Đề cương ôn tập kiểm tra chương IV - Môn Hóa học 8

docx 5 trang thienle22 5900
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra chương IV - Môn Hóa học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_chuong_iv_mon_hoa_hoc_8.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra chương IV - Môn Hóa học 8

  1. PHÒNG GIÁO DỤC QUẬN HOÀNG MAI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA TRƯỜNG THCS THANH TRÌ CHƯƠNG IV MÔN HÓA HỌC 8 A. LÝ THUYẾT: 1. Tính chất vật lý, tính chất hóa học của ôxi (Viết PTHH minh họa). 2. Sự ôxi hóa, phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy, nguyên tắc chung để điều chế và thu oxi trong phòng thí nghiệm, ứng dụng của oxi. 3. Định nghĩa, công thức, phân loại, gọi tên ôxit. 4. Sự ôxi hóa, sự oxi hóa chậm, sự cháy, điều kiện phát sinh sự cháy và biện pháp để dập tắt sự cháy. B. BÀI TẬP: Dạng 1: Viết PTHH, hoàn thành PTPƯ: Bài 1: Viết phương trình hóa học biểu diễn sự cháy của các chất sau trong oxi: than (cacbon), hiđro, magie, sắt, khí metan, rượu etylic (C2H6O), đường saccarozơ (C12H22O11). Bài 2: Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau đây: a. Photpho + Khí oxi Điphotpho pentaoxit b. Lưu huỳnh + Khí oxi Lưu huỳnh đioxit c. Khí metan + Khí oxi Khí cacbon đioxit + Nước d. Khí hiđro + Sắt từ oxit Sắt + Nước e. Canxi hiđroxit + Axit photphoric Canxi photphat + Nước. f. Canxi cacbonat + Axit clohiđric Canxiclorua + Khí cacbonđioxit + Nước Bài 3: Hoàn thành các PTHH sau đây: to to 1. Zn + O2  ? 6. KMnO4  ? + ? + ? to to 2. ? + ?  Fe3O4 7. C2H6O + O2  ? + ? to to 3. C + ?  CO2 8. KClO3  ? + ? to to 4. Cu + ? CuO 9. C3H6O2 + O2  ? + ? o o 5. ? + ? t MgO 10. S + O2 t ? Dạng 2: Lập CTHH của ôxit, gọi tên oxit Bài 4: Lập công thức hóa học và gọi tên các oxit sau đây, biết a. Oxit của kim loại X có thành phần phần trăm của oxi là 70%. Khối lượng mol của hợp chất là 160 g/mol. b. Oxit của một nguyên tố hóa trị V chứa 43,67% khối lượng nguyên tố đó. c. Oxit của một nguyên tố hóa trị III chứa 47,06% oxi. Bài 5: Để oxi hóa hoàn toàn một kim loại M hóa trị II thành oxit phải dùng một lượng oxi bằng 40% lượng kim loại đã dùng. Xác định kim loại M. Bài 6: Cho 2,16 gam một kim loại R hòa trị III tác dụng hết với lượng dư khí oxi, thu được 4,08 gam một oxit. Xác định tên kim loại R.
  2. Bài 7: Đốt cháy hoàn toàn 3,6 gam kim loại M trong bình chứa khí oxi, thu được 6 gam oxit A. Hòa tan hoàn toàn A trong dung dịch HCl vừa đủ thu được m gam muối. a. Xác định tên kim loại. b. Tính giá trị của m. Dạng 3: Bài tập tính toán: Bài 8: Khi cho 0,36N phân tử khí oxi phản ứng vừa hết với a gam Fe, thu được Fe 2O3. Tính giá trị của a? Bài 9: Thể tích không khí (ở đktc) cần để đốt cháy hết 3,2 gam S là bao nhiêu? Bài 10: Đốt cháy 3,2 gam cacbon trong bình chứa 4,48 lít khí oxi (đktc). Tính khối lượng khí cacbonic thu được sau phản ứng? Bài 11: Cho 4 gam hỗn hợp gồm C và S, trong đó S chiếm 40% về khối lượng. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X thu được V lít khí oxi (đktc). Tìm V? Bài 15: Đốt cháy 5,6 gam hỗn hợp cacbon và lưu huỳnh cần 6,72 lít khí oxi (đktc). Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu? 3 Bài 16: Đốt cháy hoàn toàn 1m C3H6 có 5% tạp chất không cháy. Thể tích không khí cần dùng là bao nhiêu? (Biết các chất đo ở cùng điều kiện nhiệt độ áp suất và thể tích oxi bằng 1/5 thể tích không khí). Bài 17: Nhiệt phân 31,6 gam KMnO4 sinh ra V lít khí oxi (đktc). a. Lập PTHH b. Tính V. c. Cho toàn bộ lượng khí oxi thu được ở trên tác dụng với 19,5 gam kẽm. Tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng. Bài 18: Đốt cháy 125 gam quặng pirit thành phần chính là FeS 2 còn lại là 4% tạp chất trong oxi thu được sắt (III) oxit và khí sunfurơ. Tính thể tích khí sunfurơ thu được sau phản ứng.
  3. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG IV Câu 1: Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG? A. Sự ôxi hóa là sự tác dụng của một đơn chất với ôxi. B. Sự ôxi hóa là sự tác dụng của hợp chất với ôxi. C. Sự ôxi hóa là sự tác dụng của một chất với ôxi. D. Sự ôxi hóa là sự tác dụng của chất đó với ôxi hoặc với kim loại. Câu 2: Sản phẩm tạo ra khi cho kim loại tác dụng hoàn toàn với ôxi là gì? A. Ôxit axit B. Ôxit bazơ C. Đơn chất kim loại D. Muối Câu 3: Đốt cháy hỗn hợp bột Al và Mg cần 16,8 lít khí ôxi (đktc). Biết lượng Al trong hỗn hợp là 13,5 gam. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của Mg trong hỗn hợp đó? A. 42,85% B. 97,21% C. 57,14% D. 84,43% Câu 4: Vì sao trong phòng thì nghiệm, người ta thường điều chế khí ôxi bằng cách nhiệt phân các hợp chất như KClO3; KMnO4 hoặc KNO3? A. Vì dễ kiếm và rẻ tiền. B. Vì đó là những hợp chất giàu ôxi và dễ bị nhiệt phân hủy. C. Vì chúng phù hợp với các thiết bị hiện đại. D. Vì chúng không độc hại. Câu 5: Trong những phản ứng sau đây, phản ứng nào là phản ứng phân hủy? o a. 2KClO3 t ; xt 2KCl + 3O2 b. BaCO3 t o BaO + CO2 c. Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu d. 2KMnO4 t o K2MnO4 + MnO2 + O2 e. 2Fe(OH)3 t o Fe2O3 + 3H2O f. CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2 + H2O A. a; b; e; d; c B. a; b; d; e C. b; c; f D. a; b; e Câu 6: Đốt cháy x gam photpho trong bình chứa 6,72 lít khí O2 (đktc), sau phản ứng thu được 14,2 gam P2O5. Giá trị của x là bao nhiêu? A. 7,44 gam B. 4,6 gam C. 6,2 gam D. 6,4 gam Câu 7: Quá trình nào sau đây KHÔNG làm giảm lượng ôxi trong không khí? A. Các đồ vật bằng sắt để lâu ngoài không khí sẽ bị gỉ. B. Sự hô hấp của con người. C. Sự quang hợp của cây xanh. D. Sự cháy của than, xăng, dầu. Câu 8: Trong những phản ứng sau đây, phản ứng nào là phản ứng hóa hợp? o a. 2Cu + O2 t 2CuO to b. CuO + H2 Cu + H2O o c. CaCO3 t CaO + CO2 to d. 3Fe + 2O2 Fe3O4 e. Ba(OH)2 + FeCl2 BaCl2 + Fe(OH)2 f. BaO + H2O Ba(OH)2 A. a; b và f B. a; d và f C. b; c và e D. a; b; d và f Câu 9: Điều kiện để phát sinh sự cháy là gì? A. Cung cấp đủ ôxi cho sự cháy. B. Tỏa ra nhiều nhiệt. C. Chất cháy phải nóng và đủ ôxi cho sự cháy. D. Chất cháy phải nóng đến nhiệt độ cháy và cần cung cấp đủ ôxi cho sự cháy. Câu 10: Thành phần thể tích của không khí là bao nhiêu? A. 21% khí nitơ; 78% khí ôxi; 1% các khí khác. B. 21% các khí khác: 78% khí nitơ; 1% khí ôxi. C. 21% khí ôxi; 78% khí nitơ; 1% các khí khác. D. 21% khí ôxi; 78% các khí khác; 1% khí nitơ.
  4. Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 3,4 gam một mẫu lưu huỳnh không tinh khiết trong khí ôxi dư, sau phản ứng thu được 2,24 lít khí SO2 (đktc). Tính độ tinh khiết của mẫu lưu huỳnh trong thí nghiệm trên? A. 94,12% B. 95,12% C. 96,12% D. 97,12% Câu 12: Nung 3 tạ đá vôi thành phần chính là CaCO3 chứa 20% tạp chất. Khối lượng vôi sống (CaO) thu được là bao nhiêu? A. 1,34 tạ B. 1,42 tạ C. 1,46 tạ D. 1,47 tạ Câu 13: Ôxit của kim loại X có thành phần phần trăm của ôxi là 30%. Khối lượng mol của ôxit là 160g/mol. Công thức hóa học của ôxit đó là gì? A. Al2O3 B. ZnO C. Fe2O3 D. CuO Câu 14: Khí nào sau đây làm cho than hồng cháy sáng? A. N2 B. CO2 C. CH4 D. O2 Câu 15: Để đốt cháy hoàn toàn a gam cacbon thì cần vừa đủ 1,5.1024 phân tử khí ôxi. Giá trị của a là bao nhiêu? A. 25 gam B. 30 gam C. 20 gam D. 21 gam Câu 16: Cách nào sau đây dùng để chữa đám cháy của xăng hoặc dầu? A. Xịt nước vào đám cháy. B. Dải cát và trùm chăn. C. Xịt khí cacbonic, dải cát và trùm chăn ướt. D. Cho mạt cưa vào đám cháy. 23 23 3 Câu 17: Từ 1,5.10 phân tử KClO3; 2,7.10 phân tử KMnO4 người ta điều chế được bao nhiêu dm khí ôxi (đktc)? A. 134,4 dm3 B. 13,44dm3 C. 0,1344dm3 D. 1,344dm3 Câu 18: Tên gọi của hợp chất N2O5 là gì? A. Nitơ ôxit B. Nitơ (II) ôxit C. Đinitơ pentaoxit D. Nitơ (V) ôxit Câu 19: Để ôxi hóa hoàn toàn một kim loại M hóa trị II thành ôxit phải dùng một lượng ôxi bằng 25% lượng kim loại đã dùng. Xác định M? A. Fe B. Pb C. Ba D. Cu Câu 20: Dãy các chất nào sau đây chỉ gồm các ôxit axit? A. SO3; P2O5; Fe2O3; CO2. B. SO3; P2O5; SiO2; Fe2O3 C. SO3; P2O5; SiO2; CO2. D. SO3; P2O5; CuO; CO2.