Đề cương tài liệu tập huấn cán bộ quản lý giáo dục trung học cơ sở

doc 14 trang thienle22 3060
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương tài liệu tập huấn cán bộ quản lý giáo dục trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_tai_lieu_tap_huan_can_bo_quan_ly_giao_duc_trung_hoc.doc
  • pptB1Ke hoach PT THCS.ppt
  • pptB2 QL CSVC & ct tai chinh truong THCS.ppt
  • pptB5 CHUAN hieu truong.ppt
  • docBai 2QL CSVC & Tai chinh THCS.doc
  • docbai 3a DM PPDH thcs.doc
  • docBai 3b DMDGTHCS.doc
  • docBai 4 TruongTHCS than thien.doc
  • pptBai 4truong hoc TT.ppt
  • docBai 5Chuan HT THCS.doc
  • docBai 6 CNTT.doc
  • docBia Tai lieu tap huan QL THCS he 08.doc
  • docChi thi phat dong phong trao.doc
  • docChuan hieu truong sua 25[1].4.doc
  • pptDoc them LD trong truong hoc.ppt
  • docDoc them ND0604.43.doc
  • docLapKHPTGD_THCS.DOC
  • docmuc luc.DOC
  • docNTthan thien-HS tich cuc.DOC

Nội dung text: Đề cương tài liệu tập huấn cán bộ quản lý giáo dục trung học cơ sở

  1. kế HOạCH PHáT TRIểN GIáO DụC thcs Mục tiêu của bài : - Người học hiểu biết được nội dung, cấu trúc, các bước lập kế hoạch năm học trường THCS. - Người học có kỹ năng sử dụng phương pháp cơ bản trong lập kế hoạch năm học trường THCS để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục THCS. - Người học có quyết tâm, kiên trì trong thực hiện công tác lập kế hoạch năm học trường THCS. Thời lượng: 5 tiết Học liệu/ phương tiện: Máy tính, máy chiếu projector, giấy Ao, bút dạ, bìa màu, kéo, băng dinh Phương pháp thực hiện Bỏo cỏo viờn thuyết trỡnh ngắn, trợ giỳp học viờn (HV) làm bài tập và chớnh xỏc húa cỏc kiến thức. Học viờn làm bài tập và thảo luận, sử dụng kinh nghiệm để so sỏnh, phõn tớch lớ luận và thực tiễn và rỳt ra những việc cần tiến hành trong lập kế hoạch chiến lược trường THCS Yêu cầu đối với học viên HV cần tỡm đọc và chuẩn bị sẵn cỏc tài liệu đó được nờu trong phần “Các thông tin phục vụ bài học” trước khi bài học được tiến hành trờn lớp. Nội dung: 1. Lập kế hoạch năm học trường THCS Báo cáo viên thuyết trình ngắn, trợ giúp học viên thảo luận về mục đích, căn cứ, nguyên tắc, cấu trúc và nội dung của kế hoạch năm học của trường THCS và một số phương pháp khoa học áp dụng trong việc lập kế hoạch năm học Người học thảo luận nhóm, sử dụng hiểu biết và kinh nghiệm có sẵn để tham gia thảo luận nhằm nâng cao hiểu biết và kĩ năng lập kế hoạch năm học của trường THCS. Các hoạt động. Hoạt động 1: Xin ông (bà) cho biết ý nghĩa, mục đích và vai trò của kế hoạch năm học của trường THCS Lưu ý hoạt động này nhằm giúp ông (bà) có cái nhìn bao quát về toàn bộ công việc của mình để có thể thấy rõ được mục đích, vai trò của lập kế hoạch năm học của trường THCS trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở thảo luận của học viên, báo cáo viên khái quát về vị trí, vai trò và mục đích của công tác kế hoạch nói chung và việc lập kế hoạch năm học nhà trường. Hoạt động 2: Xin ông (bà) cho biết nội dung cơ bản của kế hoạch năm học của trường THCS. Lưu ý hoạt động này nhằm giúp ông (bà) có cái nhìn bao quát cấu trúc nội dung của một bản kế hoạch năm học trường THCS. 1
  2. Gợi ý : Học viên tiến hành cácnhiệm vụ cụ thể sau : - Làm việc cá nhân, học viên tự nghiên cứu thông tin trong tài liệu. - Thảo luận nhóm về cáu trúc nội dung của bản kế hoạch năm học - Đại diện các nhóm trình bày một trong các nội dung trên, các nhóm khác nhận xét bổ sung. Giảng viên nhận xét và tổng kết về Kế hoạch năm học Thông tin cơ bản cho hoạt động 2 (1). Kế hoạch năm học là gì? Đây là kế hoạch tổng hợp tất cả các hoạt động trong năm học của toàn trường. Nó đóng vai trò chủ đạo, chi phối các hoạt động của trường và là cơ sở để xây dựng các kế hoạch khác ở trường học, nên phải tập trung trí và lực để xây dựng. (2). Cấu trúc nội dung của một bản kế hoạch năm học Theo nguyên tắc cấu trúc nội dung phải tương xứng với nhiệm vụ công tác, cho nên khó có một mẫu cấu trúc chung dùng cho tất cả các trường. Tuy nhiên, trong mức độ nào đó, các nhiệm vụ công tác lớn của các trường cũng có rất nhiều công việc trùng nhau mà chỉ khác nhau trong chi tiết. Do vậy, giải pháp tốt cho vấn đề này là coi những cấu trúc nêu ra là những mẫu tham khảo. Với ý nghĩa như vậy, cấu trúc nội dung một bản kế hoạch thông thường có thể gồm các phần sau: Căn cứ để lập kế hoạch năm học mới. Đặc điểm tình hình của nhà trường. Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu, biện pháp trong các mặt công tác kỳ kế hoạch. Chương trình công tác cho bản kế hoạch. 2. Tìm hiểu về thực trạng công tác lập kế hoạch năm học ở các trường THCS. Hoạt động 3: Xin ông (bà) cho biết những thuận lợi, khó khăn, bất cập và nguyên nhân của những khó khăn trong công tác lập kế hoạch ở các trường THCS ông (bà) đang công tác hiện nay Lưu ý hoạt động này nhằm giúp ông (bà) có cái nhìn bao quát về công tác kế hoạch của trường THCS , từ đó khẳng định những điều đã làm được và những khó khăn, bất cập và nguyên nhân . Báo cáo viên tổ chức cho các nhóm thực hiện đồng thời tìm hiểu về thực trạng của bốn vấn đề nêu trong phần cấu trúc nội dung của bản kế hoạch năm học. Các nhóm thảo luận để làm rõ được thực trạng của vấn đề. Câu hỏi gợi ý : 1. Các trường đã tập hợp và khai tác đầy đủ, kịp thời các căn cứ cho việc lập kế hoạch năm học chưa. Hãy thống kê những căn cứ được sử dụng cho việc xây dựng kế hoạch năm học ở các trường THCS hiện nay ở địa phương ông (bà) đang công tác. 2
  3. 2. Hãy nêu những mặt mạnh, yếu, thuận lợi, khó khăn hay (mạnh, yếu, cơ hôi, thách thức) chủ yếu ở các trường THCS ở vùng, địa phương ông (bà) đang công tác hiện nay. Ông (bà) có kỹ năng gì trong việc phân tích đặc điểm tình hình để làm tốt công tác lập kế hoạch. 3. Trong bản kế hoạch năm học, thường xác định hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu và biện pháp thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu đó như thế nào. Ông (bà) có kĩ năng và phương pháp nào trong quá trình thực hiện những vấn đề đó ? 4. Một bản kế hoạch năm học thường có những chương trình công tác trọng tâm nào ? Kinh nghiệm trình bày một bản kế hoạch năm học và các chương trình công tác cho bản kế hoạch. Học viên tiến hành thực hiện các nhiệm vụ sau : Nhiệm vụ 1: Làm việc cá nhân, học viên tự nghiên cứu thông tin trong tài liệu. Nhiệm vụ 2: Thảo luận nhóm về từng vấn đề được phân công hoặc tập trung vào một số vấn đề thiết thực như : - Những cơ sở pháp lý. - Các mục tiêu, chỉ tiêu cần thực hiện. - Các điều kiện nội lực của trường. - Các điều kiện ngoại lực. Nhiệm vụ 3: Đại diện các nhóm trình bày một trong các nội dung trên, các nhóm khác nhận xét bổ sung. Giảng viên nhận xét và tổng kết. Thông tin cơ bản cho hoạt động 3. (1). Những cơ sở pháp lý cho lập kế hoạch năm học. Cơ sở pháp lý để xây dựng kế hoạch trong giáo dục là các loại chỉ thị từ các cấp lãnh đạo và quản lý như: Các Nghị quyết từ các cấp Đảng (Trung ương và địa phương); Các chỉ thị từ Chính phủ đến các cấp chính quyền; Các chỉ thị năm học của ngành dọc từ Bộ Giáo dục và Đào tạo đến các cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo khác. Ngoài ra, một căn cứ quan trọng của trường THCS là nghị quyết Đại hội Chi bộ, và nghị quyết Hội nghị cán bộ công chức nhà trường. (2). Các mục tiêu, chỉ tiêu cần thực hiện Các mục tiêu có thể do đơn vị xây dựng và cũng có thể được giao từ cấp quản lý cấp trên. Mục tiêu được lượng hoá bằng các chỉ tiêu (chẳng hạn như chỉ tiêu đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh, chỉ tiêu biên chế, chỉ tiêu về xây dựng cơ sở vật chất , các mục tiêu, chỉ tiêu có thể xác định bằng nhiều công cụ toán học khác nhau) (3). Các điều kiện nội lực của trường Như đã đề cập ở trên, khi xây dựng kế hoạch ta phải phân tích những mặt mạnh, mặt yếu của nhà trường về các mặt như: - Đội ngũ cán bộ, giáo viên, cán bộ quản lý. 3
  4. - Cơ sở vật chất và thiết bị: Phòng học, phòng học bộ môn; Khối phục vụ học tập (nhà tập đa năng, thư viện, phòng thiết bị giáo dục, phòng hoạt động Đoàn - Đội, ) Khối hành chính quản trị; khu sân chơi bãi tập - Các thành tích về giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học của nhà trường và các kết quả thực hiện kế hoạch của năm học trước (4). Các điều kiện ngoại lực Khi xem xét vấn đề này, phải xét đến các yếu tố ngoại lực ảnh hưởng đến sự phát triển của nhà trường, đến việc thực hiện kế hoạch. Các yếu tố này có thể là những cơ hội nhưng cũng có thể là những thách thức, những nguy cơ cho sự phát triển và thực hiện kế hoạch của nhà trường. Các yếu tố đó là: - Sự quan tâm của xã hội, các chủ trương và chính sách về giáo dục. - Sự phát triển của kinh tế - xã hội. - Nhu cầu của xã hội, của phát triển kinh tế đối với giáo dục. - Sự phát triển dân số. - Mặt bằng dân trí, truyền thống văn hoá. - Các ảnh hưởng tiêu cực của môi trường tác động vào giáo dục. - Các cạnh tranh hiện hữu và tiềm ẩn đối với nhà trường. 3. Tiến trình lập và tổ chức thực hiện kế hoạch kế hoạch năm học trong trường THCS. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch là một quá trình xuyên suốt trong thời gian của năm học. Việc tổ chức lập kế hoạch là khâu quan trọng và khởi đầu của quá trình quản lý cần huy động nhiều lực lượng cùng tham gia và cần được tiến hành theo một tiến trình hợp lý khoa học. Hoạt động 4: Xin ông (bà) cho biết những khâu / giai đoạn cần thiết trong công tác lập kế hoạch ở các trường THCS nơi ông (bà) đang công tác. Lưu ý hoạt động này nhằm giúp ông (bà) hệ thống hoá lại các hoạt động đã từng tiến hành trong quá trình lập kế hoạch đồng thời có điều kiện chia sẻ kinh nghiệm và tiến tới thống nhất được một tiến trình khoa học, hợp lý. Nhiệm vụ 1: Làm việc cá nhân, học viên tự nghiên cứu thông tin về tiến trình lập kế hoạch trong tài liệu. Nhiệm vụ 2: Thảo luận nhóm về các bước tiến hành lập kế hoạch theo gợi ý các vấn đề sau: - Bước xây dựng kế hoạch. - Bước tổ chức thực hiện kế hoạch. - Bước chỉ đạo thực hiện kế hoạch. - Bước kiểm tra, đánh giá kế hoạch. Nhiệm vụ 3: Đại diện các nhóm trình bày một trong các nội dung trên, các nhóm khác nhận xét bổ sung. 4
  5. Giáo viên nhận xét và tổng kết về tiêu chí và nội dung cơ bản của từng bước trong quá trình lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch năm học của trường THCS và những điều cần lưu ý trong từng bước thực hiện. Thông tin cơ bản cho hoạt động 4. Ta có thể mô tả tiến trình kế hoạch hoá gồm 4 bước sau: (1). Xây dựng kế hoạch Xây dựng kế hoạch bao gồm các giai đoạn: Tiền kế hoạch, xây dựng kế hoạch sơ bộ, xây dựng kế hoạch chính thức. a). Tiền kế hoạch (giai đoạn chuẩn bị ): giai đoạn xác định nhu cầu và thu thập thông tin và dự báo, chẩn đoán: b) Xây dựng kế hoạch sơ bộ là giai đoạn xác định tạm thời về những mục tiêu và chỉ tiêu cần thực hiện cùng các điều kiện thực hiện.: c) Xây dựng kế hoạch chính thức: Trên cơ sở của kế hoạch sơ bộ, tiến hành xây dựng kế hoạch chính thức. Có thể chọn một trong các phương án tổng hợp các phương án đã nêu ra ở bước xây dựng kế hoạch sơ bộ. (2). Tổ chức thực hiện kế hoạch: Tổ chức thực hiện kế hoạch đó chính là giai đoạn hiện thực hoá những ý tưởng đã được nêu trong kế hoạch để đưa nhà trường từng bước đi lên. Các công việc cơ bản của phần này bao gồm: - Truyền đạt, giải thích nhiệm vụ cho các bộ phận, các cá nhân thực hiện kế hoạch; Phân công thực hiện, bố trí sắp xếp các bộ phận và các cá nhân cho đúng người đúng việc, qui định chức năng quyền hạn cho từng bộ phận. - Phân bổ kinh phí và các điều kiện vật chất cho việc thực hiện kế hoạch. - Xác lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận và các thành viên; Thiết lập mối quan hệ quản lý, cơ chế thông tin. - Lập chương trình hoạt động, tức là kế hoạch cụ thể cho việc thực hiện các việc đã nêu trong kế hoạch. ở đây có thể sử dụng các sơ đồ Gant, PERT để vạch kế hoạch thực hiện. - Ra các quyết định thực hiện kế hoạch (3). Chỉ đạo thực hiện kế hoạch: Chỉ đạo thực hiện kế hoạch trong trường THCS là một hoạt động thường xuyên, liên tục và được tiến hành trong suốt cả năm học. Nội dung của việc chỉ đạo bao gồm: - Chỉ huy, ra các quyết định làm cho hoạt động của nhà trường diễn ra thuận lợi theo đúng chương trình và đạt được mục tiêu mong muốn. - Động viên, khích lệ mọi người khi họ gặp khó khăn, cần thiết có sự khen thưởng bằng vật chất. - Theo dõi và giám sát; Điều chỉnh sửa chữa. 5
  6. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch để quản lí và điều chỉnh. Trong bước chỉ đạo, người ta thường thực hiện theo chu trình “hoạch định - kiểm soát” như sau: (4). Kiểm tra đánh giá và tổng kết việc thực hiện kế hoạch năm học. Việc kiểm tra đánh giá cần phải tiến hành từ khâu xác định những căn cứ để đánh giá xác định mức độ tốt, khá, vừa, xấu cho các hoạt động của kế hoạch đã xác định. Kiểm tra giai đoạn cuối kì và đánh giá tổng thể việc thực hiện kế hoạch và đây là một trong những cứ liệu để lập kế hoạch cho chu trình mới (giai đoạn mới, năm học mới, ). 4. Một số phương pháp sử dụng tính toán nhu cầu trong lập kế hoạch năm học ở trường THCS Hoạt động 5: Giảng viên hệ thống hoá lại các phương pháp khoa học và kinh nghiệm thực tiễn trong việc tính toán nhu cầu để lập kế hoạch ở trường THCS. Lưu ý hoạt động này cho phép hệ thống hoá và định hướng cho việc áp dụng các phương pháp khoa học, phù hợp trong việc lập kế hoạch năm học. Giảng viên thuyết trình về các phương pháp khoa học thường được áp dụng tính toán nhu cầu trong lập kế hoạch : - Phương pháp định mức. - Phương pháp tiêu chuẩn định biên. - Phương pháp tỷ lệ cố định. - Phương pháp cân đối. Tìm hiểu về nhóm phương pháp xác định nhu cầu trong kế hoạch được tiến hành theo các nhiệm vụ sau : Nhiệm vụ 1: Học viên đọc thông tin trong tài liệu, trao đổi nhóm và cử đại diện nhóm trình bày một trong các nội dung trên, các nhóm khác nhận xét bổ sung. Giáo viên nhận xét và tổng kết và tập trung lưu ý kinh nghiệm thực tế trong việc sử dụng phương pháp cân đối. Thông tin cơ bản cho hoạt động 5: (1). Phương pháp cân đối: Nguyên tắc cơ bản của phương pháp cân đối là đảm bảo mối quan hệ hợp lý giữa khả năng cung cấp (cung) và nhu cầu thực tế (cầu) và được biểu diễn bởi những phương trình cân bằng hoặc bảng cân đối. Nội dung của phương pháp này là thiết lập sự tương xứng giữa “ Nhu cầu” và “khả năng”, từ đó làm cho hai phạm trù này đỡ cách biệt nhau. Cân đối không tồn tại bền vững, đó là một quá trình cân bằng động. Quan hệ giữa cân đối và mất cân đối diễn ra liên tục và biện chứng, phát triển theo đường xoắn ốc đi lên. Có thể minh hoạ bằng sơ đồ: Cân đối Mất cân đối Cân đối mới 6
  7. Công việc chủ yếu của phương pháp này là xây dựng “bảng cân đối”. Đó là một bảng gồm hai cột: Nhu cầu và khả năng, trong đó cột nhu cầu lập trước, cột khả năng lập sau và độc lập với nhau: Nhu cầu Khả năng Nội dung mỗi cột là các yếu tố của vấn đề đang xem xét. Việc thiết lập các bảng cân đối hoàn toàn do người làm kế hoạch định ra sao cho các bảng đó phục vụ tốt cho công tác kế hoạch. 5. Tìm hiểu một số phương pháp khoa học sử dụng trong lập kế hoạch Báo cáo viên giới thiệu : ngoài những phương pháp xác định nhu cầu, chỉ tiêu lập kế hoạch ở trên, trong việc tổ chức lập kế hoạch còn sử dụng một số phương pháp sau đây: - Phương pháp ma trận SWOT. - Phương pháp chương trình – mục tiêu. - Phương pháp biểu diễn bằng sơ đồ Gant. - Phương pháp sơ đồ mạng Pert. Người hiệu trưởng cần hiểu và có khả năng sử dụng nhiều phương pháp khoa học khác nhau trong từng bươc của quá trình lập kế hoạch. Giảng viên có thể chọn một hoặc hai phương pháp trong số các phương pháp đã nêu để giới thiệu và hướng dẫn học viên áp dụng trong hoạt động cụ thể. Hoạt động 6: Giảng viên giới thiệu phương pháp ma trận SWOT trong việc xác định chiến lược hành động của từng nhà trường trên cơ sở xác định nhưng thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức của nhà trường. Lưu ý hoạt động này cho phép người quản lý xác định được phương hướng nhằm phát triển nhà trường trên cơ sở đã xác định rõ ràng 4 yếu tố thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức của nhà trường. Để nghiên cứu phương pháp swot học viên cần phải tiến hành bài tập cụ thể theo sự hướng dẫn của giảng viên : Nhiệm vụ 1: Ông (bà) hãy xác định các yếu tố thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức của trường học nơi ông (bà) đang cong tác và điền vào bảng ma trận tương ứng. Nhiệm vụ 2: Ông (bà) hãy xác định xem trường mình ở trạng thái nào nêu trên và chỉ ra cách hành động của trường mình nhằm đảm bảo sự phát triển của nhà trường một cách phù hợp nhất. Nhiệm vụ 3: Một hoặc hai cá nhân đại diện trình bày nội dung trên, học viên trong cả lớp nhận xét bổ sung. 7
  8. Giảng viên nhận xét, tổng kết và đưa ra quy luật sử dụng phương pháp swot trong việc xác định chién lược hành động của một tổ choc. Thông tin cơ bản cho hoạt động 6: Phương pháp ma trận swot Sẽ có bốn trạng thái sau đây về nhà trường: a ở mức (+) (-) b ở mức (+) (-) Trạng thái Cơ hội Thách thức Yêú tố chủ quan + _ Trạng thái I Trạng thái II Thuận lợi a ở mức (+) a ở mức (+) + b cũng ở mức (+) b ở mức (-) Trạng thái III Trạng thái IV Khó khăn a ở mức (-) a ở mức (-) _ b ở mức (+) b cũng ở mức (-) Ông (bà) tự xét xem trường mình ở trạng thái nào trong bốn trạng thái trên Kế hoạch quản lý phát triển nhà trường mà ông (bà) phụ trách sẽ nhằm vào tinh thần chủ đạo nào theo các tinh thần sau đây: ổn định - Củng cố ổn định - Thích ứng ổn định - Tăng trưởng ổn định - Phát triển (2). Phương pháp biểu diễn bằng sơ đồ Gant Phương pháp này do Hery Gant đề xướng. Sơ đồ Gant gồm hai cột: Cột ngang biểu thị thời gian, cột dọc biểu thị các công việc cần làm. Những thanh ngang chỉ thời gian thực hiện công việc, thường được biểu thị bằng hai màu khác nhau để chỉ tiến độ theo kế hoạch và tiến độ thực tế. Sơ đồ Gant tuy đơn giản nhưng là công cụ quan trọng cho phép các nhà quản lý dễ dàng xác định được những gì cần phải làm, những gì đã được thực hiện trước, sau hay đúng tiến độ. Trên thực tế, để thấy rõ trách nhiệm của mỗi thành viên, trên sơ đồ Gant người ta thường thêm một cột dọc vào cuối để liệt kê các người chịu trách nhiệm thực hiện công việc (xem ở phần trên). 8
  9. Tài liệu tham khảo 1. Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010. NXB Giáo dục 2. Luật Giáo dục (2005). NXB Chính trị Quốc gia. 3. Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. (2007) Bộ Giáo dục và Đào tạo. 4. T. Irene Sander. (2006) Tư duy chiến lược và khoa học mới. NXB Tri thức 9
  10. Tài liệu đọc thêm kế hoạch chiến lược trường THCS Hiệu trưởng cần biết gì về kế hoạch chiến lược trường THCS 1. Lập kế hoạch chiến lược trường THCS là gì? Lập kế hoạch chiến lược được miêu tả như bản đồ định hướng của tổ chức. Các kế hoạch chiến lược (kế hoạch dài hạn) chỉ ra sứ mạng, tầm nhìn, các mục tiêu tổng quát và thường kéo dài từ 5-10 năm hoặc hơn Lập kế hoạch chiến lược được coi là công cụ mạnh để xác định các ưu tiên và ra các quyết định đúng đắn cho tương lai Lập kế hoạch chiến lược: - Chú trọng đến tư duy và hành động chiến lược - Chú trọng tới tương lai, giúp nhà trường hình dung được tương lai mong muốn và có thể đạt được - Tìm kiếm cách tiếp cận tích cực cho quản lý - Định hướng hoạt động và chú trọng kết quả đạt được - Đặt quan tâm chính vào việc hình thành, duy trì và kích thích sự hợp tác giữa các cá nhân và nhà trường cùng làm việc và hướng tới các mục đích chung Thông qua lập kế hoạch chiến lược, các câu hỏi chính sau sẽ được trả lời: - Các công việc chúng ta đang làm là gì? Các bên liên đới của chúng ta là ai? - Chúng ta đã thoả mãn những quan tâm chính của chúng ta chưa? Chúng ta đang làm tốt đến đâu? Cái gì chúng ta làm tốt nhất? - Chúng ta làm việc hiệu quả chưa? Những điểm yếu nào chúng ta cần khắc phục? - Chúng ta tận dụng được các cơ hội hoặc tránh được những cản trở hiện nay chưa? - Tầm nhìn tương lai của chúng ta là gì? - Mục đích, định hướng và giá trị cơ bản của chúng ta là gì? - Cần phải làm gì để đạt tới tương lai? Bằng các của hỏi tổ chức cơ bản như trên, lập kế hoạch chiến lược thường đưa đến những thay đổi căn bản trong văn hoá, quan niệm, sứ mạng và định hướng của nhà trường. 2. Tầm quan trọng của lập kế hoạch chiến lược trường THCS Quá trình lập kế hoạch chiến lược tốt có thể giúp các nhà trường: - Làm rõ định hướng tương lai - Đề ra các ưu tiên - Xây dựng và thực hiện điều chỉnh chiến lược có hiệu quả - Đối phó có hiệu quả với sự thay đổi. - Nâng cao chất lượng quản lý nội bộ - Xây dựng nhóm làm việc có tính chuyên nghiệp trong nhà trường 10
  11. - Xây dựng và nâng cao tinh thần hợp tác với cha mẹ học sinh, cộng đồng, các tổ chức bên ngoài 3. nội dung chính trong bản kế hoạch chiến lược trường THCS Các thành phần quan trọng trong kế hoạch chiến lược Những điểm mạnh và điểm yếu của nhà trường; Những thực tiễn của môi trường; hiện trạng cạnh tranh; những khả năng hợp tác; Các giá trị truyền thống và khát vọng của nhà trường; Sứ mạng, tầm nhìn của nhà trường; Các mục tiêu của nhà trường; Các chương trình hành động. 4. Quá trình lập kế hoạch chiến lược trường THCS Quá trình lập kế hoạch chiến lược có thể thực hiện ở tất cả các cấp quản lý (Bộ, cơ quan địa phương/ đơn vị/ tổ chức/trường học). Quá trình lập kế hoạch chiến lược cần trả lời 4 câu hỏi: 1. Hiện tại chúng ta đang ở đâu (Phân tích tình hình) 2. Chúng ta muốn đến đâu trong tương lai? (Xác định sứ mạng, giá trị, tầm nhìn) 3. Làm thế nào để biến mục tiêu tương lai thành hiện thực? (Xây dựng các chương trình hành động) 4. Làm thế nào để chúng ta đánh giá được sự tiến bộ và tới đích? (theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch) Mười bước lập và thực hiện kế hoạch chiến lược Bước 1. Xây dựng kế hoạch lập kế hoạch chiến lược Cần thống nhất các nội dung: • Mục đích và nhu cầu cần cố gắng thực hiện • Sự sẵn sàng của nhà trường về đội ngũ, nguồn lực tài chính, văn hoá, cam kết • Sự nhất trí của tổ chức • Mẫu báo cáo • Các bước cần tuân theo Bước 2. Lôi cuốn sự tham gia và duy trì sự cam kết Lôi cuốn sự tham gia của các lực lượng gồm: • Khảo sát, thông báo về quá trình lập kế hoạch chiến lược • Gặp gỡ các nhóm trọng tâm và các bên liên quan thông qua các phơng tiện thông tin sẵn có • Thiết lập đường dây nóng, tổ chức thảo luận Duy trì sự cam kết của các bên liên đới: • Trình bày để mọi người hiểu rõ sự cam kết của nhà trường và của các cán bộ chủ chốt đối với quá trình lập kế hoạch chiến lược. • Làm cho việc lập kế hoạch chiến lược trở nên có ý nghĩa 11
  12. • Lập thời gian biểu khả thi • Thông báo thường xuyên về những vấn đề liên quan Bước 3. Phân tích nhu cầu và mong muốn của các bên liên đới • Xác định mức độ tham gia của những người có liên quan trong năm học vừa qua; • Những vấn đề mà nhà trường cần phải chú ý nhiều hơn trong phối hợp với các bên liên quan để phát triển nhà trường Các câu hỏi cần trả lời: • Các lợi ích trực tiếp và gián tiếp của các bên là gì? • Các nhóm nào có cùng lợi ích? Mức độ lợi ích của các nhóm gắn với trường như thế nào? • Trách nhiệm của các bên liên quan như thế nào trong hoạt động nhằm phát triển nhà trường ? (cơ sở hạ tầng, thiết bị, tài liệu đồ dùng dạy học, tổ chức quản lý giảng dạy, học tập, ) Bước 4. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và nguy cơ của nhà trường Hoạt động phân tích tình hình nhằm: • Có được cái nhìn thấu đáo về các hoạt động hiện tại của nhà trường , tìm ra nguyên nhân của những hoạt động lệch lạc, không đạt được mục tiêu và sử dụng nguồn lực không hiệu quả. • Chỉ ra những thiếu sót, từ đó xây dựng những giả định khả thi về mối quan hệ nhân quả giúp cho hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao hơn. • Chỉ ra những giải pháp cho các vấn đề cần phải giải quyết. • Chỉ ra hoạt động tốt và cần phải được củng cố tiếp trong tương lai. Khi phân tích tình hình phải chỉ ra được các nguyên nhân khiến cho trường yếu kém về một chỉ số cụ thể nào đó để từ đó đưa ra giải pháp, tập trung ưu tiên giải quyết nhằm có được một mặt bằng chất lượng giáo dục tương đối đồng đều trong nhà trường. Bước 5. Xác lập định hướng chiến lược Xác lập định hướng chiến lược gồm 3 nội dung chính - Tuyên bố đầy đủ, rộng rãi về ý đồ của tổ chức/ nhà trường - Các giá trị chính đưa đến việc đạt được sứ mạng - Xác định tầm nhìn a) Sứ mạng Sứ mạng là lý do tồn tại của tổ chức Sứ mạng thể hiện vai trò, vị trí, trách nhiệm của nhà trường trong cộng đồng và đời sống kinh tế – xã hội của quốc gia, khu vực trong từng giai đoạn phát triển tương ứng. Sứ mạng thể hiện lý do cơ bản của sự tồn tại và phát triển của nhà trường, là kỳ vọng mà nhà trường mong muốn thực hiện dựa trên nhu cầu của các nhóm khách hàng (đối tượng HS) và các lĩnh vực phục vụ ưu tiên (trọng tâm). 12
  13. b) Hệ thống giá trị cơ bản Giá trị của tổ chức là nguyên tắc hướng dẫn hành vi. Chúng xác định kiểu quản lý của tổ chức, các nguyên tắc của cá nhân và hành vi của nhà trường Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường: Thể hiện triết lý nhất quán phát triển của nhà trường với tư cách là một tổ chức trên cơ sở nhận thức những giá trị cơ bản của xã hội, cộng đồng. Là những điều quan trọng mà nhà trường muốn đạt tới; Là các kỳ vọng mà nhà trường theo đuổi trong hoàn cảnh và môi trường biến động; định hướng hành động của nhà trường ; Thể hiện thái độ, cách ứng xử của nhà trường; tôn trọng, mong muốn . c) Tầm nhìn Tầm nhìn là ý tưởng về tương lai của nhà trường có thể đạt được, thể hiện mong muốn của nhà trường và cộng đồng. Tầm nhìn chỉ rõ quang cảnh hiện thực, tin cậy và hấp dẫn của tương lai Tầm nhìn là mục tiêu vẫy gọi, nó chỉ ra cầu nối từ hiện tại tới tương lai. Bước 6. Xác định các vấn đề chiến lược Các câu hỏi cần trả lời khi xác định các vấn đề chiến lược: • Cái gì là vấn đề? • Vì sao lại có vấn đề? • Vấn đề của ai? • Có thể làm gì đề giải quyết vấn đề? • Có thể gặp hậu quả gì nếu bỏ sót vấn đề này? Bước 7. Nguyên tắc kiểm soát mục tiêu: S_M_A_R_T • S- Specific: Cụ thể • M- Mesureable - Đo được • A- Attainable – Có thể đạt được • R-Result – Oriented - Định hướng kết quả • Time- bound – Giới hạn thời gian Bước 8. Xây dựng các chương trình hành động Câu hỏi cần trả lời: • Những hoạt động cần được thực hiện là gì? • Trong các hoạt động được xác định, hoạt động nào có thể làm trước? • Sắp xếp các hoạt động vào khung thời gian phù hợp nhất? • Nếu có quá nhiều hoạt động bị trùng lặp thì cân đối và ưu tiên những hoạt động có thể giải quyết được nhiều vần đề/nhu cầu. Đó là những hoạt động nào? • Sử dụng nguồn lực nào? • Trách nhiệm thực hiện chính là ai? 13
  14. Bước 9. Thực hiện kế hoạch Bước 10. Giám sát và đánh giá thực hiện kế hoạch 14