Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 1 môn Hóa học 8

doc 4 trang Thủy Hạnh 08/12/2023 1990
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 1 môn Hóa học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_kiem_tra_hoc_ki_1_mon_hoa_hoc_8.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 1 môn Hóa học 8

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HK1 - MÔN HÓA HỌC 8 I. TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Trong phản ứng hóa học khối lượng các chất trước và sau phản ứng được bảo toàn vì? A. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố không thay đổi. B. Số chất không thay đổi. C. Số phân tử không thay đổi. D. Số nguyên tố không thay đổi. Câu 2 : Dãy các chất khí đều nặng hơn không khí là A. SO2, Cl2, H2S. B. N2, CO2, H2. C. CH4, H2S, O2. D. Cl2, SO2, N2 Câu 3: Một mol nguyên tử Nhôm có chứa bao nhiêu nguyên tử ? A. 27 nguyên tử. B. 3.1023nguyên tử. C. 6.1032nguyên tử . D. 6.1023nguyên tử Câu 4: Hợp chất X tạo bởi 2 nguyên tố Fe và O, trong đó nguyên tố oxi chiếm 30% về khối lượng. Công thức hóa học của X là A. Fe3O4. B. Fe2O3. C. FeO. D. Fe2O. Câu 5: Điều kiện tiêu chuẩn là điều kiện A, 20oC; 1atm. B. 0oC; 1atm. C. 1oC; 0 atm. D. 0oC; 2 atm Câu 6: Ở đktc, 1 mol của bất kì chất khí nào đều chiếm một thể tích là A. 11,2 lít. B. 22,4 lít. C. 24,2 lít. D. 42,4 lít. Câu 7. Số Avôgađrô có giá trị là A. 6.1022. B. 6.1023. C. 6.1024. D. 6.1025 Câu 8. Nếu hai chất khí khác nhau mà có thể tích bằng nhau (đo cùng nhiệt độ và áp suất) thì A. sẽ có cùng số mol. B. sẽ có cùng khối lượng mol. C. sẽ có cùng khối lượng. D. sẽ có cùng số nguyên tử . Câu 9: Thể tích mol của chất khí phụ thuộc vào? A. Nhiệt độ và thể tích của chất khí. B. Trạng thái của chất khí. C. Khối lượng mol của chất khí. D. Nhiệt độ và áp suất của chất khí. Câu 10: Thành phần phần trăm về khối lượng của nguyên tố S và O trong hợp chất SO3 lần lượt là A. 40%, 60%. B. 60%, 40%. C. 50%, 50%. D. 30%, 70%. Câu 11: Khí A có tỉ khối hơi với khí hiđro là 16. Khối lượng mol của khí A là A. 16. B. 32. C. 2. D. 8. Câu 12: Ở đktc, so sánh thể tích của 4g khí CH4 và 0,5g khí H2 ta có: A. Thể tích của CH4 lớn hơn. B. Thể tích của H2 lớn hơn. C. Thể tích hai khí bằng nhau. D. Không thể so sánh được II. TỰ LUẬN: Câu 1. a. Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng. b. Đốt cháy 9,2 gam kim loại Natri thu được 12,4 gam natri oxit. Tính khối lượng khí oxi tham gia phản ứng. Câu 2. Lập nhanh CTHH của những hợp chất sau tao bởi: P ( III ) và O; N ( III )và H; Fe (II) và O; Cu (II) và OH; Ca và NO3; Ag và SO4, Ba và PO4; Fe (III) và SO4, Al và SO4; NH4 (I) và NO3 Câu 3. Hãy tính thể tích của: a) 0,15mol khí N2 (đktc) b) 6,4g khí SO2 (đktc)
  2. Câu 4. Hãy tính khối lượng của: a) 0,6 mol CaCO3 b) 44,8 lít khí O2 (đktc) Câu 5: Lập các PTHH sau: a) P + O2 P2O5 b) CuO + HCl CuCl2 + H2O c) Fe3O4 + H2 Fe + H2O d) Al + H2SO4 Al2(SO4)3 + H2 e) Ba(OH)2 + Na3PO4 Ba3(PO4)2 + NaOH f) C2H4 + O2 CO2 + H2O Câu 6: Hãy hoàn thành các PTHH sau: a) Na + ? Na2O b) CuO + H2 ? + H2O c) Fe + ? FeCl3 d) Al + O2 ? e) Zn + HCl ZnCl2 + ? f) Ba + Cl2 ? Câu 7: a) Hãy giải thích vì sao càng lên cao càng khó thở. b) Theo em sau khi nung đá vôi một thời gian, chất rắn thu được nặng hay nhẹ hơn khối lượng đá vôi ban đầu. Cho biết đá vôi là CaCO3, sản phẩm sau khi nung là CaO và khí CO2. c) Theo em sau khi đốt lá đồng trên ngọn lửa một thời gian, chất rắn thu được nặng hay nhẹ hơn khối lượng lá đồng ban đầu. Các công thức tính số mol: m = . Trong đó: m là: n = m M n là: M = M là: VK nK = 22,4 V K = . Trong đó: VK là: nK là: Đọc câu chuyện này và cầm đề cương zui zẻ không quạu nha ! Ngoan cố Cô giáo ra đề bài tập làm văn: Hãy tả con vật mà em yêu thích. Một học sinh viết: - Con vật mà em yêu thích nhất là con rận Và học sinh này bắt đầu tả con rận, chi tiết đến từng cọng lông. Nhưng cô giáo không hài lòng vì con vật này không được đẹp, nên yêu cầu cậu học sinh tả con chó. Hôm sau cậu bé nộp bài: - Con chó nhà em có rất nhiều lông, vì thế nó rất lắm rận. Sau đây em xin tả con rận Hơi bực mình, cô giáo bèn cẩn thận chọn một con vật không có rận, là con cá, và bảo cậu tả lại. Cậu bé viết: - Con cá sống ở dưới nước nên nó không có lông, nhưng nó có rất nhiều vảy. Nếu nó sống trên cạn thì chắc hẳn nó phải có nhiều lông. Mà nhiều lông thì sẽ có rận. Sau đây em xin tả con rận Hoàn toàn không hài lòng, cô giáo đưa ra yêu cầu chót: Hãy tả bạn gái ngồi cạnh em. Cô chắc mẩm cậu bé không thể nào gán cho cô bạn xinh xắn kia là có rận cho được. Cuối cùng cô nhận được bài làm: - Bạn gái ngồi cạnh em rất xinh xắn và sạch sẽ, bạn có mái tóc bóng mượt, cho nên bạn không có con rận nào. Tuy nhiên, em vẫn xin tả con rận Chúc các bạn nhỏ học bài, làm bài đạt kết quả tốt nhất vì đề cương quá dễ nhaaaaaaaaaa. Haha!!!