước ta hiện nay tương đối thấp là do A. cơ cấu dân số trẻ, tâm lý xã hội hiện đại hơn. B. thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình. C. y tế, giáo dục ngày càng phát triển. D. quá trình công nghiệp hóa diễn ra mạnh. Câu 4: Chiến tranh kéo dài đã làm cho tỉ số giới tính của nước ta những năm trước đây có đặc điểm là A. cân bằng C. rất cao B. mất cân đối D. tăng rất nhanh Câu 5: Cây lương thực chính ở nước ta là cây nào sau đây? A. ngô B. khoai C. sắn D. lúa Câu 6: Rừng được trồng ở đầu nguồn các con sông và vùng ven biển gọi là A. rừng phòng hộ C. rừng sản xuất B. rừng ngập mặn D. rừng đặc dụng Câu 7: Nhà máy thủy điện lớn nhất nước ta hiện nay là A. Hòa Bình C. Yaly B. Sơn La D. Trị An Câu 8: Hai trung tâm dịch vụ lớn nhất nước ta hiện nay là A. Đà Nẵng và Hải Phòng. B. Hải Phòng và Hà Nội. C. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. D. Hà Nội và Đà Nẵng. Câu 9: Nước mắm là sản phẩm của ngành công nghiệp nào dưới đây? A. Chế biến sản phẩm trồng trọt. B. Chế biến sản phẩm chăn nuôi. C. Chế biến thủy sản. D. Chế biến thực phẩm đông lạnh. Câu 10: Ngành công nghiệp nào sau đây không thuộc nhóm ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu? A. Khai thác than C. Khai thác khí đốt
  3. B. Thủy điện D. Khai thác dầu mỏ Câu 11: Hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng nhất ở nước ta là A. nội thương C. thương mại B. ngoại thương D. xuất khẩu Câu 12: Các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta chủ yếu dựa trên thế mạnh về A. tài nguyên thiên nhiên và lao động B. lao động và thị trường C. thị trường và tài nguyên thiên nhiên D. lao động và vị trí địa lí Câu 13: Cơ sở quan trọng để nước ta phát triển một cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng là A. cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện B. tài nguyên thiên nhiên phong phú C. lao động có trình độ ngày càng cao D. nhu cầu lớn và đa dạng của thị trường Câu 14: Biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta là gì? A. Thủy lợi. C. Mở rộng diện tích. B. Phòng chống thiên tai. D. Đa dạng cơ cấu. Câu 15: Di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận ở Trung du mền núi Bắc Bộ là A. Tràng An. C. Phong Nha - Kẻ Bàng. B. Vịnh Hạ Long. D. Pác Bó. Câu 16: Thành phố nào dưới đây được coi là cửa ngõ quan trọng hướng ra Vịnh Bắc Bộ của vùng Đồng bằng sông Hồng? A. Hải Phòng. C. Hạ Long. B. Hà Nội. D. Ninh Bình. Câu 17: Nhận định nào dưới đây không đúng về điều kiện tự nhiên của Bắc Trung Bộ? A. Đây là dải đất hẹp ngang, kéo dài. B. Tất cả các tỉnh đều có biển và núi. C. Vùng có dãy Trường Sơn cao nhất cả nước. D. Nhièu thiên tai, đặc biệt là bão. Câu 18: Đặc sản của Duyên hải Nam Trung Bộ có giá trị kinh tế cao, được khai thác ở một số đảo ven bờ là A. yến sào. C. rau quả. B. tôm hùm. D. cua rèm. Câu 19: Nhận định nào dưới đây không đúng về Tây Nguyên? A. Tỉ lệ che phủ rừng cao nhất cả nước. B. Vùng duy nhất không giáp biển. C. Khí hậu lạnh giá, ẩm ướt.
  4. D. Nhiều cao nguyên badan. Câu 20: Vùng chuyên canh cây công nghiệplớn nhất nước ta là A. Đông Nam Bộ. C. Trung du miền núi Bắc Bộ. B. Tây Nguyên. D. Bắc Trung Bộ. Câu 21: So với các vùng khác trong cả nước, năng suất lúa của Đồng bằng sông Cửu Long ở mức nào sau đây? A. Cao nhất C. Trung bình. B. Thấp hơn Đồng bằng sông Hồng. D. Thấp hơn nhiều vùng. Câu 22: Nghề làm muối phát triển mạnh nhất ở vùng nào? A. Đông Nam Bộ. C. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Bắc Trung Bộ. Câu 23: Cây chè, hồi, hoa quả cận nhiệt, ôn đới (mận, đào, lê ) được trồng nhiều ở Trung du miền núi Bắc Bộ là do A. vùng có nhu cầu lớn. B. phù hợp với mùa đông lạnh của vùng. C. có khả năng xuất khẩu ra thế giới. D. vùng có nhiều dạng địa hình khác nhau. Câu 24: Nhận định nào dưới đây không đúng về Đồng bằng sông Hồng? A. Mức sống của người dân cao nhất cả nước. B. Mật độ dân số cao nhất so với các vùng trong cả nước. C. Hệ thống đê thể hiện đặc trưng văn hóa của vùng. D. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao hơn trung bình cả nước. Câu 25: Bắc Trung Bộ trở thành địa bàn trung chuyển khối lượng lớn hàng hóa và hành khách Bắc - Nam là do A. vùng có hình dạng lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang. B. vị trí cầu nối giữa Bắc Bộ với các tỉnh phía Nam. C. tất cả các tỉnh đều giáp biển và giáp Lào. D. xu thế mở cửa, tăng cường hội nhập quốc tế. Câu 26: Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân khiến sản lượng lương thực của Duyên hải Nam Trung Bộ thấp? A. Quỹ đất nông nghiệp hạn chế. B. Đất xáu, thiếu nước, hạn hán. C. Mùa mưa bão lụt, có nơi nhiễm mặn. D. Đường bờ biển dài, nhiều đảo. Câu 27: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên trong sản xuất nông - lâm - nghiệp ở Tây Nguyên là A. địa hình cao nguyên xếp tầng. B. mùa khô sâu sắc, kéo dài. C. có nhiều hệ thống sông lớn. D. có nhiều loại cây công nghiệp.
  5. Câu 28: Hoạt động khai thác thủy sản phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là do vùng có A. đường bờ biển dài. B. ngư trường Cà Mau - Kiên Giang. C. mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. D. khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm. Câu 29: Du lịch biển ở nước ta hiện nay chủ yếu tập trung khai thác hoạt động nào sau đây? A. Tắm biển. C. Khám phá. B. Thể thao. D. Nghỉ dưỡng. Câu 30: Nguyên nhân làm cho chất lượng môi trường của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ bị giảm sút là do A. chặt phá rừng bừa bãi, các thiên tai gia tăng. B. địa hình núi cao, khí hậu lạnh giá. C. sông ngòi có độ dốc, lũ quét. D. khoáng sản nhiều, đang bị khai thác mạnh. Câu 31: Thủ đô Hà Nội thuộc vùng kinh tế nào dưới đây? A. Trung du miền núi Bắc Bộ. C. Đồng bằng sông Hồng. B. Bắc Trung Bộ. D. Đông Nam Bộ. Câu 32: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 18, cho biết vùng nào sau đây trồng nhiều cà phê nhất nước ta? A. Tây Nguyên. C. Bắc Trung Bộ. B. Đông Nam Bộ. D. Trung du miền núi Bắc Bộ. Câu 33: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 23, cho biết các tuyến đường 1,2,3,6,18 giúp Trung du miền núi Bắc Bộ thông thương với vùng, lãnh thổ nào dưới đây? A. Bắc Trung Bộ. C. Đồng bằng sông Hồng. B. Trung Quốc. D. Lào. Câu 34: Căn cứ vào Atlat Địa lý trang 25, cho biết cả nước có bao nhiêu trung tâm du lịch cấp quốc gia? A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 Câu 35: Căn cứ vào Atlat Địa lý trang 29, cho biết trung tâm công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh có quy mô ở mức nào dưới đây? A. Trên 120 nghìn tỉ đồng. B. Trên 40 - 120 nghìn tỉ đồng. C. Từ 9 - 40 nghìn tỉ đồng. D. Dưới 9 nghìn tỉ đồng. Câu 36: Căn cứ vào Atlat Địa lý trang 21, cho biết trung tâm công nghiệp Vinh bao gồm những ngành nào? A. Cơ khí, hóa chất, dệt.
  6. B. Cơ khí, điện tử tin học, chế biến thực phẩm. C. Chế biến thực phẩm, luyện kim, cơ khí. D. Chế biến thực phẩm, cơ khí, vật liệu xây dựng. Câu 37: Cho bảng số liệu sau: Dân số Việt Nam giai đoạn 2000 - 2016 (Đơn vị: triệu người) Năm 2000 2005 2012 2016 Tổng số dân 77,63 83,11 88,77 92,69 Dân số nông thôn 58,86 60,77 60,42 60,76 Dân số thành thị 18,77 22,34 28,35 31,93 Nhận xét nào dưới đây không đúng về đặc điểm dân số Việt Nam giai đoạn 2000 - 2016? A. Tỉ lệ dân thành thị thấp. B. Dân số nước ta tăng tiếp tục. C. Dân số thành thị tăng chậm hơn nông thôn. D. Dân cư tậptrung chủ yếu ở nông thôn. Câu 38: Cho bảng số liệu sau: Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp, giai đoạn 2000 - 2015 Sản phẩm 2000 2005 2010 2015 Than sạch (triệu tấn) 11,6 6,4 44,8 41,5 Dầu thô khai thác (triệu tấn) 16,3 18,5 15,0 18,7 Khí tự nhiên ở dạng khí (triệu m3) 1596 6440 9402 10660 Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng than sạch, dầu thô khai thác và khí tự nhiên ở nước ta giai đoạn 2000 - 2015 là A. tròn B. miền C. kết hợp D. cột chồng Câu 39: Cho biểu đồ: Nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 1986 - 2005?
  7. A. Tỉ trọng đóng góp của các ngành khá đồng đều. B. Tỉ trọng ngành công nghiệp có xu hướng tăng liên tục. C. Tỉ trọng ngành công nghiệp luôn lớn nhất trong cơ cấu. D. Ngành nông, lâm, ngư nghiệp có tỉ trọng giảm liên tục. Câu 40: Cho biểu đồ sau: Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lương thực, bình quân lương thực theo đầu người của nước ta. B. Dân số, sản lượng lương thực, bình quân lương thực trên đầu người của nước ta. C. Mối quan hệ giữa dân số và sản lượng lương thực của nước ta. D. Sự chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất lương thực của nước ta. TRƯỜNG THCS PHÚ THỊ ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊA LÝ 9
  8. NĂM HỌC 2019 - 2020 1A 2C 3B 4B 5D 6A 7B 8C 9C 10B 11B 12A 13B 14A 15B 16A 17C 18A 19B 20A 21B 22B 23B 24A 25B 26D 27B 28B 29A 30A 31C 32A 33C 34B 35A 36D 37C 38C 39D 40A