Đề cương ôn tập kiểm tra học kì I môn Vật lí 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nguyễn Trãi

docx 7 trang Thủy Hạnh 09/12/2023 1820
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra học kì I môn Vật lí 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nguyễn Trãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_8_nam_hoc_2020.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra học kì I môn Vật lí 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nguyễn Trãi

  1. TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2020 – 2021. MÔN: VẬT LÍ 8 I. LÝ THUYẾT 1. Chuyển động cơ học: - Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật mốc gọi là chuyển động cơ học. - Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tuỳ thuộc vào vật chọn làm mốc. Người ta thường chọn những vật gắn với Trái đất làm vật mốc. - Các dạng chuyển động thường gặp là: chuyển động thẳng và chuyển động cong. - Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không đổi theo thời gian. - Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian. 2. Vận tốc: - Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường được trong một đơn vị thời gian. v= s/t. - Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s và km/h. 3. Biểu diễn lực Lực là một đại lượng véctơ được biểu diễn bằng một mũi tên có: + gốc là điểm đặt của lực. + Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực. + Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ lệ xích cho trước. 4. Sự cân bằng lực – quán tính - Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt trên cùng một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau. - Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên; đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều (gọi là chuyển động theo quán tính). - Quán tính là đặc tính của một vật giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều (hay quay đều) khi nó không chịu tác dụng của ngoại lực. - Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì có quán tính. 5. Lực ma sát - Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác. - Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác. - Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác. - Lực ma sát có thể có lợi hoặc có ích. 6. Áp suất - Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. - Áp suất (chất rắn) là độ lớn của áp lực trên một dơn vị diện tích bị ép - Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó. - Trong bình thông hau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều ở cùng một độ cao. - Trái đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương. - Áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thuỷ ngân trong ống Tôlixeli, do đó người ta thường dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển. 1
  2. + Nói áp suất khí quyển bằng 76 cmHg có nghĩa là: Áp suất của khí quyển bằng áp suất của cột thuỷ ngân cao 76 cm. 7. Lực đẩy Ac – Si – Mét, sự nổi - Mọi vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với một lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Acsimét. - Nhúng một vật vào chất lỏng thì: + Vật chìm xuống: khi lực đẩy Acsimet nhỏ hơn trọng lượng của vật. FA P + Vật lơ lửng trong chất lỏng khi: lực đẩy Acsimet bằng trọng lượng của vật FA= P. 8. Công, công suất - Công cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố: Lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển. Đơn vị của công là Jun (J) - Định luật về công: không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. - Công suất được xá định bằng công thực hiện được trong một dơn vị thời gian. Dơn vị công suất là Oát (W) 8. Các công thức cần nhớ. STT Công thức Chú thích các đại lượng P: trọng lượng (N) 1 P = 10m m: khối lượng (kg) D: khối lượng riêng (kg/m3) m 2 D = m: khối lượng (kg) V V: thể tích (m3) d: trọng lượng riêng (N/m3) P 3 d = P: trọng lượng (N) V V: thể tích (m3) d: trọng lượng riêng (N/m3) 4 d = 10D D: khối lượng riêng (kg/m3) v: vận tốc (m/s), (km/h) s 5 v = s: quãng đường (m), (km) t t: thời gian (s), (h) p: áp suất (N/m2) F 6 p = F: áp lực (N) S S: diện tích bị ép (m2) p: áp suất chất lỏng (N/m2) 7 p = d.h d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3) h: chiều cao của cột chất lỏng (độ sâu) (m) FA: lực đẩy Acsimét (N) 3 8 FA = d.V d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m ) V: thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3) 2
  3. A: công của lực F (J) 9 A = F.s F: lực tác dụng vào vật (N) s: quãng đường vật dịch chuyển (m) P :công suất (W) 10 P = A/t A: công thực hiện (J) t: thời gian thục hiện (s) II. BÀI TẬP. Bài 1: Hành khách ngồi trên ô tô đang rời khỏi bến: a) So với bến xe thì hành khách chuyển động hay đứng yên? Tại sao? b) So với ô tô thì hành khách chuyển động hay đứng yên? Tại sao? Bài 2: Tại sao vỏ bánh xe có rãnh? Bài 3: Khi xe đột ngột thắng gấp, hành khách trên xe ngã về phía nào? Vì sao? Bài 4: Vì sao khi cán búa lỏng, người ta có thể làm chặt bằng cách gõ mạnh đuôi cán xuống đất, em hãy giải thích vì sao? Bài 5: Tại sao đi giày gót nhọn dễ bị lún hơn gót bằng? Bài 6: Tại sao khi lặn xuống nước, người thợ lặn phải mặc áo lặn chịu được áp lực cao? Bài 7: Vì sao container lại có nhiều bánh xe hơn ô tô? Vì sao xe tăng, xe máy kéophải chạy bằng xích? Bài 8: Tại sao khi trời mưa, đường đất mềm lầy lội, người ta thường dùng một tấm ván đặt trên đường để cho người hoặc xe đi qua? Bài 9: Tại sao khi ta lặn luôn cảm thấy tức ngực và càng lặn sâu thì cảm giác tức ngực càng tăng? Bài 10: Vì sao nhà du hành vũ trụ khi đi ra khoảng không vũ trụ phải mặc một bộ đồ áo giáp? Bài 11: Tại sao nắp ấm pha trà thường có một lỗ hở nhỏ ? Bài 12: Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 100m hết 25s. Xuống hết dốc, xe lăn tiếp đoạn đường dài 50m trong 20s rồi dừng hẳn. Tính vận tốc trung bình của xe trên mỗi đoạn đường và trên cả quãng đưòng. Bài 13: Hai người đi xe đạp. Người thứ nhất đi quãng đường 300m hết 1 phút. Người thứ hai đi quãng đường 7,5km hết 0,5h. a) Người nào đi nhanh hơn. b) Nếu hai người cùng khởi hành một lúc và đi cùng chiều thì sau 20 phút hai người cách nhau bao nhiêu km? Bài 14: Hai thành phố A và B cách nhau 300km. Cùng một lúc, ôtô xuất phát từ A với vận tốc 55km/h, xe máy xuất phát từ B với vận tốc 45km/h ngược chiều với ôtô. Hỏi : a) Sau bao lâu hai xe gặp nhau? b) Nơi gặp nhau cách A bao nhiêu km? Bài 15: Một tàu ngầm đang di chuyển ở dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ áp suất 2,02.106N/m2. Một lúc sau áp kế chỉ 0,86.106 N/m2. a) Tàu đã nổi lên hay lặn xuống? Vì sao khẳng định được như vậy? b) Tính độ sâu của tàu ngầm ở hai thời điểm trên. Cho biết trọng lượng riêng của nước biển bằng 10300 N/m3. Bài 16: Đổ một lượng nước vào trong cốc sao cho độ cao của nước trong cốc là 8cm. Tính áp suất lên đáy cốc và một điểm cách đáy cốc 5cm. Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3 3
  4. Bài 17: Một vật có khối lượng 8kg đặt trên mặt sàn nằm ngang. Diện tích mặt tiếp xúc của vật với mặt sàn là 50cm2. Tính áp suất tác dụng lên mặt sàn. Bài 18: Hãy biểu diễn lực sau: - Một vật nặng 3kg đặt trên mặt sàn nằm ngang. - lực kéo 1500 N có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên. - Lực kéo 2600N có phương nằm ngang, chiều từ phải qua trái. Bài 19: Một quả cầu bằng thủy tinh có khối lượng 1kg, khối lượng riêng 2700 kg/m3 treo vào một lực kế. Sau đó nhúng vào nước. tính: a) Trọng lượng quả cầu khi chưa nhúng vào nước. b) Lực đẩy Acsimet lên quả cầu khi nhúng vào nước. c) Lực kế chỉ bao nhiêu khi đang nhúng vô nước? Bài 20: Một vật có khối lượng 598,5g làm bằng chất có khối lượng riêng D=10,5g/cm3 được nhúng hoàn toàn vào trong nước. Tính độ lớn lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật, cho trọng lượng riêng của nước d=10000N/m3. Bài 21: Một hòn đá có khối lượng 4,8kg, biết trọng lượng riêng của nước là 10.000N/m3, của đá bằng 24.000N/m3. Tính lực đẩy Ác-si-mét của nước tác dụng lên hòn đá khi ở trong nước? III. TRẮC NGHIỆM 1. Câu so sánh áp suất và áp lực nào sau đây là đúng? A. Áp suất và áp lực có cùng đơn vị đo. B. Áp lực là lực ép vuông góc với mặt bị ép, áp suất là lực ép không vuông góc với mặt bị ép. C. Áp suất có số đo bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích. D. Giữa áp suất và áp lực không có mối quan hệ nào. 2. Có một khúc gỗ và một thỏi sắt có cùng khối lượng được nhúng chìm trong nước. Hỏi lực đẩy Acsimet của nước lên vật nào lớn hơn? Biết khối lượng riêng của gỗ nhỏ hơn khối lượng riêng của sắt. A. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên thỏi sắt lớn hơn. B. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên khúc gỗ lớn hơn. C. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên hai vật như nhau. D. Không so sánh được. 3. Trong các câu nói về vận tốc dưới đây câu nào Sai? A.Vận tốc cho bíêt mức độ nhanh hay chậm của chuyển động. B.Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. C. Công thức tính vận tốc là : v = s.t. D.Đơn vị của vận tốc là km/h. 4. Vận tốc của ô tô là 40 km/ h, của xe máy là 11,6 m/s, của tàu hỏa là 600 m/phút. Cách sắp xếp theo thứ tự vận tốc giảm dần sau đây, câu nào là đúng? A.Tàu hỏa – ô tô – xe máy. C. Ô tô- tàu hỏa – xe máy. B. Tàu hỏa – xe máy – ô tô. D. Xe máy – ô tô – tàu hỏa. 5. Một người đi xe máy với vận tốc 12m/s trong thời gian 20 phút. Quãng đường người đó đi được là bao nhiêu? A. 240m. B. 2400m. C. 14,4 km. D. 4km. 6. Muốn biểu diễn một véc tơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố : A. Phương , chiều. C. Điểm đặt, phương, chiều. B. Điểm đặt, phương, độ lớn. D. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn. 4
  5. 7. Một vật chịu tác dụng của hai lực và đang chuyển động thẳng đều. Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Hai lực tác dụng là hai lực cân bằng. C. Hai lực tác dụng có độ lớn khác nhau. B. Hai lực tác dụng có phương khác nhau. D. Hai lực tác dụng có cùng chiều. 8. Một xe ô tô đang chuyển động thẳng thì đột ngột dừng lại. Hành khách trên xe sẽ như thế nào? A. Hành khách nghiêng sang phải. C. Hành khách nghiêng sang trái. B. Hành khách ngã về phía trước. D. Hành khách ngã về phía sau. 9. Một vật có khối lượng 50 kg chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang khi có lực tác dụng là 35 N. Lực ma sát tác dụng lên vật trong trường hợp này có độ lớn là: A. Fms = 35N. B. Fms = 50N. C. Fms > 35N. D. Fms < 35N. 10. Trong các trường hợp xuất hiện lực dưới đây trường hợp nào là lực ma sát. A. Lực làm cho nước chảy từ trên cao xuống. C. Lực xuất hiện khi lò xo bị nén. B. Lực tác dụng làm xe đạp chuyển động. D. Lực xuất hiện làm mòn lốp xe. 11. Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào KHÔNG cần tăng ma sát. A. Phanh xe để xe dừng lại. C. Khi đi trên nền đất trơn. B. Khi kéo vật trên mặt đất. D. Để ô tô vượt qua chỗ lầy. 12. Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào ma sát có ích? A. Ma sát làm mòn lốp xe. C. Ma sát làm ô tô qua được chỗ lầy. B. Ma sát sinh ra giữa trục xe và bánh xe. D. Ma sát sinh ra khi vật trượt trên mặt sàn. 13. Lực nào sau đây không phải là áp lực? A. Trọng lượng của quyển sách đặt trên mặt bàn nằm ngang. B. Lực búa tác dụng vuông góc với mũ đinh. C. Lực kéo vật chuyển động trên mặt sàn. D. Lực mà lưỡi dao tác dụng vào vật. 14. Trường hợp nào trong các trường hợp sau có thể làm tăng áp suất của một vật lên vật khác? A. Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, tăng diện tích mặt bị ép. B. Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, giảm diện tích mặt bị ép. C. Giữ nguyên diện tích mặt bị ép, giảm áp lực tác dụng vào vật. D. Vừa giảm áp lực tác dụng vào vật vừa tăng diện tích mặt bị ép. 15. Khi đi chân không vào nền nhà vừa láng xi măng thì ta thường để lại các vết chân. Muốn không để lại các vết chân thì người ta thường lót một tấm ván rộng lên và đi lên đấy. Ở đây chúng ta áp dụng nguyên tắc nào? Hãy chọn câu trả lời đúng. A. Lót tấm ván để tăng trọng lượng của người tác dụng vào mặt sàn. B. Lót tấm ván để giảm trọng lượng của người tác dụng vào mặt sàn. C. Lót tấm ván để giảm áp suất tác dụng vào mặt sàn. D. Lót tấm ván để tăng áp suất tác dụng vào mặt sàn. 16. Một người tác dụng áp suất 18000 N/m2 lên mặt đất. Biết diện tích mà chân người đó tiếp xúc với đất là 250cm2. Khối lượng của người đó là: A. m = 45kg. B. m = 72 kg. C. m= 450 kg. D. Một kết quả khác. 17. Một vật có khối lượng 5kg được đặt trên mặt bàn nằm ngang với diện tích tiếp xúc là 40 cm2. Áp suất của vật đó tác dụng lên mặt bàn là bao nhiêu? A. 125 N/m2. B. 800 N/m2. C. 1250 N/m2. D. 12500 N/m2. 18. Một thùng đựng đầy nứơc cao 80 cm. Áp suất tại điểm A cách đáy 20 cm là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3. A. 8000 N/m2. B. 2000 N/m2. C. 6000 N/m2. D. 60000 N/m2. 5
  6. 19. Một viên gạch thì chìm trong nước nhưng một mẩu gỗ lại nổi trên mặt nước. Câu trả lời nào sau đây là đúng? A. Vì trọng lượng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng viên gạch. B. Vì lực đẩy Acsimet của nước vào gỗ lớn hơn vào gạch. C. Vì viên gạch có kích thước lớn hơn mẩu gỗ. D. Vì trọng lượng riêng của gạch lớn hơn trọng lượng riêng của nước còn trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. 20. Điều nào sau đây đúng khi nói về sự tạo thành áp suất khí quyển? A. Do không khí tạo thành khí quyển có trọng lượng. B. Do mặt trời tác dụng lực vào trái đất. C. Do mặt trăng tác dụng lực vào trái đất. D. Do trái đất tự quay. 21. Con ngựa kéo xe chuyển động đều với vận tốc 9 km/h. Lực kéo là 200 N. Công suất của ngựa có thể nhận giá trị nào sau đây? A. 1500 W B. 500 W C. 1000 W D. 250 W 22. Điều nào sau đây đúng khi nói về công suất? A. Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian. B. Công suất được xác định bằng lực tác dụng trong 1 giây. C. Công suất được xác định bằng công thức P = A.t D. Công suất được xác định bằng công thực hiện khi vật dịch chuyển được 1 mét. 23. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên một vật nhúng trong chất lỏng bằng: A. Trọng lượng của vật. B. Trọng lượng của chất lỏng. C. Trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. D. Trọng lượng của phần vật nằm dưới mặt chất lỏng. 24. Thể tích của một miếng sắt là 2dm 3. Lực đẩy tác dụng lên miếng sắt khi nhúng chìm trong nước sẽ nhận giá trị nào trong các giá trị sau: A. F = 15N B. F = 20N C. F = 25N D. F = 10N 6