Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Trường PTDTNT Buôn Hồ (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Trường PTDTNT Buôn Hồ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_khao_sat_chat_luong_dau_nam_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_201.doc
Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Trường PTDTNT Buôn Hồ (Có đáp án)
- PHÒNG GD & ĐT BUÔN HỒ ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM LỚP 9 TRƯỜNG PTDTNT BUÔN HỒ Năm học 2014-2015 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề) Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Mức độ VD thấp VD cao Nội dung TN TL TN TL T TL TN TL N Văn Xác định tác giả Câu 1 học (0,25) Thể loại Câu 2 (0,25) Hiểu nội dung Câu 3 (0,25) Câu 4 (0,25) iếng Hành động nói Câu 5 Việt (0,25) Các kiểu câu Câu 6 (0,25) Từ loại Câu 7 (0,25) Các PC hội Câu8 Câu thoại (0,25) 1 (3,0) Tạo lập văn bản Câu 2 (5,0) Tổng số câu , số điểm 2 6 1 1 (0,5) (1,5) (3,0) (5,0 ) Tỷ lệ 5% 15% 30% 50%
- A. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm) I. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng. “ Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.” Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? A. Chiếu dời đô B. Hịch tướng sĩ C. Bàn luận về phép học D. Bình Ngô đại cáo Câu 2: Văn bản có đoạn trích trên được viết theo thể loại gì? A. Tấu B. Cáo C. Hịch D. Chiếu Câu 3: Mục đích của việc học được tác giả nêu trong đoạn trích trên là gì? A. Học là để biết rõ đạo. B. Học là để trở thành người có tri thức. C. Học để có thể mưu cầu danh lợi. D. Học để góp phần làm hưng thịnh đất nước. Câu 4: Nhận định nào đúng nhất với ý nghĩa của câu: “Người ta đua nhau học theo lối hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường”? A. Phê phán lối học sách vở, không gắn liền với thực tiễn; B. Phê phán lối học thực dụng, hòng mưu cầu danh lợi; C. Phê phán lối học thực dụng, bắt chước; D. Phê phán thói lười học. Câu 5: Kiểu hành động nói nào được thực hiện trong câu: “Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền”? A. Hành động bộc lộ cảm xúc B. Hành động hỏi C. Hành động trình bày D. Hành động điều khiển Câu 6: Câu văn: “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo.” thuộc kiểu câu nào? A. Câu nghi vấn B. Câu phủ định C. Câu cầu khiến D. Câu cảm thán Câu 7: Các từ cầu khiến: “hãy, đừng, chớ, nên, cần, phải ” thuộc từ loại gì?
- A. Phó từ B. Đại từ C. Quan hệ từ D. Tình thái từ Câu 8: Thành ngữ nào sau đây không liên quan đến phương châm hội thoại về chất? A. Nói nhăng nói cuội B. Đánh trống lảng B. TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: (3 điểm) Giải thích nghĩa của các thành ngữ: hứa hươu hứa vượn, nói băm nói bổ. Mỗi thành ngữ này liên quan đến phương châm hội thoại nào? Đặt câu cho mỗi trường hợp. Câu 2: (5 điểm) Thuyết minh về một dụng cụ học tập: cây bút bi (có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật). Người ra đề: Trần Thị Nguyệt Ánh
- PHÒNG GD & ĐT BUÔN HỒ HƯƠNG DẪN CHÁM BÀI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG PTDTNT BUÔN HỒ ĐẦU NĂM LỚP 9 Năm học 2014-2015 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề) A. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm I. Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi: 2,5 điểm(Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm). Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C A A B C B A B B. TỰ LUẬN (7 điểm): Câu 1: (2 điểm) Giải thích nghĩa của hai thành ngữ: - Hứa hươu hứa vượn: Hứa rất nhiều nhưng không làm (phương châm về chất) (1 điểm) - Nói băm nói bổ: Nói bốp chát thô bạo (phương châm lịch sự) (1 điểm) - Đặt đúng mỗi câu (0,5 điểm) Câu 2: (5 điểm): I. Yêu cầu về hình thức: - Bài làm đúng kiểu văn bản thuyết minh: ngoài các phương pháp thuyết minh bài viết phải sử dụng một số biện pháp nghệ thuật thích hợp (kể chuyện, tự thuật, miêu tả, nhân hoá, so sánh ) - Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, bài viết sạch, chữ viết rõ ràng. II. Yêu cầu về nội dung: 1. Mở bài (0,5 điểm): Giới thiệu về cây bút bi (một trong những đồ dùng học tập cần thiết của học sinh ) 2. Thân bài (4 điểm): * Lịch sử ra đời của bút bi: * Hình dáng, cấu tạo: gồm 2 phần - Phần ruột: gồm một ống mực nhỏ, một đầu được gắn với một viên bi có đường kính từ 0,7 đến 1 mm gọi là ngòi bút, khi viết mực được in lên giấy là nhờ sự chuyển động của viên bi này (miêu tả, so sánh ) - Phần vỏ (miêu tả, so sánh ) 3. Kết bài (0,5 điểm): Khẳng định vị trí,vai trò của cây bút bi trong cuộc sống hiện tại và tương lai.