Đề cương ôn tập kiểm tra học kì II môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ngọc Thụy

docx 6 trang Thương Thanh 22/07/2023 2310
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra học kì II môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ngọc Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_lich_su_lop_8_nam_hoc.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra học kì II môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ngọc Thụy

  1. TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II NHÓM LỊCH SỬ Môn Lịch sử 8 Năm học 2019-2020 I. Nội dung ôn tập. Học sinh ôn tập những kiến thức Lịch sử đã học trong học kì II, trọng tâm là những bài học sau: - Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX. - Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX. - Bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam. - Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 * Lưu ý: Chú trọng việc vận dụng kiến thức lý thuyết để giải quyết vấn đề trong thực tế. II. Một số dạng câu hỏi và bài tập. Bài 1: Trắc nghiệm khách quan (dạng câu hỏi lựa chọn đáp án đúng). Câu 1: Người đứng đầu phái chủ chiến trong triều đình Huế đã mạnh tay hành động chống thực dân Pháp là ai? A. Nguyễn Trường Tộ B. Nguyễn Văn Tường C. Tôn Thất Thuyết D. Phan Thanh Giản Câu 2: Phái chủ chiến trong triều đình Huế đã chuẩn bị những gì để chống lại thực dân Pháp? A. Gây dựng lực lượng, xây dựng căn cứ, tích trữ lương thảo, khí giới, thành lập quân đội B. Ra lời kêu gọi triều đình hợp lực đánh Pháp C. Chiêu mộ tướng tài, tuyển chọn đội quân tinh nhuệ D. Sắm sửa vũ khí, tập luyện đội hình, tuyên truyền tội ác của giặc Pháp. Câu 3: Vì sao phe chủ chiến trong triều đình Huế chiếm số lượng ít mà dám chống lại giặc Pháp? A. Có vua tích cực ủng hộ phong trào đấu tranh chống Pháp B. Người đứng đầu nắm trong tay quân đội, lại được nhân dân và quan lại trong phái chủ chiến ủng hộ tích cực C. Phái chủ chiến gồm những người yêu nước, căm ghét thực dân Pháp D. Phái chủ chiến có niềm tin về khả năng đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược. Câu 4: Trước hành động ngày một quyết liệt của phái chủ chiến trong triều đình, thực dân Pháp đã làm gì? A. Mua chuộc người đứng đầu phái chủ chiến B. Tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến C. Giảng hòa với phái chủ chiến D. Tìm cách ly gián giữa các quan lại trong phái chủ chiến. Câu 5: Phong trào yêu nước chống Pháp xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài từ 1885 đến cuối thế kỉ XIX, được gọi là phong trào gì? A. Phong trào nông dân B. Phong trào nông dân Yên Thế
  2. C. Phong trào Cần Vương D. Phong trào Duy Tân Câu 6: Phong trào Cần Vương diễn ra sôi nổi và mạnh mẽ nhất ở đâu? A. Nam Kì và Trung Kì B. Trung Kì và Bắc Kì C. Bắc Kì và Nam Kì D. Nam Kì Câu 7: Trong giai đoạn từ 1885 – 1888, phong trào Cần Vương được đặt dưới sự chỉ huy của ai? A. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường B. Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết C. Nguyễn Văn Tường và Trần Xuân Soạn D. Nguyễn Đức Nhuận, Đào Doãn Địch Câu 8: Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt (11/1888), diễn biến phong trào Cần Vương có điểm gì đặc biệt? A. Chấm dứt ngay B. Chỉ còn diễn ra ở Trung Kì C. Vẫn tiếp tục diễn ra nhưng hoạt động cầm chừng D. Vẫn được duy trì và dần dần quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn Câu 9: Cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương? A. Khởi nghĩa Ba Đình B. Khởi nghĩa Bãi Sậy C. Cuộc phản công của phải chủ chiến ở kinh thành Huế D. Khởi nghĩa Hương Khê Câu 10: Để phát triển phong trào Cần Vương, cuối năm 1886, Tôn Thất Thuyết đã đi cầu viện nước nào? A. Trung Quốc B. Nhật Bản C. Ấn Độ D. Thái Lan Câu 11: Lực lượng nghĩa quân của cuộc khởi nghĩa Hương Khê được phân bố trên địa bàn bốn tỉnh nào? A. Thanh Hóa, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Nghệ An B. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình C. Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị D. Thanh Hóa, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Nghệ An Câu 12: Để dập tắt cuộc khởi nghĩa Hương Khê, quân Pháp đã làm gì? A. Xây dựng hệ thống đồn bốt dày đặc xung quanh căn cứ và dùng lực lượng lớn tấn công căn cứ. B. Tìm bắt người lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa C. Mua chuộc những người lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa D. Câu kết với quân Thanh tấn công ồ ạt vào căn cứ cuộc khởi nghĩa Câu 13: Ý nghĩa lớn nhất của cuộc khởi nghĩa Hương Khê đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta là gì? A. Tiêu diệt phần lớn lực lượng quân Pháp B. Làm chậm quá trình xâm lược của thực dân Pháp, để lại bài học quý báu về khởi nghĩa vũ trang C. Tạo bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta D. Khích lệ tinh thần chiến đấu chống thực dân Pháp cho nhân dân các vùng trong cả nước
  3. Câu 14: Thủ lĩnh tối cao của phong trào nông dân Yên Thế trong những năm 1892 – 1913 là: A. Đề Nắm B. Đề Thám C. Phan Đình Phùng D. Đinh Công Tráng Câu 15: Nghĩa quân Yên Thế đã giảng hòa với thực dân Pháp mấy lần? A. Một lần B. Hai lần C. Ba lần D. Bốn lần Câu 16: Vì sao nói: “Khởi nghĩa Yên Thế là cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn nhất trong phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX? A. Lực lượng tham gia khởi nghĩa chủ yếu là nông dân B. Những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa rất tài giỏi C. Cuộc khởi nghĩa có quy mô lan rộng ra cả vùng Yên Thế (Bắc Giang) D. Cuộc khởi nghĩa kéo dài 30 năm, gây cho thực dân Pháp nhiều thiệt hại. Câu 17: Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế thuộc tầng lớp nào? A. Văn thân, sĩ phu B. Võ quan C. Nông dân D. Địa chủ Câu 18: Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân? A. Cuộc khởi nghĩa có nông dân tham gia dưới sự chỉ huy của văn thân, sĩ phu. B. Cuộc khởi nghĩa mà mục tiêu chủ yếu là đòi ruộng đất cho nông dân. C. Cuộc khởi nghĩa mà lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân. D. Cuộc khởi nghĩa mà lãnh đạo và lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là nông dân Câu 19: Cuộc khởi nghĩa Yên Thế có ý nghĩa gì? A. Chứng tỏ nhân dân ta hoàn toàn có thể đánh bại thực dân Pháp xâm lược B. Cho thấy tinh thần đoàn kết mãnh liệt của nhân dân và triều đình cùng chống giặc Pháp C. Chứng tỏ khả năng lớn lao của người nông dân trong lịch sử đấu tranh của dân tộc D. Chứng tỏ khả năng lãnh đạo sáng suốt của văn thân, sĩ phu nước ta thời chống Pháp Câu 20: Về chính trị, thực dân Pháp đã áp dụng chính sách nào ở nước ta ngay từ khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất? A. Chính sách “Chia để trị” B. Chính sách “dùng người Pháp trị người Việt” C. Chính sách “đồng hóa” dân tộc Việt Nam D. Chính sách “khủng bố trắng” đối với dân tộc Việt Nam Câu 21: Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, các giai cấp, tầng lớp mới nào đã xuất hiện ở nước ta? A. Địa chủ, nông dân, thợ thủ công B. Tư sản, tiểu tư sản, công nhân C. Địa chủ, tư sản, công nhân D. Nông dân, công nhân, tư sản Câu 22: Dòng nào nêu đúng nhất đặc điểm của giai cấp nông dân Việt Nam dưới thời Pháp thuộc? A. Bị phá sản, bị bần cùng hóa, không lối thoát
  4. B. Bị tước đoạt ruộng đất, cơ cực trăm bề C. Lâm vào hoàn cảnh nghèo khổ, cơ cực trăm bề D. Bị phá sản, bị tước đoạt ruộng đất Câu 23: Đầu thế kỉ XX, trong nhận thức của các sĩ phu Việt Nam, muốn đất nước phát triển phải đi theo con đường nào? A. Theo con đường cải cách của Trung Quốc B. Theo con đường duy tân của Nhật Bản C. Theo con đường cách mạng vô sản ở Pháp D. Theo con đường cách mạng tháng Mười Nga Câu 24: Khi tiếp nhận con đường cứu nước mới - dân chủ tư sản, các sĩ phu yêu nước Việt Nam chủ trương theo hai hướng nào? A. Bạo động và cải cách B. Đánh Pháp và hòa Pháp C. Theo phương Tây và theo Nhật Bản D. Dựa vào Nhật và dựa vào Pháp Câu 25: Hình thức đấu tranh nào dưới đây gắn với phong trào yêu nước của các sĩ phu Việt Nam đầu thế kỉ XX? A. Đấu tranh đơn thuần bằng vũ trang B. Đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị, ngoại giao C. Đấu tranh chủ yếu bằng hình thức chính trị D. Dùng biện pháp cải cách yêu cầu thực dân Pháp trả độc lập Câu 26: Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian nào? A. Ngày 6 tháng 5 năm 1911 B. Ngày 5 tháng 6 năm 1911 C. Ngày 10 tháng 5 năm 1911 D. Ngày 19 tháng 5 năm 1911 Câu 27: Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành kéo dài bao nhiêu năm và qua những đâu? A. Kéo dài 5 năm, qua nhiều nước châu Á, Châu Âu B. Kéo dài 5 năm, qua nhiều nước châu Phi, châu Mĩ, châu Âu C. Kéo dài 6 năm, qua nhiều nước châu Á, Châu Âu D. Kéo dài 6 năm, qua nhiều nước châu Phi, châu Mĩ, châu Âu Câu 28: Điểm khác biệt trong con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành so với các nhà yêu nước chống Pháp trước đó là gì? A. Các sĩ phu phong kiến đi sang phương Đông còn Bác sang phương Tây B. Các sĩ phu phong kiến đi sang phương Tây còn Bác sang phương Đông B. Các sĩ phu phong kiến sang Nhật Bản còn Bác sang nước Pháp C. Các sĩ phu phong kiến sang Nhật Bản còn Bác sang Liên Xô Bài 2: Nêu những nét cơ bản của tình hình đất nước ta trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì (năm 1873). Bài 3: Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất năm 1873 như thế nào? Vì sao quân triều đình ở Hà Nội đông mà vẫn không thắng được giặc? Bài 4: Trình bày nguyên nhân bùng nổ của phong trào Cần Vương (1885 – 1896). Vì sao hành động yêu nước của Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi được đánh giá cao? Tại sao “Chiếu Cần Vương” được đông đảo các tầng lớp nhân dân ta hưởng ứng?
  5. Bài 5: Trình bày sự phát triển của phong trào Cần Vương (1885 – 1896). Em có nhận xét gì về quy mô của phong trào? Bài 6: Trình bày hai giai đoạn phát triển của cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896). Vì sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương? Bài 7: Nêu ngắn gọn các chính sách khai thác cơ bản của thực dân Pháp trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp ở nước ta cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Bài 8: Câu hỏi vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề thực tế - Các chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở nước ta cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã làm cho kinh tế, xã hội Thăng Long – Hà Nội có những biến đổi như thế nào? - Kể tên một số xí nghiệp, công ty lớn, trường học được Pháp xây dựng ở Hà Nội cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. III. Gợi ý trả lời câu hỏi Bài 1: HS ghi nhớ các mốc thời gian và sự kiện chính để trả lời. Chú ý câu hỏi lựa chọn nhiều đáp án đúng. Bài 2: Những nét cơ bản của tình hình đất nước ta trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì (năm 1873): - Thực dân Pháp thiết lập bộ máy thống trị và bóc lột về kinh tế. - Triều đình Huế vẫn tiếp tục thi hành các chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời. - Các ngành kinh tế sa sút. - Đời sống nhân dân cơ cực. Bài 3: 1. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất năm 1873: - Lợi dụng triều đình Huế nhờ đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp cướp biển và nguồn tin, chủ yếu của bọn gián điệp đội lốt giáo sĩ cung cấp, thực dân Pháp nắm được tình hình Bắc Kì. - Cuối 1872, chúng cho tên lái buôn Đuy-puy vào gây rối và lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Pháp kéo ra Bắc. - Sáng 20/11/1873, quân Pháp nổ súng - Quân triều đình thất dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương thất bại. - Nguyễn Tri Phương bị thương, bị bắt, ông nhịn ăn mà chết. 2. Giải thích dựa trên căn cứ: - Về phía giặc Pháp. - Về phía quân triều đình. Bài 4: 1. Nguyên nhân bùng nổ: + Khi cuộc tấn công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7 năm 1885 thất bại, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). + Tại đây, ngày 13/7/1885, ông nhân danh vua ra “Chiếu Cần Vương” kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. 2. Giải thích: HS dựa vào kiến thức bài học để giải thích lý do Bài 5: 1. Sự phát triển: phong trào phát triển, có thể chia thành hai giai đoạn: + Giai đoạn 1885 – 1888: phong trào bùng nổ khắp cả nước, sôi động nhất là các tỉnh Trung Kì và Bắc Kì.
  6. + Giai đoạn 1888 – 1896: phong trào quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn. 2. Nhận xét: - Rộng lớn từ Trung Kì đến Bắc Kì. - Nam Kì không có phong trào vì nơi đây đã thuộc Pháp, phong trào không đến được. Bài 6: 1. Hai giai đoạn phát triển của cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896): - Từ năm 1885 đến năm 1888, nghĩa quân lo tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc khí giới và tích trữ lương thảo - Từ năm 1888 đến năm 1896 là thời kì chiến đấu của nghĩa quân. Nghĩa quân đã đẩy lùi nhiều cuộc hành quân càn quét của địch. 2. Hương Khê là cuộc khởi nghĩa điển hình nhất trong phong trào Cần Vương vì - Đây là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, địa bàn rộng. - Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là văn thân các tỉnh Thanh- Nghệ- Tĩnh - Thời gian tồn tại 10 năm. - Tính chất ác liệt chống Pháp và triều đình phong kiến bù nhìn. - Tổ chức chặt chẽ, chỉ huy thống nhất. - Tự chế tạo được vũ khí. Bài 7: 1. Các chính sách về kinh tế: - Nông nghiệp: đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, phát canh thu tô. - Công nghiệp: tập trung khai thác than và kim loại, các ngành sản xuất xi măng, gạch ngói, điện nước, - Thương nghiệp: Để độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hóa của Pháp nhập vào nước ta chỉ đánh thuế rất nhẹ hoặc miễn thuế. Hàng hóa các nước khác bị đánh thuế rất cao. Hàng hóa Việt Nam chủ yếu là xuất sang Pháp. 2. Các chính sách văn hóa, giáo dục: - Duy trì chế độ giáo dục thời phong kiến, song một số kì thi có thêm môn tiếng Pháp. - Do nhu cầu học tập cua con em quan chức thực dân và để tạo lớp người bản xứ phục vụ cho công việc cai trị, Pháp mở trường học mới cùng một số cơ sở văn hóa, y tế - Hệ thống giáo dục phổ thông được chia làm 3 bậc: bậc Ấu học, Tiểu học, Trung học Bài 8: Học sinh tự liên hệ thực tế. *Chú ý: - Trên đây là những gợi ý trả lời cho mỗi câu hỏi. Trong quá trình làm bài, học sinh cần trả lời theo các ý như trên và bổ sung nội dung kiến thức trong SGK. - Căn cứ vào đối tượng học sinh, các đồng chí giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập theo đề cương. Người ra nội dung Tổ trưởng CM BGH Trịnh Thị Giang Phạm Mai Hương Lê Thị Thu Hoa