Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học 9 - Trường THCS Tân Hưng
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học 9 - Trường THCS Tân Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_15_phut_mon_sinh_hoc_9_truong_thcs_tan_hung.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học 9 - Trường THCS Tân Hưng
- Trường THCS Tân Hưng Thứ ngày . tháng năm 202 . Họ và tên: KIỂM TRA 15 phút Lớp: 9A STT: Môn: SINH HỌC 9 Đề 1 Điểm Lời phê của giáo viên Đề bài: A. Trắc nghiệm (6 điểm): Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Cây phù hợp với môi trường râm mát là: A. Cây vạn niên thanh B. cây xà cừ C. Cây phi lao D. Cây bach đàn Câu 2: Điều nào sau đây đúng khi nói về chim cú mèo? A. Là loài động vật biến nhiệt B. Tìm mồi vào buổi sáng sớm C. Chỉ ăn thức ăn thực vật và côn trùng D. Tìm mồi vào ban đêm Câu 3 : Hoạt động dưới đây của cây xanh chịu ảnh hưởng nhiều bởi ánh sáng là: A. Hô hấp B. Quang hợp C. Hút nước D. Cả 3 hoạt động trên Câu 4: Nhóm động vật nào dưới đây thuộc động vật biến nhiệt là: A. Ruồi giấm, ếch, cá B. Bò, dơi, bồ câu C. Chuột, thỏ, ếch D. Rắn, thằn lằn, voi Câu 5: Yếu tố nào dưới đây là nhân tố hữu sinh: A. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm B. Chế độ khí hậu, nước, ánh sáng C. Con người và các sinh vật khác D. Các sinh vật khác và ánh sáng Câu 6: Thí dụ dưới đây biểu hiện quan hệ đối địch là: A. Tảo và nấm sống với nhau tạo thành địa y B. Vi khuẩn sống trong nốt sần của rễ cây họ đậu C. Cáo đuổi bắt gà D. Sự tranh ăn cỏ của các con bò trên đồng cỏ. Câu 7: Để tạo lớp cách nhiệt để bảo vệ cho cây sống ở vùng ôn đới chịu đựng được cái rét của mùa đông lạnh giá, cây có đặc điểm cấu tạo: A. Tăng cường mạch dẫn trong thân nhiều hơn B. Chồi cây có vảy mỏng bao bọc, thân và rễ cây có lớp bần dày C. Giảm bớt lượng khí khổng của lá D. Hệ thống rễ của cây lan rộng hơn bình thường Câu 8: Động vật nào dưới đây thuộc nhóm động vật ưa khô? A. Thằn lằn B. Ếch, muỗi C. Cá sấu, cá heo D. Hà mã Câu 9: Dựa vào khả năng thích nghi của thực vật với lượng nước trong môi trường, người ta chia làm hai nhóm thực vật: A. Thực vật ưa nước và thực vật kị nước B. Thực vật ưa ẩm và thực vật chịu hạn C. Thực vật ở cạn và thực vật kị nước D. Thực vật ưa ẩm và thực vật kị khô
- Câu 10: Đặc điểm thường gặp ở những cây sống nơi ẩm ướt nhưng có nhiều ánh sáng như ven bờ ruộng là: A. Cây có phiến lá to, rộng và dầy B. Cây có lá tiêu giảm, biến thành gai C. Cây biến dạng thành thân bò D. Cây có phiến lá hẹp, mô giậu phát triển II. Tự luận (4 điểm): Câu 1: Các sinh vật cùng loài hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau trong những điều kiện nào? (2 điểm) . Câu 2: Hãy vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của: Loài xương rồng sa mạc có giới hạn nhiệt độ từ 0oC đến +56oC, trong đó điểm cực thuận là +32oC.(2 điểm)
- Trường THCS Tân Hưng Thứ ngày . tháng năm 202 . Họ và tên: KIỂM TRA 15 phút Lớp: 9A STT: Môn: SINH HỌC 9 Đề 2 Điểm Lời phê của giáo viên Đề bài: A. Trắc nghiệm (6 điểm): Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Nhân tố sinh thái là tác động đến sinh vật: A. nhiệt độ B. các nhân tố của môi trường C. nước D. ánh sáng Câu 2: Cây thích nghi với nơi quang đãng là: A. Cây thông B. Cây ráy C. Cây vạn niên thanh D. Cây me đất Câu 3: Quan hệ cộng sinh là: A. Hai loài sống với nhau, loài này tiêu diệt loài kia B. Hai loài sống với nhau và gây hại cho nhau C. Hai loài sống với nhau và cùng có lợi D. Hai loài sống với nhau và không gây ảnh hưởng cho nhau Câu 4: Các loài thú sau đây hoạt động vào ban đêm là: A. Chồn, dê, cừu B. Trâu, bò, dơi C. Cáo, sóc, dê D. Dơi, chồn, sóc Câu 5: Môi trường sống của giun đũa là: A. Đất, nước và không khí B. Ruột của động vật và người C. Da của động vật và người; trong nước D. Tất cả các loại môi trường Câu 6: Câu có nội dung đúng là: A. Gấu Bắc cực vào mùa đông có bộ lông trắng và dày B. Chuột sống ở sa mạc vào mà hè có màu trắng C. Thú có lông sống ở vùng lạnh có bộ lông mỏng và thưa D. Cừu sống ở vùng lạnh thì lông kém phát triển Câu 7: Môi trường là: A. Nguồn thức ăn cung cấp cho sinh vật B. Các yếu tố của khí hậu tác động lên sinh vật C. Tập hợp tất cả các yếu tố bao quanh sinh vật D. Các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm Câu 8: Tuỳ theo mức độ phụ thuộc của nhiệt độ cơ thể vào nhiệt độ môi trường người ta chia làm hai nhóm động vật là: A. Động vật chịu nóng và động vật chịu lạnh B. Động vật ưa nhiệt và động vật kị nhiệt C. Động vật biến nhiệt và động vật hằng nhiệt D. Động vật biến nhiệt và động vật chịu nhiệt Câu 9: Yếu tố nào xảy ra sau đây dẫn đến các cá thể cùng loài phải tách nhóm? A. Nguồn thức ăn trong môitrường dồi dào
- B. Chỗ ở đầy đủ, thậm chí thừa thãi cho các cá thể C. Số lượng cá thể trong bầy tăng lên quá cao D. Vào mùa sinh sản và các cá thể khác giới tìm về với nhau Câu 10: Lớp động vật có cơ thể hằng nhiệt là: A. Chim, thú, bò sát B. Bò sát, lưỡng cư C. Cá, chim, thú D. Chim và thú II. Tự luận (4 điểm): Câu 1: Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng (1.5 điểm) Câu 2: Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: mức độ ngập nước, kiến, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, rắn hổ mang, áp suất không khí, cây gỗ, gỗ mục, gió thổi, cây cỏ, thảm lá khô, sâu ăn lá cây, độ tơi xốp của đất, lượng mưa. Hãy sắp xếp các nhân tố đó vào từng nhóm nhân tố sinh thái (1 điểm) Câu 3:Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? Tại sao? (1.5 điểm)
- Trường THCS Tân Hưng Thứ ngày . tháng năm 202 . Họ và tên: KIỂM TRA 15 phút Lớp: 9A STT: Môn: SINH HỌC 9 Đề 3 Điểm Lời phê của giáo viên Đề bài: A. Trắc nghiệm (6 điểm): Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Các cá thể trong quần thể được phân chia làm các nhóm tuổi là: A. Ấu trùng, giai đoạn sinh trưởng và trưởng thành B. Trẻ, trưởng thành và già C. Trước sinh sản, sinh sản và sau sinh sản D. Trước giao phối và sau giao phối Câu 2: Nhóm tuổi nào của các cá thể không còn khả năng ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể? A. Nhóm tuổi sau sinh sản B. Nhóm tuổi còn non và nhóm sau sinh sản C. Nhóm trước sinh sản và nhóm sau sinh sản D. Nhóm trước sinh sản và nhóm sinh sản Câu 3: Ý nghĩa của nhóm tuổi trước sinh sản trong quần thể là: A. Không làm giảm khả năng sinh sản của quần thể B. Có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể C. Làm giảm mật độ trong tương lai của quần thể D. Không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể Câu 4: Những đặc điểm chỉ có ở quần thể người mà không có ở quần thể sinh vật khác là: A. Giói tính, pháp luật, kinh tế, văn hoá B. Sinh sản, giáo dục, hôn nhân, kinh tế C. Pháp luật, kinh tế, văn hoá, giáo dục, hôn nhân D. Tử vong, văn hoá, giáo dục, sinh sản Câu 5: Những yếu tố nào sau đây có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người và đến chính sách kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia? A. Tỉ lệ giới tính B. Sự tăng giảm dân số C. Thành phần nhóm tuổi D. Cả 3 yếu tố A, B và C Câu 6: Yếu tố cơ bản nhất ảnh hưởng đến việc tăng hoặc giảm dân số ở quần thể người là: A. Mật độ dân số trên một khu vực nào đó B. Tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong C. Tỉ lệ giới tính D. Mật độ và lứa tuổi trong quần thể người Câu 7: Hiện tượng tăng dân số tự nhiên là do: A. Số người sinh ra nhiều hơn số người tử vong B. Số người sinh ra và số người tử vong bằng nhau C. Số người sinh ra ít hơn số người tử vong D. Chỉ có sinh ra, không có tử vong
- Câu 8: Hiện tượng tăng dân số cơ học là do: A. Tỉ lệ sinh cao hơn nhiều so với tỉ lệ tử vong B. Tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong bằng nhau C. Số người nhập cư nhiều hơn lượng người xuất cư D. Lượng người xuất cư nhiều hơn lượng người nhập cư Câu 9: Hậu quả dẫn đến từ sự gia tăng dân số quá nhanh là: A. Điều kiện sống của người dân được nâng cao hơn B. Trẻ được hưởng các điều kiện để hoc hành tốt hơn C. Thiếu lương thực, thiếu nơi ở, trường học và bệnh viện D. Nguồn tài nguyên ít bị khai thác hơn Câu 10: Để góp phần cải thiện và năng cao chất lượng cuộc sống của người dân, điều cần làm là: A. Xây dựng gia đình với qui mô nhỏ, mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 con B. Tăng cường và tận dụng khai thác nguồn tài nguyên C. Chặt, phá cây rừng nhiều hơn D. Tăng tỉ lệ sinh trong cả nước II. Tự luận (4 điểm): Câu 1:Những điểm giống và khác nhau giữa quần thể người và quần thể các sinh vật khác là gì?(2 điểm) Câu 2: Tại sao mỗi quốc gia cần có chính sách phát triển dân số hợp lí? (2 điểm)