Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì I môn Sinh học 8 - Năm học 2020-2021

docx 7 trang Thủy Hạnh 05/12/2023 1880
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì I môn Sinh học 8 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_8_nam_ho.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì I môn Sinh học 8 - Năm học 2020-2021

  1. Trường THCS Kim Đồng MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKI (30% TRẮC NGHIỆM + 70% TỰ LUẬN) MÔN HỌC: SINH HỌC 8 ( Năm học : 2020- 2021) Thời gian : 45 phút • Mục tiêu kiểm tra/đánh giá: - Đánh giá năng lực của học sinh về chủ đề khái quát về cơ thể người, vận động, tuần hoàn. - Khả năng vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn có liên quan. - Thông qua kiến thức để đánh giá năng lực chính bản thân từng học sinh. Nội % Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 Cấp độ 4 dung (Biết) (Hiểu) (Vận dụng) (Vận dụng cao) Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận SL T Đ S T Đ SL TG Đ S TG Đ SL TG Đ SL TG Đ SL TG Đ SL TG Đ G L G L Khái quát cơ 15 1 1 0.5 1 1 0.5 1 1 0.5 thể người Chương III % Chương IV 15 Vận động 1 1 0.5 1 8 1 % Tuần hoàn Chương V 70 1 5 1 1 1 0.5 1 8 2 1 1 0.5 1/2 7 1 1/2 11 2/10 % 15/45 11/45 Tổng 2/45 1/10 5/45 1/10 2/45 1/10 8/45 2/10 2/45 1/10 2/10 2/10 3/2 1/2 2 1 2 1 2 100% % 50% 50% 33.3% 66.7% 33.3% 66.7% 100% % 20 30 30 20
  2. Ngày kiểm tra : ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC 8 - NĂM HỌC 2020 -2021 I. Trắc nghiệm: Hãy chọn một ý đúng nhất trong mỗi câu sau đây Câu 1. Thế nào là phản xạ ? a. Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh. b. Phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng. c. Phản xạ là luồng thông tin ngược báo về trung ương thần kinh. d. Phản xạ là bao gồm cung phản xạ và đường liên hệ ngược. Câu 2. Mô liên kết có chức năng gì ? a. Bảo vệ, hấp thụ và tiết b. Tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin, điều khiển hoạt động cơ thể c. Co, dãn, tạo nên sự vận động d. Nâng đỡ, liên kết các cơ quan Câu 3. Mô nào có chức năng co dãn tạo nên sự vận động ? a. Mô cơ b. Mô thần kinh c. Mô liên kết d. Mô biểu bì Câu 4. Hoạt động của bạch cầu Limphô T để bảo vệ cơ thể là gì ? a. Tiết kháng thể. b. Sự thực bào. c. Phá hủy tế bào bị bệnh. d. Giải phóng Enzim. Câu 5. Chức năng của các tế bào mô thần kinh là a. bảo vệ, hấp thụ và tiết b. tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin, điều khiển hoạt động cơ quan c. co, dãn, tạo nên sự vận động d. nâng đỡ, liên kết các cơ quan Câu 6. Hệ vận động gồm các cơ quan nào ? a. Tim và mạch máu b. Đường dẫn khí và phổi c. Thận và bóng đái d. Cơ và xương Câu 7. Hoạt động của bạch cầu Limpho B để bảo vệ cơ thể là gì ? a. Giải phóng Enzim. b. Sự thực bào. c. Phá hủy tế bào bị nhiễm vi khuẩn. d. Tiết kháng thể. Câu 8. Thành phần hóa học nào của xương làm xương có tính chất bền chắc ? a. Chất khoáng. b. Prôtêin. c. Chất cốt giao. d. Chất béo. Câu 9. Môi trường trong cơ thể không có thành phần nào ?
  3. a. Máu. b. Bạch huyết. c. Tế bào. d. Nước mô. Câu 10. Máu gồm những thành phần cấu tạo nào ? a. Huyết tương và hồng cầu c. Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu b. Huyết tương và các tế bào máu d. Bạch cầu, nước mô và bạch huyết Câu 11. Phần nào của tế bào có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào ? a. Nhân tế bào b. Màng tế bào c. Chất tế bào d. Nhân con Câu 12. Sự đông máu liên quan đến hoạt động của thành phần nào của máu là chủ yếu ? a. Tiểu cầu b. Hồng cầu c. Bạch cầu d. Huyết tương 1 II. Tự luận: 1. Chứng minh bộ xương của người phát triển hơn ở thú? Cho biết các biện pháp chống cong veo cột sống ở học sinh?Để hệ cơ, xương phát triển cân đối theo em cần phải làm gì? TL: * Bộ xương của người phát triển hơn: Con người có khả năng tư duy, có ngôn ngữ đồng thời có tư thế đứng thẳng và đi bằng 2 chân nên bộ xương của người phát triển hơn ở thú ở các điểm: - Hộp sọ phát triển, có lồi cằm. - Lồng ngực nở về 2 bên, cột sống cong ở 4 chỗ. - Xương chân phát triển, khỏe; - Bàn chân hình vòm, xương gót phát triển về sau. * Các biện pháp chống cong veo cột sống ở học sinh: + Mang vác đều ở 2 tay + Tư thế ngồi học, làm việc ngay ngắn, không xiên vẹo. * Biện pháp giúp cơ, xương phát triển cân đối: + Rèn luyện thân thể, lao động vừa sức. + Chế độ dinh dưỡng hợp lí, tắm nắng vào buổi sáng sớm. 2. Nêu nguyên nhân mỏi cơ ? Trong lao động làm thế nào để cơ lâu bị mỏi và khi bị mỏi thì cần làm gì để cơ hết mỏi ? - Nguyên nhân mỏi cơ : là do cơ thể không được cung cấp đủ ôxi nên axit lactic bị tích tụ đầu độc cơ làm cơ bị mỏi. - Để cơ lâu bị mỏi và những việc cần làm khi bị mỏi cơ : + Để cơ lâu mỏi trong lao động cần làm việc nhịp nhàng, vừa sức, đảm bảo khối lượng và nhịp co cơ thích hợp ; tinh thần làm việc thoải mái, vui vẻ.
  4. + Khi mỏi cơ cần được nghỉ ngơi, thở sâu kết hợp với xoa bóp cho máu lưu thông nhanh giải phóng axit lactic ra khỏi tế bào cơ để cơ mau hết mỏi. 3. Trình bày sơ đồ mối quan hệ cho và nhận giữa các nhóm máu ? Nêu nguyên tắc cần tuân thủ khi cần máu ? A A O O AB AB B B *Vận dụng giải thích: Máu O, A, B, AB truyền được, không truyền được cho các nhóm máu nào? Vì sao? Chú ý: Giải thích dựa vào sự có mặt kháng nguyên(A,B) trên hồng cầu và kháng thể(α, β) trong huyết tương. Trước khi truyền máu cần làm xét nghiệm máu để - Lựa chọn nhóm máu truyền cho phù hợp, tránh tai biến. - Kiểm tra mầm bệnh trước khi truyền, tránh nhận máu có chứa tác nhân gây bệnh. 2 4. Trình bày đường đi của máu trong 2 vòng tuần hoàn? - Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu từ Tâm thất phải→ Động mạch phổi→ Phổi → Tĩnh mạch phổi→ Tâm nhĩ trái (đỏ thẫm) (đỏ thẫm) (Trao đổi khí) (đỏ tươi) (đỏ tươi) - Vòng tuần hoàn lớn: Máu từ Tâm thất trái→ Động mạch chủ→ Mao mạch cơ quan→ Tĩnh mạch chủ→ Tâm nhĩ phải. (đỏ tươi) (đỏ tươi) (Trao đổi chất và khí) (đỏ thẫm) (đỏ thẫm) 5. Trình bày cơ chế của sự đông máu? (Vẽ sơ đồ hoặc diễn tả ) *Sơ đồ cơ chế đông máu: Hồng cầu Các tế bào máu Bạch cầu Tiểu cầu
  5. Máu lỏng Vỡ Khối máu đông Enzim Huyết tương Chất sinh tơ máu Ca+2 Tơ máu Huyết thanh 6. So sánh động mạch, tĩnh mạch, mao mạch ? Đặc điểm Động mạch Tĩnh mạch Mao mạch Cấu tạo Thành mạch gồm Thành mạch gồm Thành mạch gồm 3 lớp (mô liên 3 lớp mỏng (mô 1 lớp biểu bì kết, cơ trơn, biểu liên kết, cơ trơn, mỏng, lòng trong bì), dày, lòng biểu bì), lòng hẹp hơn động trong hẹp. trong rộng hơn mạch, phân thành động mạch, có nhiều nhánh. van. Chức năng Đẩy máu từ tim Dẫn máu từ khắp Giúp máu trao đổi đến các cơ quan các tế bào về tim chất với các tế để trao đổi chất sau khi trao đổi bào. với vận tốc và áp chất với vận tốc lực lớn. và áp lực nhỏ. 3