Đề kiểm tra cuối kì II môn Toán Lớp 5 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (Có đáp án)

doc 15 trang Thủy Hạnh 15/12/2023 1020
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì II môn Toán Lớp 5 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_ki_ii_mon_toan_lop_5_nam_hoc_2019_2020_truo.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì II môn Toán Lớp 5 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG TH NGUYỄN BÁ NGỌC ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II Họ và tên: Năm học 2019 - 2020 Lớp: 5 Môn: Toán - Lớp 5 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) *Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước kết quả đúng nhất: Câu 1: (M1-1 điểm) Chữ số 2 trong số thập phân 196,724 có giá trị là: Câu 2: (M 1-1 điểm) Số thập phân 0,85 được viết dưới dạng tỉ số phần trăm là: A. 8,5% B. 850% C. 0,85% D. 85% Câu 3: (M 1- 1 điểm) Phát biểu quy tắc nào sau đây đúng với hình lập phương: Muốn tính diện tích xung quanh của hình lập phương ta làm như sau: A. Lấy diện tích một mặt nhân với 3. B. Lấy diện tích một mặt nhân với 5. C. Lấy diện tích một mặt nhân với 4. D. Lấy diện tích một mặt nhân với 6. Câu 4: (M 2- 1 điểm) a) Số thích hợp viết vào chỗ chấm của 4m3 21dm3= m3 A. 4,0021m3 B. 4,021 m3 C. 4,210m3 D. 4,0210m3 b) Số thích hợp viết vào chỗ chấm của 6 ngày 13 giờ = giờ A. 154 giờ B.150 giờ C. 144 giờ D. 157 giờ Câu 5: (M 2-1 điểm) Kết quả của phép tính 15,36 : 6,4 là: A. 2,49 B.2,9 C. 2,4 D. 2,39 Câu 6: (M2 -1 điểm) Kết quả của biểu thức 16,27 + 10 là: A. 16,37 B. 26,27 C. 17,27 D. 17,26 Câu 7: (M 3 -1 điểm) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là 114m2 , chiều dài 8,5m; chiều rộng 6,5m; chiều cao là: A. 3,8 m2 B. 114m C. 3,8m D. 3,08m II. PHẦN TỰ LUẬN (M -3 điểm) Câu 8: (M 3-1 điểm) Tính giá trị của biểu thức : 101 – 0,36 : 3,6 x 1,8 + 8,96 Câu 9: (M 3- 1 điểm) Một xe máy đi từ A lúc 7 giờ 15 phút và đến B lúc 10 giờ 25 phút. Xe máy đi với vận tốc 40 km/ giờ và nghỉ dọc đường mất 16 phút. Tính độ dài quãng đường AB ? Câu 10: (M 4 -1 điểm) Khoảng thời gian từ 6 giờ sáng đến bây giờ bằng 2/3 khoảng thời gian từ bây giờ đến 12 giờ đêm nay. Hỏi bây giờ là mấy giờ?
  2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 Câu 1M1 2M1 3M1 4aM2 4bM2 5M2 6M2 7M3 Đáp án B D C B D C C B Thang điểm 1,0 đ 1,0đ 1,0đ 0,5đ 0,5đ 1,0đ 1,0đ 1,0đ Câu 8: (1 điểm) M3 101 – 0,36 : 3,6 x 1,8 + 8,96 = 101 – 0,1 x 1,8 + 8,98 = 101 – 0,18 + 8,96 = 100,82 + 8,96 = 109,78 Câu 9: (1 điểm). M3 ( Học sinh có thể làm cách khác) Bài giải: Đổi: 10 giờ 25 phút = 9 giờ 85 phút ( 0,125đ) Thời gian xe máy đi từ A đến B là: ( 0,125đ) 9 giờ 85 phút – 7 giờ 15 phút – 16 phút = 2 giờ 54 phút ( 0,125đ) Đổi 2 giờ 54 phút = 2,9 giờ ( 0,25đ) Quãng đường AB dài là: ( 0,125đ) 40 × 2,9 = 116 ( km) ( 0,125đ) Đáp số: 116 km ( 0,125đ) Câu 10: (1 điểm). M4 Bài giải: 12 giờ đêm = 24 giờ đêm Thời gian từ 6 giờ sáng đến 12 giờ đêm là: 24- 6 = 18 ( giờ) Tổng số phần bằng nhau là: 2 + 3 = 5 (phần) Thời gian từ 6 giờ đến bây giờ là: 18: 5 x 2 = 7,2 (giờ) 7,2 (giờ) = 7 giờ 12 phút Vậy bây giờ là: 6 giờ + 7 giờ 12 phút = 13 giờ 12 phút 13 giờ 12 phút = 1 giờ 12 phút ( chiều) Đáp số: 1 giờ 12 phút buổi chiều.
  3. Ma trận câu hỏi đề kiểm tra môn Toán cuối học kì II lớp 5 Mạch kiến thức kĩ năng Số câu, Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng số điểm Số học: Biết chuyển hỗn số thành số thập phân. Nhận Số câu 2 2 2 6 biết, chuyển đổi số thập phân dưới dạng tỉ số phần Câu số 1;2 6;7 8;9 trăm. Biết so sánh và thực hiện các phép tính với số Số điểm 2đ 2đ 2đ 6đ thập phân. Biết giải bài toán tìm vận tốc. Đại lượng và đo đại lượng: Biết chuyển đổi đơn Số câu 1 1 2 vị đo thể tích, đổi đơn vị đo Câu số 3 10 thời gian Số điểm 1đ 1đ 2đ Yếu tố hình học: Tính được thể tích hình lập Số câu 1 1 2 phương, diện tích xung quanh của hình hộp chữ Câu số 4a,b 5 nhật. Số điểm 1đ 1đ 2đ Giải toán có lời văn (kết hợp số học và hình học): Số câu 1 Câu số 9 Số điểm 1đ 1đ Tổng Số câu 3 3 3 1 10 Số điểm 3đ 3đ 3đ 1đ 10đ
  4. TRƯỜNG TH NGUYỄN BÁ NGỌC Thứ ngày .tháng năm 2020 Họ và tên: KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Lớp: 5 Môn: TIẾNG VIỆT- Lớp 5 Thời gian: 90 phút I. KIỂM TRA KĨ NĂNG ĐỌC VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (10 điểm) - HS bốc thăm các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 34 đọc theo đoạn hoặc cả bài thơ và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung vừa đọc. 1. Đọc thành tiếng: (3 điểm) 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm) (35 phút) Đọc thầm bài văn rồi trả lời câu hỏi bên dưới: BUỔI SÁNG MÙA HÈ TRONG THUNG LŨNG Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy gáy te te. Trên mấy cây cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả. Ngoài suối, tiếng chim cuốc vọng vào đều đều Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới. Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi. Khoảng trời sau dãy núi phiá đông ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung lũng, trải trên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn Ven rừng, rải rác những cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đỏ ối những quả Nắng vàng lan nhanh xuống chân núi rồi rải vội lên đồng lúa. Bà con xã viên đã đổ ra đồng cấy mùa, gặt chiêm. Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô,tiếng nói, cười nhộn nhịp, vui vẻ. Mặt trời nhô dần lên cao, ánh nắng mỗi lúc một gay gắt. Dọc theo những con đường mới đắp, vượt qua chiếc cầu gỗ bắc qua con suối, từng tốp nam nữ thanh niên thoăn thoắt gánh lúa về sân phơi. Tiếng cười giòn tan vọng vào vách đá. (HOÀNG HỮU BỘI) Khoanh vào ý trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1: : (M1-0,5 điểm) Thung lũng trong bài ở: A.Miền Bắc B. Miền Trung C.Miền Nam D.Miền Tây Nam Bộ Câu 2: (M 1- 0,5 điểm) Đoạn đầu “Rừng núi còn chìm đắm tiếng gọi nhau í ơí” Tả cảnh thung lũng vào lúc : A.Mặt trời mọc B.Trời chưa sáng hẳn C.Gần trưa D.Buổi chiều Câu 3: (M 2- 0,5điểm) “Râm ran” là từ ngữ tả âm thanh vang lên của: A.Tiếng gà gáy B.Tiếng ve kêu C.Tiếng chim cuốc D.Tiếng người gọi nhau Câu 4: (M 1-0,5điểm) Từ ngữ tả màu sắc của cảnh vật khi mặt trời mọc: A.Trắng B. Hồng C. Màu lá mạ D. Màu đỏ rực
  5. Câu 5: (M 3- 0,5điểm) Câu văn nào trong bài tả cảnh bà con nông dân lao động rất vui: A. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới. B. Bà con xã viên đã đổ nhau ra đồng cấy mùa, gặt chiêm. C. Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói cười nhộn nhịp vui vẻ. D. Từng tốp nam nữ thanh niên thoăn thoắt gánh lúa về sân phơi. Câu 6: (M 6-0,5điểm) Từ đồng nghiã với từ “ trổ” trong từ “trổ hoa vàng” là từ: A. Nở B. Cụp C. Chúm chím D. Nhú Câu 7: (M 2 -1điểm) Trái nghiã với từ “nhấp nhô” là từ : A.Mấp mô B. Bằng phẳng C. Gồ ghề D. Lồi lõm Câu 8 : (M 4- 1điểm) Xác định từ loại trong từ “Thoăn thoắt” Câu 9: (M 2- 1điểm) Nội dung của bài văn là: Câu 10:(M 3- 1điểm) Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu văn sau và cho biết câu văn trên là câu đơn hay câu ghép ? Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói cười nhộn nhip vui vẻ. II. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 1. Chính tả : (Nghe - viết) (2 điểm, 15 – 20 phút) Bài "Buổi sáng ở thành phố Hồ Chí Minh" (TV5 - Tập 2/Tr.132). Viết đoạn: "Mảng thành phố bỗng òa tươi trong nắng sớm". 2. Tập làm văn : (8 điểm, 30 - 35 phút): Đề bài: Em hãy tả cô giáo hoặc thầy giáo đã từng dạy em trong những năm học qua đã để lại cho em nhiều kỷ niệm sâu sắc nhất.
  6. Đáp án, biểu điểm môn Tiếng Việt lớp 5 học kỳ II Điểm thành PhầnI Câu Đáp án chi tiết phần Kiểm tra kỹ năng đọc thành (3đ) Tùy mức độ Đọc tiếng:Đọc trôi chảy, lưu loát,diễn HS đọc GV cho (10đ) cảm một đoạn văn trong bài, đúng tốc điểm 2-2,5-1 độ ( khoảng 120 tiếng/phút). Đáp án đọc thầm trả lời câu hỏi đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5:(7điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án A B A C C A B Thang điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1,0 Câu 8: ( 1 điểm):Thoăn thoắt là từ láy Câu 9: ( 1 điểm):Tả cảnh thung lũng và cảnh lao động của bà con nông dân ở miền núi phía Bắc vào một buổi sáng mùa hè. Câu 10: ( 1 điểm):Trạng ngữ: Trên cánh đồng lúa chín vàng Chủ ngữ 1: bóng áo chàm và nón trắng Vị ngữ 1: nhấp nhô Chủ ngữ 2: tiếng nói cười. Vị ngữ 2: rộn rã, vui vẻ. Câu văn trên là câu ghép. PHẦN II: VIẾT: (10đ) Kiểm tra kỹ năng nghe-viết đúng bài chính tả, trình bày sạch sẽ, đúng hình (2đ)GV trừ điểm theo 1. Chính thức bài văn, đúng tốc độ viết (khoảng qui định nếu HS mắc tả 100 chữ/15 phút) không mắc quá 5 lỗi lỗi trong bài. Kiểm tra kỹ năng viết bài văn tả người có (8đ) nội dung như đề yêu cầu. Mở bài (1đ) VIẾT Nội dung (1,5đ) 2. Tập làm Thân bài Kĩ năng (1,5đ) văn Cảm xúc (1đ) Kết bài (1đ) Chữ viết, chính tả (0,5đ) Dùng từ, đặt câu (0,5đ)
  7. Sáng tạo (1đ) Ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 Phần Câu Nội dung kiến thức cần kiểm tra Điểm Mức Kiểm tra kỹ năng đọc thành tiếng:Đọc trôi chảy lưu loát đoạn văn, diễn cảm, đúng (3đ) tốc độ (khoảng 120 tiếng/phút). Kiểm tra kỹ năng đọc hiểu: (7đ) 1 Tìm hiểu nội dung bài đọc (0,5đ) M1 2 Tìm hiểu nội dung bài đọc (0,5đ) M1 3 Tìm hiểu nội dung bài đọc (0,5đ) M2 ĐỌC 4 Tìm hiểu nội dung bài đọc (0,5đ) M1 5 Tìm hiểu nội dung bài đọc (0,5đ) M3 6 Từ đồng nghĩa (0,5đ) M3 7 Từ loại (1đ) M2 8 Tìm hiểu nội dung chính của bài đọc (1đ) M4 9 Từ trái nghĩa (1đ) M2 10 Cách xác định thành phần trong câu ghép (1đ) M3 Chính tả (nghe-viết): Kiểm tra kỹ năng nghe-viết đúng bài chính tả, trình bày sạch 1. Chính đẹp, đúng hình thức bài văn, đúng tốc độ (2đ) tả viết (khoảng 100 chữ/15- 20 phút) không mắc quá 5 lỗi trong bài. VIẾT Còn lại GV tự điều chỉnh lỗi và cho điểm. Viết bài văn: Kiểm tra kỹ năng viết bài văn tả người có nội dung như đề yêu cầu( 2. TLV (8đ) giàu hình ảnh, có cảm xúc). Còn lại Gv tự điều chỉnh khi cho điểm.
  8. Ma trận đề kiểm tra học kì II môn Tiếng Việt lớp 5 năm học 2019-20120 CHỦ ĐỀ Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL 1-Đọc Số câu 3 1 1 1 6 hiểu Câu số 1,2,4 3 5 8 văn 1,5 0,5 0,5 1,0 3,5 bản Số điểm 1 1 1 1 4 2- Số câu Kiến Câu số 9 7 6 10 thức Số 1,0 1,0 0,5 1,0 3,5 TV điểm Tổng 3 1 1 2 1 1 10 số câu Tổng 1,5 1,5 1,0 1,0 1,0 1,0 7,0 số điểm
  9. Ma trận đề kiểm tra môn Khoa học cuối năm học lớp 5 Số câu Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng Mạch kiến thức, kĩ và số TN TN TN TN TN năng T L T L T L T L T L điểm KQ KQ KQ KQ KQ Số câu 1 1 Câu số 1 1 1. Sự biến đổi của chất Số 1.0 1,0 điểm Số câu 1 1 1 1 Câu số 4 10 4 10 2. Sử dụng năng lượng Số 1.0 1.0 1,0 1.0 điểm Số câu 1 1 3. Sự sinh sản của thực Câu số 6 6 vật Số 1.0 1,0 điểm Số câu 1 1 1 2 1 4.Sự sinh sản của động Câu số 2 7 8 2,7 8 vật Số 1.0 1.0 1,0 2.0 1,0 điểm Số câu 1 1 1 2 1 5. Môi trường và tài Câu số 3 5 9 3,5 9 nguyên Số 1.0 1.0 1,0 2.0 1.0 điểm Số câu 1 1 6. Mối quan hệ giữa Câu số 10 10 môi trường và con người Số 1,0 1,0 điểm Số câu 3 3 1 2 1 7 3 Tổng Số 3.0 3.0 1.0 2.0 1,0 7,0 3,0 điểm Năm học 2019 - 2020
  10. TRƯỜNG T.H NGUYỄN BÁ NGỌC Thứ ngày .tháng 7 năm 2020 Họ và tên: KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Lớp: 5 Môn: Khoa học Thời gian: 40 phút Phần I: Trắc nghiệm Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1: (M 1- 1đ) Chất lỏng có đặc điểm gì ? A. Không có hình dạng nhất định, chiếm toàn bộ vật chứa nó, không nhìn thấy được. B. Có hình dạng nhất định nhìn thấy được. C. Không có hình dạng nhất định, có dạng của vật chứa nó nhìn thấy được. D. Không có hình dạng nhất định, nhìn thấy được. Câu 2: (M 3- 1đ) Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử gọi là: A. Sự thụ phấn. B. Sự thụ tinh. C.Sinh sản D.Lai tạo Câu 3: (M 1- 1 đ) Tài nguyên trên trái đất là : A. Vô tận, con người cứ việc sử dụng thoải mái B. Có hạn chế nên con người phải biết sử dụng có kế hoạch và tiết kiệm. C. Không được khai thác vì hiện nay tài nguyên đã hết. D.Là nguồn tài nguyên do con người tạo ra. Câu 4: (M 2- 1 đ) Nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên trái đất là : A. Mặt trời B. Mặt trăng C. Gió D. Cây xanh Câu 5: (M 2- 1 đ) Trong các việc làm sau đây việc làm nào gây ô nhiễm môi trường và làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên? A. Vứt rác và sả nước thải công nghiệp bừa bãi, chặt phá rừng, săn bắn các động thực vật quý hiếm B. Vứt rác đúng nơi quy định, trồng cây gây rừng, không dùng thuốc nổ để đánh bắt động vật quý hiếm. C. Không xả rác bừa bãi, không đốt rừng. D. Trồng cây gây rừng. Câu 6: (M 2- 1 đ) Điền các từ (Sinh sản, nhụy, sinh dục, nhị, ) vào chỗ trống thích hợp: Hoa là cơ quan .của thực vật có hoa. Cơ quan đực gọi là Cơ quan sinh dục cái gọi là Câu 7: (M 3- 1 đ) Dùng các từ: Sâu, Bướm cải, Nhộng điền vào chỗ trống trong sơ đồ sau để hoàn thiện sơ đồ chu trình sinh sản của bướm cải: Phần II: . Tự luận Câu 8: (M 3- 1 đ) Nêu cách tiêu diệt ruồi và gián?
  11. Câu 9: (M 3- 1 đ) Em hãy kể 5 công việc trở lên em đã làm để bảo vệ môi trường? Câu 10: (M 4- 1 đ) Em hãy nêu lí do cho biết tại sao chúng ta phải sử dụng tiết kiệm nước ?
  12. Hướng dẫn chấm điểm đề kiểm tra cuối học kì 2 I. Trắc ghiệm:(7 đ) Câu 1 Câu2 Câu3 Câu4 Câu5 Câu6 Câu7 Sinh sản,sinh Sâu,nhộng C B B A A dục,nhị,nhụy. bướm. 1điểm 1điểm 1 điểm 1điểm 0,5điểm 1điểm 0,5điểm II. Tự luận:( 3đ) Câu 8:(1đ: - Vệ sinh nhà ở, nhà bếp, tủ , nhà vệ sinh sạch sẽ. - Vệ sinh môi trường xung quang nhà ở và chuồng trại chăn nuôi sạch sẽ. - Phun thuốc diệt ruồi, gián. Câu 9: (1 đ) Vì: - Gom rác thải. - Không vứt rác bừa bãi mà phải bỏ rác đúng nơi qui định. - Trồng cây xanh. - Quét rác trên sân trường. - Tưới cây và hoa. - Không bẻ cành,hái hoa. - Thả động vật hoang dã về rừng. Câu 10:(1 đ) - Chúng ta cần phải tiết kiệm nước vì: Phải tốn nhiều công sức, tiền của mới có đủ nước sạch để dùng. Tiết kiệm nước là dành tiền cho mình và cũng là để có nước cho người khác được dùng.
  13. ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN SỬ - ĐỊA LỚP 5 NĂM HỌC 2019 - 2020 Bảng ma trận đề thi cuối học kì 2 môn Sử - Địa lớp 5 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TT Chủ đề TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Xây dựng chủ Số câu 2 1 1 3 1 nghĩa xã hội ở 1, miền Bắc và đấu Câu số 3 5 1, 2,3 5 1 2 tranh thống nhất nước nhà Số 2 đ 1đ 1đ 3 đ 1 đ (1954 - 1975) điểm Số câu 1 1 Xây dựng chủ nghĩa xã hội trong Câu số 4 4 2 cả nước Số (1975 – nay) 1 đ 1 đ điểm Số câu 1 1 1 1 2 1 Việt Nam, châu Á, Câu số 6 8 9 10 6,8 9 3 châu Âu Số 1đ 1 đ 1 đ 1 đ 2 đ 1 đ điểm Số câu 1 1 Câu số 7 7 4 Châu Phi, châu Mĩ Số 1đ 1 đ điểm Số câu 1 1 Châu Đại Dương, Câu số 6 6 5 chấu Nam Cực và các đại dương Số 1 đ 1 đ điểm Tổng số câu 4 2 3 1 10 Tổng số điểm 4 đ 3 đ 2 đ 1đ 10 đ
  14. TRƯỜNG TH NGUYỄN BÁ NGỌC Thứ ngày .tháng 7 năm 2020 Họ và tên: KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Lớp: 5 Môn: Lịch sử - Địa lí Thời gian: 40 phút A.LỊCH SỬ:(5đ) Khoanh tròn vào các câu trả lời đúng nhất. Câu 1:(M 1-1đ) Nước nào dưới đây đã giúp đỡ nước ta xây dựng Nhà máy Cơ khí Hà Nội ? A. Trung Quốc. B . Liên Xô. C. Cộng hòa Liên bang Nga. D. Cu Ba. Câu 2 : (M 1-1đ) Chiến thắng 30-4-1975 có ý nghĩa lịch sử ? A. Đập tan chính quyền Sài Gòn. B. Như chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên Phủ. C. Tiến vào Dinh Độc Lập đầu tiên. D. Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Câu 3: (M 2-1đ) Tỉnh Đắk Lắk giải phóng vào thời gian nào trong chiến dịch Hồ Chí Minh? A. 10/3/1975 B. 14/3/1975 C. 11/3/1975 D. 15/3/1975 Câu 4:(M 3-1đ) Hãy chọn và điền các từ ngữ sau đây vào chỗ trống của đoạn văn cho thích hợp: (thống nhất; nhân dân; bầu cử, cả nước) Ngày 25 - 4 - 1976, ta vui mừng, phấn khởi đi Quốc hội chung cho . Kể từ đây, nước ta có Nhà nước .? Câu 5:(M 4- 1đ) Theo em thắng lợi của phong trào “ Đồng khởi ” ở Bến Tre có tác động đến như thế nào đối với cách mạng miền Nam? B. ĐỊA LÝ: (5đ) Câu 6: (M 1-1đ) Đa số dân cư châu Âu là người : A. Da vàng. B. Da trắng. C. Da đen. D. Da nâu. Câu 7:( (M 2-1đ) Địa hình châu Mĩ từ tây sang đông lần lượt là: A. Đồng bằng lớn, núi cao, hoang mạc B. Núi cao, đồng bằng lớn, núi thấp và cao nguyên C. Đồng bằng, núi cao, núi thấp và cao nguyên D. Núi cao, hoang mạc, núi thấp và cao nguyên. Câu 8:( (M 3-1đ) Em hãy nêu vai trò của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình đối với công cuộc xây dựng đất nước. Câu 9:(M 3-1đ) Hãy chọn và điền các từ ngữ sau đây vào chỗ trống của đoạn văn cho thích hợp: (có 4 đại dương; độ sâu; Ấn Độ Dương; Thái Bình Dương) Trên trái đất đó là: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, và Bắc Băng Dương là đại dương có diện tích và trung bình lớn nhất . Câu 10:(M 1-1đ) Đắk Lắk thường trồng những loại cây gì và nuôi những động vật gì?
  15. Hướng dẫn chấm điểm bài kiểm tra cuối kì II. I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: 5 điểm (đúng mỗi câu được 1 điểm) Câu 1 2 3 6 7 Đáp án B D A B B Điểm 1 1 1 1 1 II/ PHẦN TỰ LUẬN : 5điểm Câu 4: 1 điểm Phong trào “ Đồng khởi ” thắng lợi đã đẫy mạnh cuộc đấu tranh của đồng bào miền Nam ở cả nông thôn và thành thị . Chỉ tính trong năm 1960, có hơn 10 triệu lượt người, bao gồm nông dân, công nhân, trí thức, tham gia đấu tranh chống lại Mĩ – Diệm. Câu 5: 1 điểm Các từ cần điền theo thứ tự: nhân dân , bầu cử , cả nước, thống nhất. Câu 8: 1 điểm - Ngăn lũ lụt, đường giao thông quan trọng, cung cấp nguồn điện tới mọi miền tổ quốc. Câu 9: 1 điểm Trên trái đất có 4 đại dương đó là: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. Thái Bình Dương là đại dương có diện tích và độ sâu trung bình lớn nhất. Câu 10: (1 đ ) - Cây trồng, vật nuôi chủ yếu ở Đăk Lăk: + Cây trồng: Cây công nghiệp lâu năm như: cà phê, cao su, hồ tiêu, chè, điều, Cây ăn quả như: sầu riêng, bơ, chanh leo, mít, máng cầu + Vật nuôi: gia súc, gia cầm như: voi, trâu, bò, lợn, gà vịt, Duyệt BGH Bình Thuận , ngày 26 tháng 6 năm 2020 Tổ khối 5 Ký tên