Phiếu bài tập 1 tháng 3 môn Ngữ văn 7

docx 4 trang thienle22 5340
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập 1 tháng 3 môn Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxphieu_bai_tap_1_thang_3_mon_ngu_van_7.docx

Nội dung text: Phiếu bài tập 1 tháng 3 môn Ngữ văn 7

  1. TRƯỜNG THCS LÁNG HẠ PHIẾU BÀI TẬP 1 THÁNG 3 MÔN NGỮ VĂN 7 Phần I: Đọc – hiểu Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: - Tấc đất, tấc vàng. - Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ. - Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. - Học ăn, học nói, học gói, học mở. - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. (Ngữ văn 7- tập 2) Câu 1: Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của những câu trên. Trình bày khái niệm thể loại đó. Câu 2: Liệt kê những phép tu từ được sử dụng trong các ngữ liệu trên. Câu 3: Trong những câu trên, câu nào là câu rút gọn và rút gọn thành phần nào? Rút gọn như vậy để làm gì? Câu 4: Giải thích ý nghĩa câu: “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ”. Câu 5: Tìm trong chương trình một câu em đã học có cùng thể loại và ý nghĩa với câu em vừa giải thích. Phần II: Viết đoạn văn Ít lâu nay, một số bạn trong lớp em có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích! HẾT Chúc các con giữ sức khỏe và nhớ hoàn thành bài tập!
  2. TRƯỜNG THCS LÁNG HẠ GỢI Ý PHIẾU BÀI TẬP 1 THÁNG 3 MÔN NGỮ VĂN 7 Phần I: Đọc – hiểu Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: - Tấc đất, tấc vàng.(1) - Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.(2) - Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.(3) - Học ăn, học nói, học gói, học mở.(4) - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.(5) (Ngữ văn 7- tập 2) Câu 1: Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của những câu trên. Trình bày khái niệm thể loại đó. ĐÁP ÁN: - Thể loại: Tục ngữ - Phương thức biểu đạt: Nghị luận. - Khái niệm tục ngữ: Những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn và tiếng nói hàng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian. Câu 2: Liệt kê những phép tu từ được sử dụng trong các ngữ liệu trên. ĐÁP ÁN: - Ẩn dụ : (1), (2), (5) - Đối lập: (3) - Điệp ngữ: (4) Câu 3: Trong những câu trên, câu nào là câu rút gọn và rút gọn thành phần nào? Rút gọn như vậy để làm gì? ĐÁP ÁN: - Câu rút gọn: (2), (3), (4), (5). - Rút gọn thành phần chủ ngữ: “Chúng ta” hoặc “Mọi người”, “Ai”
  3. Ví dụ: Chúng ta / học ăn, học nói, học gói, học mở. - Tác dụng: Vì tục ngữ là lời khuyên cho tất cả mọi người Việt Nam, là lời nhắc nhở mang tính đạo lí truyền thống của dân tộc Việt Nam để dễ nhớ, dễ thuộc, dễ vận dụng nên tục ngữ thường lược bỏ thành phần chủ ngữ. - Câu 4: Giải thích ý nghĩa câu: “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ”. ĐÁP ÁN: - Đây là câu tục ngữ nói về kinh nghiệm thời tiết: dự đoán bão, một hiện tượng thiên nhiên dữ dội. - Nhìn lên bầu trời thấy xuất hiện ráng (ráng mỡ gà là một ẩn dụ: màu ráng vàng như màu mỡ gà do ánh mặt trời chiếu vào mây), đó là lúc sắp có bão. Và khi ấy phải nhanh chóng chuẩn bị néo buộc, chằng giữ ngôi nhà tranh, nhà tre, nhà lá ọp ẹp khỏi bị tốc mái, bị đổ, bị nước lũ cuốn trôi Ý thức chống bão lụt của người dân Việt Nam. Câu 5: Tìm trong chương trình một câu em đã học có cùng thể loại và ý nghĩa với câu em vừa giải thích. ĐÁP ÁN: Câu tục ngữ có cùng nội dung: Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật. (Mống: đoạn cầu vồng phía chân trời; vồng: cầu vồng Trời đang bình thường bỗng xuất hiện hình ảnh mống, vồng sẽ báo hiệu có bão, mưa lớn Chuẩn bị phòng chống bão lụt). Phần II: Viết bài văn, đoạn văn Ít lâu nay, một số bạn trong lớp em có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích! ĐÁP ÁN: 1. Mở bài: - Thực tế một số các bạn trong lớp lơ là học tâp (không nghe giảng, không làm bài tập, không ghi bài ). - Đó là những thái độ sai trái, chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc học tập khi còn trẻ.
  4. - Đưa ra chân lí (luận điểm xuất phát): Khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên chẳng làm được việc gì có ích. 2. Thân bài: a. Nêu vắn tắt tình hình của lớp thời gian qua: có một số bạn lơ là học tập, say mê trò chơi điện tử b. Chứng minh: nếu không chịu khó học tập từ khi còn trẻ, thì sau này sẽ phải chịu thiệt thòi. - Tuổi trẻ có nhiều điều kiện để học tập: + Được tạo mọi điều kiện về thời gian: chưa phải lo kiếm sống, lo việc gia đình, được bố mẹ tạo điều kiện về thời gian. + Có sức khỏe tốt để theo đuổi việc học tập: trí tuệ minh mẫn, thời điểm tiếp thu tốt nhất những kiến thức về cuộc sống. Tóm lại, khi ta còn trẻ ta cần phải học tập vì sau này sẽ không có nhiều điều kiện để bổ sung kiến thức. - Không có kiến thức sẽ tụt hậu so với sự phát triển của xã hội nói chung: + Không có việc làm ổn định, không tự nuôi được bản thân và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. + Trở thành người vô dụng, không làm được việc gì có ích. (Trong quá trình trình bày những vấn đề trên cần đưa ra những dẫn chứng thực tế để tăng sức thuyết phục). 3. Kết bài: - Khẳng định lại chân lí: Khi còn trẻ, ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích. - Rút ra bài học và động viên các bạn tập trung vào việc học: đang còn ở độ tuổi học sinh, có nhiều điều kiện học tập, nhiều ước mơ, khát vọng cần tập trung học tập, giảm thời gian chơi bời Có như vậy mới thực hiện được ước mơ, trở thành người có ích.