Đề thi học kì II môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Ngọc Thụy (Có đáp án)

doc 8 trang Thương Thanh 22/07/2023 1160
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì II môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Ngọc Thụy (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_ii_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_2015_2016_truong.doc

Nội dung text: Đề thi học kì II môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Ngọc Thụy (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NHÓM LỊCH SỬ MÔN LỊCH SỬ 9 Năm học 2015-2016 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra: 15 /4/2015 I.Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức Kiểm tra, đánh giá kiến thức Lịch sử đã học trong học kì II, cụ thể là các sự kiện lịch sử quan trọng : Nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử Hiệp định Giơ-ne-vơ về vấn đề Đông Dương. Hoàn cảnh, diễn biến và kết quả các trận đánh lớn như Phong trào Đồng khởi (1959-1960). Chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965), chiến tranh phá hoại (1965-1968), chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ (1965-1968). 2. Kĩ năng: - HS rèn được kĩ năng phân tích, tổng hợp kiến thức, đánh giá sự kiện lịch sử. - Kĩ năng vận dụng những kiến thức đã học để làm bài. 3. Thái độ: - HS có lòng yêu nước, tự hào về truyền thống đấu tranh kiên cường của dân tộc; tư tưởng yêu hòa bình, chống chiến tranh. - Thái độ làm bài nghiêm túc. II. Ma trận đề: Các mức độ nhận thức Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng số Nội dung cao điểm TN TL TN TL TN TL TN TL Hiệp định Giơ-ne-vơ về I. C1 II. C1 II. C1 4.5 vấn đề Đông Dương (0.5đ) (3đ) (1đ) Diễn biến Phong trào Đồng I. C3 II. C2 II. C2 4.5 khởi (1959-1960), miền (0.5đ) (3đ) (1đ) Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ (1965-1968). Chiến lược “Chiến tranh I. C2 0.5 đặc biệt (1961-1965) (0.5đ) Chiến tranh phá hoại của I. C4 0.5 Mĩ (1965-1968) (0.5đ) Tổng số điểm 2.0 3.0 3.0 1.0 1.0 10 5 3 1 1 III. Duyệt đề: Người ra đề Tổ trưởng CM Ban giám hiệu Trịnh Thị Giang Phạm Thị Mai Hương Lê Thị Thu Hoa
  2. TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NHÓM LỊCH SỬ MÔN LỊCH SỬ 9 Năm học 2015-2016 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra: 15/4/2016 I. Trắc nghiệm (2 điểm): Ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời em cho là đúng Câu 1: Hiệp định Giơ-ne-vơ về vấn đề Đông Dương chính thức khai mạc vào thời gian nào? A. Ngày 6/5/1954. B. Ngày 7/5/1954. C. Ngày 8/5/1954. D. Ngày 9/5/1954. Câu 2: Dòng nào nói đúng âm mưu thâm độc nhất của “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở nước ta (1961-1965)? A. Dùng người Việt đánh người Việt. B. Tiến hành dồn dân, lập “ấp chiến lược”. C. Sử dụng phương tiện chiến tranh và cố vấn Mĩ. D. Phá hoại cách mạng miền Bắc. Câu 3: Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Vạn Tường (8/1965) là gì? A. Chiến thắng Vạn Tường được coi như là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ. B. Cổ vũ quân dân cả nước quyết tâm đánh thắng Mĩ. C. Khẳng định khả năng đánh thắng Mĩ đã trở thành hiện thực. D. Năng cao uy tín của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Câu 4: Mĩ thực hiện mục tiêu gì khi tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta trong giai đoạn 1961-1965? A. Phá hoại hậu phương lớn của miền Nam, hỗ trợ cho cuộc chiến tranh bình định ở miền Nam. B. Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc. C. Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân ta. D. Chia cắt đất nước ta làm hai miền. II. Tự luận (8 điểm) Câu 1 (4 điểm): Nêu nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Giơ-ne-vơ về vấn đề Đông Dương ( năm 1954). Tình hình Hà Nội nước ta có biến đổi quan trọng như thế nào sau hiệp định Giơ-ne-vơ? Câu 2 (4 điểm): Trình bày diễn biến phong trào Đồng khởi (1959-1960). Tại sao có thể nói: Phong trào “Đồng khởi” đã làm cho chế độ Mĩ- Diệm lâm vào tình trạng khủng hoảng và suy yếu trầm trọng? (Chú ý: Học sinh làm bài vào giấy kiểm tra).
  3. TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II NHÓM LỊCH SỬ MÔN LỊCH SỬ 9 Năm học 2015-2016 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra: 15 /4 /2016 I. Trắc nghiệm (2 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Với câu hỏi có hai đáp án trở lên, giáo viên chỉ cho điểm khi học sinh trả lời đúng, đủ các đáp án đó. Câu 1 2 3 4 Đáp án C B C A,B,C II. Tự luận (8 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 - Nội dung Hiệp định Giơ-ne-vơ: + Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ 0.5 bản của nhân dân ba nước Đông Dương. + Hai bên ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn cõi Đông Dương. 0.5 + Hai bên di chuyển, tập kết quân đội ở hai vùng. Lấy vĩ tuyến 17 làm 0.5 ranh giới +Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử trong cả nước. 0.5 - Ý nghĩa: + Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương, là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản 0.5 của nhân dân các nước Đông Dương. + Pháp buộc rút hết quân về nước, Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng chiến tranh, Miền Bắc hoàn toàn giải phóng chuyển sang giai 0.5 đoạn CM XHCN. - Tình hình Hà Nội biến đổi sau Hiệp định Giơ-ne-vơ: + Hà Nội được giải phóng tiến hành công cuộc khôi phục và phát triển kinh 0.5 tế, xã hội. + Thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn đối với cuộc chiến đấu của quân 0.5 dân ta ở miền Nam. 2 - Diễn biến: + Có nghị quyết của Đảng soi sáng, phong trào lan rộng khắp miền Nam 0.5 trở thành một cao trào cách mạng. + Ngày 17/1/1960, dưới sự lãnh đạo của tỉnh ủy Bến Tre, nhân dân 0.5 nhiều xã huyện Mỏ Cày đồng loạt nổi dậy đánh đồn bốt, diệt ác ôn, giải tán chính quyền địch. + Cuộc nổi dậy nhanh chóng lan ra toàn huyện Mỏ Cày và tỉnh Bến Tre. 0.5 + Quân khởi nghĩa đã phá từng mảng lớn bộ máy cai trị và hệ thống
  4. kìm kẹp của địch. 0.5 + Ở những nơi đó, Ủy ban Nhân dân tự quản được thành lập, lực lượng vũ trang nhân dân ra đời và phát triển 0.5 + Từ Bến Tre, phong trào lan khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở miền Trung Trung Bộ. 0.5 - Giải thích: + Phong trào phá từng mảng lớn bộ máy cai trị và hệ thống kìm kẹp của 0.5 địch ở các thôn xã, làm lung lay tận gốc chính quyền Mĩ - Diệm. + Sau phong trào “Đồng khởi”, Mĩ- Diệm phải dồn sức vào việc ngăn chặn những bước tiến mới của cách mạng, không thể thực hiện được âm 0.5 mưu tiến công xâm lược miền Bắc.
  5. TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NHÓM LỊCH SỬ MÔN LỊCH SỬ 8 Năm học 2015-2016 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra: 27 /4/2015 I.Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: Kiểm tra, đánh giá kiến thức Lịch sử đã học trong học kì II, cụ thể là các sự kiện lịch sử quan trọng : Chiến thắng Cầu Giấy, các Hiệp ước triều đình Huế kí với thực dân Pháp, phong trào Cần Vương, các đề nghị cải cách nửa cuối thế kỉ XIX, chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. 2. Kĩ năng: - HS rèn được kĩ năng phân tích, tổng hợp kiến thức, đánh giá sự kiện lịch sử. - Kĩ năng vận dụng những kiến thức đã học để làm bài. 3. Thái độ: - HS có lòng yêu nước, tự hào về truyền thống đấu tranh kiên cường của dân tộc; tư tưởng yêu hòa bình, chống chiến tranh. - Thái độ làm bài nghiêm túc. II. Ma trận đề: Các mức độ nhận thức Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng số Nội dung cao điểm TN TL TN TL TN TL TN TL Chiến thắng Cầu Giấy. I. C1,2 II. C1 II. C1 4.0 (1đ) (2đ) (1đ) Các Hiệp ước triều đình I. C3 0.5 Huế kí với thực dân Pháp. (0.5đ) Phong trào Cần Vương. I. C4 II. C2 II. C2 2.5 Các đề nghị cải cách nửa (0.5đ) (1đ) (1đ) cuối thế kỉ XIX. Chính sách khai thác thuộc II. C3 II. C3 3.0 địa lần thứ nhất của thực (2đ) (1đ) dân Pháp Tổng số điểm 2.0 3.0 3.0 1.0 1.0 10 5 3 1 1 III. Duyệt đề: Người ra đề Nhóm trưởng Ban giám hiệu Nguyễn Thị Tơ Trịnh Thị Giang Lê Thị Thu Hoa
  6. TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NHÓM LỊCH SỬ MÔN LỊCH SỬ 8 Năm học 2015-2016 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày kiểm tra: 27 /4/2016 I. Trắc nghiệm (2 điểm): Ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời em cho là đúng Câu 1: Ta đánh thắng Pháp trong trận Cầu Giấy lần thứ hai vào thời gian nào ? A. Ngày 18/5/1883. B. Ngày 19/5/1883. C. Ngày 20/5/1883. D. Ngày 21/5/1883. Câu 2: Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa của chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai? A. Tạo điều kiện cho triều đình Huế thương lượng hòa bình với Pháp. B. Nhiều sĩ quan và binh lính thực dân bị bắt sống. C. Quân ta thu được nhiều vũ khí của giặc. D. Khiến quân Pháp hoang mang, dao động, toan bỏ chạy. Câu 3: Theo Hiệp ước Nhâm Tuất (năm 1862), triều đình Huế thừa nhận nước Pháp có quyền cai quản những tỉnh nào miền Đông Nam Kì nước ta? A. Gia Định. B. Biên Hòa. C. Định Tường. D. Vĩnh Long. Câu 4: Ai là người đã kiên trì gửi lên triều đình 30 bản điều trần đề nghị cải cách Duy tân (từ năm 1863-1871) ? A. Nguyễn Trường Tộ. B. Nguyễn Huy Tế. C. Nguyễn Lộ Trạch. D. Trần Đình Túc. II. Tự luận (8 điểm) Câu 1 (3 điểm): Trình bày diễn biến trận Cầu Giấy năm 1873. Em có nhận xét gì về thái độ của triều đình nhà Nguyễn và thái độ của nhân dân ta khi Pháp đánh thành Hà Nội? Câu 2 (2 điểm): Kể tên những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương? Theo em cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất? Vì sao? Câu 3 (3 điểm): Nêu những chính sách của thực dân Pháp trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp ở nước ta cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX? Những chính sách đó làm cho nền kinh tế Thăng Long - Hà Nội có biến đổi như thế nào? (Chú ý: Học sinh làm bài vào giấy kiểm tra)
  7. TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II NHÓM LỊCH SỬ MÔN LỊCH SỬ 8 Năm học 2015-2016 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra: 27 /4 /2016 I. Trắc nghiệm (2 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Với câu hỏi có hai đáp án trở lên, giáo viên chỉ cho điểm khi học sinh trả lời đúng, đủ các đáp án đó. Câu 1 2 3 4 Đáp án B D A,B,C A II. Tự luận (8 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 - Diễn biến: + Ngay khi quân Pháp kéo đến Hà Nội, nhân dân ta đã anh dũng đứng 0.5 lên kháng chiến. Thấy lực lượng của địch tương đối yếu, quân ta khép chặt vòng vây. + Ngày 21/12/1873, khi quân Pháp đánh ra Cầu Giấy, chúng bị phục 0.5 kích. Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan và binh lính Pháp bị giết. + Chiến thắng Cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang còn quân dân ta 0.5 thì phấn khởi, hăng hái đánh giặc. + Giữa lúc đó, triều đình Huế lại kí với thực dân Pháp hiệp ước Giáp 0.5 Tuất (năm 1874). - Nhận xét: + Thái độ nhân dân: kiên quyết chống giặc. 0.5 + Thái độ triều đình: không kiên quyết chống giặc, cầm chừng, chủ yếu 0.5 thiên về thương thuyết. 2 - Tên những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương: HS có thể kể: + Khởi nghĩa Ba Đình. 0.5 + Khởi nghĩa Hương Khê. 0.5 - Khởi nghĩa Hương Khê là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương 0.5 Vì: cuộc khởi nghĩa này có quy mô lớn, địa bàn rộng, chế tạo được vũ 0.5 khí, thời gian chiến đấu dài, 3 - Các chính sách: + Nông nghiệp: Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, phát canh thu tô. 0.5 + Công nghiệp: Tập trung khai thác than và kim loại, các ngành sản xuất 0.5 xi măng, gạch ngói, điện nước, + Thương nghiệp: Để độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hóa của Pháp nhập vào nước ta 0.5
  8. chỉ đánh thuế rất nhẹ hoặc miễn thuế. Hàng hóa các nước khác bị đánh thuế rất cao. Hàng hóa Việt Nam chủ 0.5 yếu là xuất sang Pháp. - Kinh tế Thăng Long - Hà Nội có biến đổi: + Là trung tâm kinh tế, có nhiều xí nghiệp, công ty lớn, các hiệu buôn, 0.5 + Các tầng lớp tư sản, tiểu tư sản, đội ngũ công nhân mới được hình 0.5 thành ở Hà Nội.