Đề cương ôn tập tháng 2 - Môn Hóa học 9

pdf 5 trang thienle22 5490
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập tháng 2 - Môn Hóa học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_thang_2_mon_hoa_hoc_9.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập tháng 2 - Môn Hóa học 9

  1. Đề cương ôn tập tháng 2 Môn: hóa học 9 Năm học 2019 – 2020 I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Tính chất vật lý của phi kim: A. dẫn điện tốt. B. dẫn nhiệt tốt. C. dẫn nhiệt, dẫn điện kém. D. chỉ tồn tại ở trạng thái khí Câu 2: Tính chất hóa học của phi kim: A. Tác dụng với nước, oxi. B. Tác dụng với hidro, kim loại, oxi. C. Tác dụng với kim loại, bazơ. . D. Tác dụng với bazơ, oxit bazơ. Câu 3: Chọn câu đúng A. Tất cả phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit. B. Tất cả phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit bazơ. C. Kim loại dẫn điện, phi kim không dẫn điện (trừ than chì và silic). D. Tất cả đều đúng. Câu 4: Tính chất của khí clo: A. Tác dụng với kim loại. B. Có tính tẩy màu trong không khí ẩm. C. Tác dụng với nước, dung dịch kiềm. D. Tất cả đều đúng. Câu 5: Khi điều chế clo trong phòng thí nghiệm thường có lẫn tạp chất là hơi nước và axit clohidric. Có thể thu được clo tinh khiết bằng cách dẫn hỗn hợp qua: A. Nước, dung dịch xút. B. Dung dịch xút, H2SO4 đậm đặc. C. Nước vôi, dung dịch axit. D. Bazơ, oxit bazơ. Câu 6: Khi kim loại có nhiều hóa trị tác dụng với khí clo sẽ tạo ra muối clorua của kim loại có hóa trị: A. thấp nhất. B. tùy trường hợp. C. cao nhất. D. tất cả đều sai. Câu 7: Để loại khí clo có lẫn trong không khí, có thể dùng chất sau: A. Nước. B. Dung dịch H2SO4. C. Dung dịch NaOH. D. Dung dịch NaCl. Câu 8: Nước clo là: A. Hỗn hợp gồm các chất: Cl2 và HCl, HClO. B. Hợp chất của: Cl2 và nước, HCl, HClO. C. Hỗn hợp gồm các chất: Cl2 nước, HCl, HClO. D. Hỗn hợp gồm các chất: nước, HCl, HClO. Câu 9: Dạng thù hình của nguyên tố là: A. Các hợp chất khác nhau của một nguyên tố hóa học. B. Các đơn chất khác nhau của cùng một nguyên tố hóa học. C. Các nguyên tố có hình dạng khác nhau. D. Các đơn chất có hình dạng khác nhau. Câu 10: CO có tính chất: A. Oxit axit, chất khí độc, có tính khử mạnh. B. Chất khí không màu, rất độc, oxit bazơ. C. Chất khí không màu, rất độc, oxit trung tính, có tính khử mạnh.
  2. D. Chất khí, không màu, không mùi, có tính oxi hóa mạnh. Câu 11: Trong các cặp chất sau, cặp nào có thể tác dụng với nhau: A. KCl và Na2CO3 B. KCl và K2CO3 C. H2SO4 và NaHCO3 D. KOH và Na2CO3 Câu 12: Chất khí nào có khả năng tẩy trắng khi ẩm: A. O2 B. Cl2 C. H2 D. CO2 Câu 13: Các chất nào sau đây dùng để điều chế clo ở phòng thí nghiệm: A. HCl, H2O B. KMnO4, MnCl2 C. NaCl D. KMnO4, MnO2 Câu 14: Tính chất của cacbonic: A. Phản ứng với nước vôi, phản ứng quang hợp. B Ở bất kì điều kiện nhiệt độ, áp suất cacbonic luôn tồn tại ở trạng thái khí. C. Phản ứng với dung dịch CuSO4, phản ứng quang hợp. D. Hòa tan tốt trong nước nóng. Câu 15: Tính chất hóa học đặc trưng muối cacbonat: A. Phản ứng thế với kim loại. B. Phản ứng với axit, muối và phản ứng phân hủy. C. Phản ứng với bazơ, oxit bazơ. D. Thủy phân trong nước cho môi trường axit. Câu 16: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo: A. Chiều tăng dần của số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử. B. Chiều tăng dần của điện tích hạt nhân của nguyên tử. C. Chiều tăng dần của nguyên tử khối. D. Chiều giảm dần của điện tích hạt nhân của nguyên tử. Câu 17: Dung dịch nào không thể chứa trong bình thủy tinh: A. HNO3 B. H2SO4 đậm đặc C. HF D. HCl Câu 18: Khi dẫn hỗn hợp khí gồm: Cl2, CO2, HCl, CO qua dung dịch nước vôi trong dư. Khí thoát ra khỏi bình là: A. Cl2 B. CO C. CO2, HCl D. HCl, CO. Câu 19: Natri silicat có thể được tạo thành bằng cách nào? A. Đun SiO2 với NaOH nóng chảy. B. Cho SiO2 tác dụng với dung dịch NaOH loãng. C. Cho dung dịch K2SiO3 tác dụng với dung dịch NaHCO3. D. Cho Si tác dụng với dung dịch NaCl. Câu 20: Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo ra sản phẩm đều là chất khí? A. C và CuO B. CO2 và NaOH C. CO và Fe2O3 D. C và H2O Câu 21: 1)Cho khí CO2 tan vào nước cất có pha vài giọt quỳ tím. Dung dịch có màu nào? A. Xanh. B. Đỏ. C. Tím. D. Không màu. 2)Sau khi đun nóng dung dịch một thời gian thì dung dịch có màu nào? A. Xanh. B. Đỏ. C. Tím. D. Không màu. Câu 22: Để đề phòng bị nhiễm độc CO, người ta sử dụng mặt nạ với chất hấp phụ nào sau đây? A. CuO và MnO2 B. CuO và MgO C. CuO và Fe2O3 D. Than hoạt tính Câu 23: Để phân biệt khí CO2 và khí SO2, có thể dùng: A. dung dịch Ca(OH)2. B. dung dịch Br2.
  3. C. dung dịch NaOH. D. dung dịch KNO3. Câu 24: Có 4 chất rắn: NaCl, Na2CO3, CaCO3, BaSO4 chỉ dùng thêm một cặp chất nào dưới đây để nhận biết ? A. H2O và CO2 B. H2O và NaOH C. H2O và HCl D. H2O và BaCl2 Câu 25: Nước đá khô là chất nào sau đây? A. CO B. CO2 C.SO2 D. NO2 Câu 26: Khí CO không khử được oxit nào sau đây ở nhiệt độ cao? A. CuO B. CaO B. PbO D. Fe2O3 Câu 27: Các nguyên tố trong dãy nào sau đây được sắp xếp theo tính kim loại giảm dần: A. C, Si, Ge, Sn, Pb. B. Pb, Ge, Sn, Si, C. C. Pb, Sn, Ge, Si, C. D. Pb, Sn, Si, Ge, C. Câu 28: Kim cương và than chì là hai dạng thù hình của cacbon vì: A. Đều có cấu tạo mạng tinh thể nguyên tử B. Đều do nguyên tử cacbon tạo nên. C. Có tính chất vật lý tương tự nhau. D. Cả A và B. Câu 29: Có thể dùng mặt nạ có chứa chất nào sau đây để đề phòng bị nhiễm độc khí CO? A. CuO B. CuO và MgO. C. CuO và Al2O3 D. Than hoạt tính. Câu 30: Tủ lạnh dùng lâu sẽ có mùi hôi, có thể cho vào tủ lạnh một ít cục than hoa để khử mùi hôi này. Đó là vì sao? A. Vì than hoa có thể hấp phụ mùi hôi. B. Vì than hoa tác dụng với mùi hôi để biến thành chất khác. C. Vì than hoa sinh ra chất hấp phụ mùi hôi. D. Vì than hoa tạo ra mùi khác để át mùi hôi. Câu 31: Để loại bỏ SO2 trong CO2, có thể dùng hoá chất nào sau đây ? A. Dung dịch Ca(OH)2. B. CuO. C. Dung dịch Br2. D. Dung dịch NaOH. Câu 32: Dung dịch muối X làm quỳ tím hoá xanh, dung dịch muối Y không làm đổi màu quỳ tím. Trộn X và Y thấy có kết tủa. X, Y là cặp chất nào sau đây ? A. NaOH và K2SO4 B. NaOH và FeCl3 C. Na2CO3 và BaCl2 D. K2CO3 và NaCl Câu 33: Quá trình thổi khí CO2 vào dung dịch NaOH, muối tạo ra theo thứ tự là : A. NaHCO3, Na2CO3 B. Na2CO3, NaHCO3 C. Na2CO3 D. Không đủ dữ liệu xác định. Câu 34: Sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động của mỏ đá vôi là do có phản ứng : A. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2. B. Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaOH. C. CaCO3 → CaO + H2O. D. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O. Bài 35. Hấp thụ hoàn toàn V lít (đktc)CO2 vào 100 ml dung dịch NaOH 1M, phản ứng xảy ra xong thu được 6,85 gam muối. V có giá trị là: A. 168 B. 2,24 C. 1,12 D. 3,36 Bài 36. Cho 0,15 mol hỗn hợp NaHCO3 và MgCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl. Khí thoát ra được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được b gam kết tủa. Giá trị của b là: A. 5 gam. B. 15 gam C. 25 gam D. 35 gam
  4. Câu 37. Hấp thụ hoàn toàn 0,05 mol CO2 vào dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và 0,02 mol chứa BaCl2. Khối lượng kết tủa thu được là: A. 3,94 gam. B. 7,88 gam. C. 3,96 gam. D. 4,92 gam. Bài 38. Hòa tan 8,46 gam hỗn hợp bột gồm Al và Cu trong dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít khí (đktc). Khối lượng của Al và Cu trong hỗn hợp lần lượt bằng (gam): A. 2,06 và 6,40. B. 2,70 và 5,76. C. 5,40 và 3,06. D. 3,20 và 5,26. Bài 39. Hỗn hợp X gồm Zn, Mg và Fe. Hòa tan hết 23,40 gam X vào dung dịch HCl thu được 11,20 lít khí (Đktc). Để tác dụng vừa hết 23,40 gam X cần 12,32 lít clo (đktc). Xác định khối lượng của Fe trong hỗn hợp? A. 2,8 gam. B. 5,6 gam. C. 8,4 gam. D. 11,2 gam. Câu 40. Cho 10,5 gam hỗn hợp hai kim loại Zn và Cu vào dung dịch H2SO4 loãng dư, người ta thu được 2,24 lít khí (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu là: A. 61,9% và 38,1% B. 63% và 37% C. 61,5% và 38,5% D. 65% và 35% II. TỰ LUẬN Câu 1: Hãy sắp xếp các nguyên tố sau đây theo chiều tính phi kim tăng dần: F, O, N, P, As. Giải thích cho sự lựa chọn. Câu 2: a. Lập CTHH của hợp chất khí A biết rằng: - A là oxit của lưu huỳnh chứa 60% oxi. - 2 gam A chiếm thể tích là 0,56 lít ở đktc. b. Hòa tan 4 gam khí A trong 200 ml dd NaOH 1,5M. Hãy cho biết muối nào thu được sau phản ứng? Tính nồng độ mol của muối? Coi thể tích dd thay đổi không đáng kể. Câu 3: Viết các công thức cấu tạo chi tiết và thu gọn của các chất có CTPT sau: C2H5Cl, C3H8O, C4H9Cl. Câu 4: Hợp chất hữu cơ A có khối lượng mol là 16. Thành phần % về khối lượng của các nguyên tố có trong A là : %C = 75% ; %H = 25%. Hãy xác định công thức của A. Câu 5: Đốt cháy 10,08 lít hỗn hợp khí CH4 và C2H6 thu được 15,68 lít CO2. (đktc) a. Tính % mỗi khí trong hỗn hợp? b. Dẫn toàn bộ sp cháy qua dd Ba(OH)2 dư thu được a gam kết tủa. Tính a ? Câu 6: Đốt cháy 5,6 gam hợp chất hữu cơ A gồm 2 nguyên tố. Sau phản ứng thu được 7,2 gam nước. Xác định công thức phân tử của A biết phân tử khối của A là 28. Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 10g hợp chất thu được 33,85g CO2 và 6,94g H2O. Tỉ khối hơi của hợp chất so với không khí là 2,69. Câu 8: Phân tích một hợp chất hữu cơ thấy: cứ 2,1 phần khối lượng C lại có 2,8 phần khối lượng oxi và 0,35 phần khối lượng hidro. Hãy xác định CTPT của hợp chất biết 1g hơi chất đó ở đktc chiếm thể tích 373,3cm3. Câu 9: Nghiên cứu bài 36,37,38,39 sách giáo khoa hóa học 9. Hoàn thành bảng tổng hợp sau: Tổng hợp về hidrocacbon: Metan(CH4), Etilen(C2H4), Axetilen(C2H2), Benzen(C6H6) Hợp Metan Etilen Axetilen Benzen chất CTPT CH4 = 16 C2H4 = 28 C2H2 = 26 C6H6 = 78 PTK
  5. Công thức cấu tạo (Nêu rõ liên kết trong phân tử) Trạng thái Tính chất vật lý Tính chất hóa học - Giống nhau - Khác nhau Ứng dụng Điều chế Nhận biết (Nêu PP hóa học)