Đề cương ôn tập Lịch sử 9 - Chuyên đề: Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1945 - Tuần 1

docx 6 trang thienle22 4620
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Lịch sử 9 - Chuyên đề: Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1945 - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_lich_su_9_chuyen_de_lich_su_viet_nam_tu_nam.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập Lịch sử 9 - Chuyên đề: Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1945 - Tuần 1

  1. MÔN LỊCH SỬ 9: CHUYÊN ĐỀ: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1945 TUẦN NGHỈ THƯ 1 (3-9/2/2020) - Bài tập: Khoanh chỉ một đáp án đúng trong các câu sau: Câu 1. Để tìm con đường cứu nước cho dân tộc, Nguyễn Ái Quốc đã chọn hướng đi là: A. sang Nhật Bản, nước duy nhất ở châu Á không bị biến thành thuộc địa để học hỏi kinh nghiệm. B. sang Mĩ, đế quốc hùng mạnh nhất thế giới để nhờ giúp đỡ. C. sang Pháp để tìm hiểu về kẻ thù của dân tộc. D. sang phương Tây để tìm đường tìm cứu nước mới. Câu 2. Sự kiện nào đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc? A. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã ảnh hưởng đến tư tưởng cứu nước của Nguyễn Ái Quốc. B. Năm 1919, Người gửi bản yêu sách đến Hội nghị Véc-xai đòi quyền tự do dân chủ, bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam. C. Đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin (7 - 1920). D. Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12 - 1920). Câu 3. Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc mới và khác với lớp người đi trước là: A. dựa vào sự giúp đỡ của các nước để làm cách mạng. B. chú trọng phát triển lực lượng vũ trang. C. từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lê-nin, kết hợp độc lập với chủ nghĩa xã hội. D. cải cách duy tân, đổi mới. Câu 4. Đánh dấu bước ngoặt từ một người yêu nước trở thành một chiến sĩ cộng sản của Nguyễn Ái Quốc là sự kiện: A. Người gửi yêu sách đến Hội nghị Véc-xai. B. Người đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin. C. Người tham dự Đại hội Tua, tán thành việc thành lập Đảng Cộng sản Pháp. D. Người thành lập Hội liên hiệp thuộc địa. Câu 5. Công lao lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1919 -1929 là: A. tìm được con đường cứu nước đúng đắn. B. truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin về nước. C. liên kết cách mạng nước ta với cách mạng thế giới.
  2. D. thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Câu 6. Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên vào A. cuối năm 1924. B. tháng 6 – 1925 C. tháng 5 - 1929. D. năm 1928. Câu 7. Một hoạt động quan trọng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là A. mở nhiều lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ cách mạng. B. tố chức ám sát toàn quyền Pháp. C. xuất bản sách báo. D. xây dựng cơ sở trong kiều bào. Câu 8. Nòng cốt của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tổ chức A. Phục Việt B. Tâm tâm xã C.Thanh niên Cao vọng. D. Cộng sản đoàn. Câu 9. Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1926 - 1927 là A. có ba tổ chức cộng sản lãnh đạo. B. có sự lãnh đạo của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. C. phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ, giai cấp công nhân trưởng thành hơn. D. phong trào dân tộc dân chủ phát triển mạnh mẽ, là phong trào đấu tranh duy nhất trong xã hội. Câu 10. Ba tổ chức cách mạng của Việt Nam trong những năm 1925- 1929 là: A. Tân Việt, Hưng Nam, Phục việt. B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Tân Việt Cách mạng đảng, Việt Nam Quốc dân đảng C. Tâm tâm xã, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Tân Việt. D. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn. Câu 11. Tân Việt Cách mạng đảng được thành lập vào A. những năm 20 của thế kỉ XX. B. tháng 11 năm 1925. C. tháng 7 năm 1928. D. tháng 12 năm 1927. Câu 12. Điểm giống nhau cơ bản giữa Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Tân Việt Cách mạng đảng là A. tổ chức của thanh niên tiểu tư sản Việt Nam yêu nước. B. tổ chức của giai cấp vô sản. C. ngay khi mới thành lập đã xác định đi theo con đường Mác - Lê-nin. D. thành lập tại Quảng Châu - Trung Quốc. Câu 13. Lãnh tụ cao nhất của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng là A. Nguyễn Ái Quốc. B. Hồ Tùng Mậu. C. Nguyễn Khắc Nhu. D. Nguyễn Thái Học. Câu 14. Việt Nam Quốc dân đảng đã tiến hành cuộc khởi nghĩa A. Yên Thế. B. Yên Bái. C. Yên Ninh. D. Yên Thái.
  3. Câu 15. Tuy thất bại nhưng khởi nghĩa Yên Bái cũng có ý nghĩa to lớn là A. đã làm tiêu hao nhiều sinh lực địch. B. giúp cho Việt Nam Quốc dân đảng vượt qua thời kì khó khăn để tiếp tục một giai đoạn mới. C. làm cho các lãnh tụ cuộc khởi nghĩa “không thành công cũng thành nhân”. D. góp phần cổ vũ lòng yêu nước và chí căm thù của nhân dân ta đối với bè lũ cướp nước và tay sai. Câu 16. Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam nối tiếp nhau ra đời là do A. nội bộ tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên mâu thuẫn. B. nhu cầu của phong trào cách mạng. C. xu thế chung của thế giới. D. các tổ chức cách mạng bị đán áp, tan rã. Câu 17. Trình tự ra đời các tổ chức cộng sản ở nước ta như sau : A. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dưong Cộng sản liên đoàn. B. Đông Dương Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn, An Nam Cộng sản đảng. C. Đông Dương Cộng sản liên đoàn, Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng. D. Chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập, Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn. Câu 18. Địa điểm thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở nước ta là A. 5D Hàm Long, Hà Nội. B. 312 Khâm Thiên, Hà Nội. C. Ngõ chùa Hương Tuyết, Bạch Mai, Hà Nội. D. 42 Hàng Thiếc, Hà Nội. Câu 1. Sau khi ba tổ chức cộng sản ra đời, nhu cầu thiết yếu của cách mạng VN là A. thành lập thêm các tổ chức cộng sản. B. thành lập thêm các tổ chức quần chúng. C.hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất. D. tiếp tục xây dựng để ba tổ chức cộng sản ngày càng phát triển. Câu 19. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa A. chủ nghĩa Mác - Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước VN B. ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam. C. chủ nghĩa Mác - Lê-nin với phong trào công nhân Việt Nam. D. chủ nghĩa Mác - Lê-nin với phong trảo yêu nước Việt Nam. Câu 20. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời từ sự thống nhất các tổ chức A. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
  4. B. Tâm tâm xã và Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Tân Việt. D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Việt Nam Quốc dân đảng. Câu 21. Người chủ toạ hội nghị thành lập Đảng là A. Lê Hồng Sơn. B. Hồ Tùng Mậu. C. Nguyễn Ái Quốc. D. Trần Phú. Câu 22. Người khởi thảo Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam là A. Trần Phú. B. Lê Hồng Sơn C. Nguyễn Ái Quốc. D. Hồ Tùng Mậu. . Câu 23. Người khởi thảo “Luận cương chính trị” của Đảng Cộng sản Đông Dương là A. Trần Phú. B. Lê Hồng Sơn. C. Nguyễn Ái Quốc. D. Hồ Tùng Mậu. Câu 24. Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương được khởi thảo tại số nhà A. 48 Hàng Ngang, Hà Nội. B. 90 phố Thợ Nhuộm, Hà Nội. C. 5D phố Hàm Long, Hà Nội. D.10 Hàng Đào, Hà Nội. Câu 25. Hội nghị thành lập Đảng và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ nhất của Đảng diễn ra tại A. Hà Nội. B. Quảng Tây. C. Quảng Châu. D. Hương Cảng. Câu 26. Ý nghĩa to lớn nhất của sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là A. chấm dứt sự tồn tại cùng một lúc ba tổ chức cộng sản. B. gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. C. nhân dân Việt Nam có một đảng duy nhất lãnh đạo. D. chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Câu 27. Đường lối của cách mạng Việt Nam được xác định trong Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt là A. tiến hành cách mạng tư sản. B. tiến hành cách mạng tư sản dân quyền. C. tiến hành cách mạng tư sản dân quyền rồi tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa. D. tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Câu 28. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ nhất, Đảng Cộng sản Việt Nam được đổi tên thành A. Đông Dương Cộng sản đảng. B. Đông Dương Cộng sản liên đoàn. C. Đảng Cộng sản Đông Dương. D. Đảng Lao động Việt Nam. Câu 29. Ngay khi mới ra đời, Đảng đã phát động được phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân vì A. tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, đời sống nhân dân khó khăn.
  5. B. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời có tổ chức thống nhất và cương lĩnh rõ ràng đã nhanh chóng tập hợp được quần chúng. C. thời cơ cách mạng đã chín muồi trong cả nước. D. thực dân Pháp đẩy mạnh khủng bố sau khởi nghĩa Yên Bái làm cho nhân dân ta thêm căm thù và quyết tâm đấu tranh giành quyền sống. Câu 30. Căn cứ để khẳng định rằng Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931: A. Đã có sự liên kết công nhân và nông dân trong các vùng. B. Địa bàn hoạt động rộng, thu hút đông đảo quần chúng tham gia. C. Thành lập chính quyền Xô viết ở nhiều địa phương. D. Do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Câu 31. Hình thức đấu tranh trong phong trào 1930 - 1931 là A. đấu tranh chính trị. B. đấu tranh vũ trang. C. đấu tranh nghị viện. D. lúc đầu đấu tranh chính trị sau kết hợp cả đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. Câu 32. Phong trào đấu tranh ở giai đoạn 1930 - 1931 khác với phong trào ở giai đoạn trước là A. có sự tham gia của mọi tầng lớp. B. nổ ra trong cả nước. C. có sự ủng hộ của thế giới. D. có Đảng lãnh đạo. Câu 33. Giai cấp lãnh đạo trong phong trào đấu tranh trong nhũng năm 1930 - 1931 là A. vô sản. B. tiểu tư sản. C. tư sản. D. nông dân. Câu 34. Có tên gọi phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh vì A. phong trào đấu tranh thắng lợi và chủ trương đi theo con đường của nước Nga Xô viết. B. phong trào thành công đã lập ra chính quyền theo kiểu Liên Xô. C. nhân dân Nghệ - Tĩnh giành được chính quyền ở địa phương, Ban Chấp hành nông hội xã đã làm nhiệm vụ của chính quyền theo hình thức Xô viết. D. Xô viết là tên một huyện của Nghệ - Tĩnh, nơi đây phong trào đấu tranh diễn ra mạnh mẽ. Câu 35. Chính sách tiến bộ mà chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh ban bố là A. thành lập các tổ chức cộng sản. B. xuất bản sách báo cách mạng. C. phát động phong trào Bình dân học vụ. D. trấn áp bọn phản cách mạng, bãi bỏ các chính sách phản động, thực hiện các quyền tự do dân chủ, bài trừ các tệ nạn xã hội. Câu 36. Để dập tắt phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh, thực dân Pháp đã A. khủng bố tàn bạo. B. dùng thủ đoạn dụ dỗ, mua chuộc. C. khủng bố tàn bạo, chia rẽ, dụ dỗ và mua chuộc. D. cấu kết với phong kiến để đàn áp nhân dân.
  6. Câu 37. Khó khăn lớn nhất của cách mạng Việt Nam từ cuối năm 1931 là A. nhân dân không còn tinh thần đấu tranh. B. Pháp thẳng tay khủng bố phong trào. C. hàng nghìn chiến sĩ cộng sản, hàng vạn người yêu nước bị bắt, nhiều cơ quan lãnh đạo của Đảng bị phá vỡ. D. kinh tế kiệt quệ.