Đề cương ôn tập học kỳ II môn Ngữ văn 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Kim Đồng
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ II môn Ngữ văn 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_7_nam_hoc_2020_2021_tr.doc
Nội dung text: Đề cương ôn tập học kỳ II môn Ngữ văn 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Kim Đồng
- Trường THCS Kim Đồng ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 - HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020 – 2021 A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC I. PHẦN VĂN BẢN 1. Tục ngữ Khái niệm Chủ đề Nội dung Nghệ thuật Ý nghĩa Những câu nói dân Tục ngữ về Truyền đạt những - Ngắn gọn, hàm súc, Là những bài học gian ngắn gọn, ổn thiên nhiên và kinh nghiệm quý báu giàu hình ảnh. quý báu của nhân định, có nhịp điệu, lao động sản của nhân dân trong - Thường gieo vần lưng dân ta về thiên hình ảnh, thể hiện xuất việc quan sát các hiện - Các vế đối xứng nhau nhiên và lao động những kinh nghiệm tượng thiên nhiên, lao sản xuất. của nhân dân về mọi động sản suất. mặt (tự nhiên, lao Tục ngữ về Ca ngợi giá trị con - Sử dụng cách diễn đạt Là những kinh động sản xuất, xã con người và người, đưa ra nhận ngắn gọn, cô đúc. nghiệm quý báu hội), được nhân dân xã hội xét, lời khuyên về - Sử dụng các phép so của nhân dân ta vận dụng vào đời những phẩm chất và sánh, ẩn dụ, điệp ngữ, về cách sống, sống, suy nghĩ và lời lối sống mà con đối, cách đối nhân xử ăn tiếng nói hằng người cần phải có. - Tạo vần, nhịp cho câu thế. ngày. văn dễ nhớ, dễ vận dụng. ➢ Yêu cầu: * Nêu được khái niệm tục ngữ; học thuộc lòng các câu tục ngữ, nắm vững về nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của từng câu tục ngữ theo các chủ đề: tục ngữ về thiên nhiên và lao động sán xuất; tục ngữ về con người và xã hội. Tìm các câu tục ngữ có nội dung tương tự. 2. Truyện hiện đại: Tên văn Tác giả Nội dung Nghệ thuật Ý nghĩa bản Giá trị hiện thực: Phản ánh sự - Kết hợp thành công Phê phán, tố cáo thói đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống hai phép nghệ tương bàng quan vô trách và sinh mạng của nhân dân với phản và tăng cấp. nhiệm, vô lương tâm Sống chết Phạm cuộc sống của bọn quan lại mà - Lựa chọn ngôi kể đến mức góp phần gây mặc bay Duy Tốn kẻ đứng đầu là tên quan phủ khách quan. ra nạn lớn cho nhân dân “lòng lang dạ thú”. - Ngôn ngữ kể, tả ngắn của viên quan phụ mẫu- Giá trị nhân đạo : gọn khắc họa chân đại diện cho nhà cầm + Thể hiện niềm thương cảm của dung nhân vật sinh quyền thời Pháp thuộc; tác giả trước cuộc sống lầm than động. đồng cảm, xót xa với cơ cực của nhân dân do thiên tai tình cảnh thê thảm của gây ra. nhân dân lao động do + Lên án thái độ vô trách nhiệm thiên tai và do thái độ của bọn cầm quyền trước tình vô trách nhiệm của kẻ cảnh, cuộc sống “nghìn sầu cầm quyền gây nên. muôn thảm” của nhân dân. Nhóm Gv Ngữ văn 7 biên soạn.1
- Trường THCS Kim Đồng ➢ Yêu cầu: Văn bản truyện hiện đại: Nắm được tên văn bản, tác giả, đặc điểm nhân vật, nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa. II. PHẦN TIẾNG VIỆT * Khái niệm: Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn. * Tác dụng: Rút gọn câu - Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh. Vd: - Khi nào cậu đi Hà Nội? - Ngày mai. - Tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước. Vd: Một hai người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người. - Ngụ ý hoạt động đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ CN) Vd: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. * Khi rút gọn câu cần chú ý: - Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói. - Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã. * Khái niệm: Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình CN-VN. * Tác dụng: Câu đặc biệt - Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong câu; - Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng; - Bộc lộ cảm xúc; - Gọi đáp. VD: Trời ơi! Cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa. Lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn. Thêm trạng - Về ý nghĩa: Trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, ngữ cho câu mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. Dùng cụm - - Khi nói hoặc viết, có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là chủ - vị để cụm C-V, làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu. mở rộng câu - Các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ và các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đều có thể được cấu tạo bằng cụm C-V. + Mở rộng thành phần CN. Vd: Dế Mèn trêu chị Cốc // là dại. + Mở rộng thành phần VN. Vd: Nhân dân ta// tinh thần rất hăng hái. + Mở rộng phụ ngữ trong cụm động từ. Vd: Cả lớp // nghe cô giáo giảng bài. - Khái niệm: Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy Phép liệt kê đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm. - Các kiểu kiệt kê: + Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp. Vd: Liệt kê không theo cặp: Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập. + Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với liệt kê không tăng tiến. Vd: Liệt kê tăng tiến: Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và tập thể lớn là dân tộc,quốc gia. Nhóm Gv Ngữ văn 7 biên soạn.2
- Trường THCS Kim Đồng Yêu cầu: - Nắm được khái niệm, nêu ý nghĩa: câu đặc biệt, câu rút gọn, trạng ngữ trong ngữ cảnh cụ thể - Nắm được khái niệm phép liệt kê, tác dụng của phép liệt kê, các kiểu liệt kê. III. PHẦN TẬP LÀM VĂN (VĂN NGHỊ LUẬN: Nghị luận giải thích) Dàn bài Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần giải thích. Trích dẫn (nếu có) chung về bài Thân bài: văn nghị luận a. Giải thích để rút ra ý nghĩa của vấn đề: giải thích - Nghĩa đen nghĩa bóng nội dung ý nghĩa cả câu. - Từ trọng tâm ý nghĩa cả câu. b. Giải thích để khẳng định tính đúng đắn của vấn đề (Chủ yếu trả lời cho câu hỏi vì sao? Dùng lí lẽ, dẫn chứng và cách lập luận để làm rõ vấn đề). Sử dụng các phép lập luận: + Nguyên nhân + Lợi ích + Biểu hiện + So sánh, đối chiếu c. Bài học nhận thức và hành động rút ra từ vấn đề Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề - Nêu ý nghĩa của vấn đề đối với bản thân. ➢ Yêu cầu: Nắm vững phương pháp nghị luận giải thích. B. LUYỆN TẬP I. PHẦN ĐỌC – HIỂU BT 1 Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh) 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì? 2. Nội dung chính của đoạn trích trên? 3. Xác định câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết rút gọn thành phần nào? Nêu tác dụng. 4. Xác định phép liệt kê và nêu tác dụng của phép liệt kê có trong đoạn trích. 5. Trong câu sau, phân tích cấu tạo ngữ pháp, vẽ sơ đồ và cho biết cụm chủ - vị mở rộng thành phần nào của câu? Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nhóm Gv Ngữ văn 7 biên soạn.3
- Trường THCS Kim Đồng BT 2 Ngay bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các bạn hãy tích cực tham gia các hoạt động thiết thực do Liên đội và nhà trường tổ chức để tuyên truyền luật giao thông cho mọi người và gia đình, chấp hành nghiêm luật giao thông, đội mũ bảo hiểm khi đi trên xe gắn máy, xe đạp điện. Đặc biệt là sau khi đã kí cam kết thực hiện an toàn giao thông. Không phải thực hiện theo cách đối phó mà hãy thực hiện vì chính sự an toàn của bản thân mình. Ở trường ta, đa số các bạn học sinh thực hiện tốt luật an toàn giao thông đường bộ, tuy nhiên còn một số bộ phận không nhỏ các bạn học còn chưa thực hiện tốt, thiếu ý thức, thiếu văn hóa giao thông như khi tan học còn tụ tập trước khu vực cổng trường gây ùn tắc giao thông, đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, đội mũ không cài quai, đi dàn hàng ngang trên đường. (Internet) 1. Xác định phương thức biểu đạt chính? 2. Đoạn văn trên nhắc nhở chúng ta điều gì? 3. Chỉ ra phép liệt kê và nêu tác dụng của phép liệt kê có trong đoạn trích.? 4. Hai câu in đậm trong đoạn trích trên là câu rút gọn hay câu đặc biệt? Nêu tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong đoạn văn. BT 3 Đại dịch Covid-19 đã làm điêu đứng nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới. Trong khi đó, ở Việt Nam, chúng ta vẫn tự hào khi đã kiểm soát được khá tốt dịch bệnh. Để có được điều đó, bên cạnh sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, còn phải kể đến ý thức trách nhiệm của mỗi công dân. Chấp hành nghiêm túc các quy định phòng chống dịch bệnh như đeo khẩu trang khi đi đến nơi công cộng, giữ khoảng cách tối thiểu là hai mét, thường xuyên rửa tay sát khuẩn Đặc biệt nhất phải kể đến đội ngũ y bác sĩ với tinh thần trách nhiệm luôn sẵn sàng xung phong lên tuyến đầu, chữa trị cho bệnh nhân mắc Covid-19. Ngay cả những bác sĩ đã về hưu, hay sinh viên y khoa còn đang ngồi trên ghế nhà trường cũng luôn sẵn sàng góp sức mình vào “trận chiến” của đất nước (Internet) 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. 2. Nêu nội dung chính của đoạn văn. 3. Xác định một trạng ngữ và nêu ý nghĩa. 4. Chỉ ra một phép liệt kê và nêu tác dụng của phép liệt kê có trong đoạn trích. 5. Gọi tên và nêu tác dụng của câu in đậm trong đoạn văn. Nhóm Gv Ngữ văn 7 biên soạn.4
- Trường THCS Kim Đồng BT 4 Cậu bé nọ học việc trong một tiệm sửa xe đạp. Một ngày. Có người khách đem đến một chiếc xe đạp hư. Cậu không những sửa lại cho thật tốt, mà còn lau chùi chiếc xe cho sạch đẹp. Những người học việc khác cười nhạo cậu bé dại dột, đã chẳng được thêm chút tiền công nào lại còn tốn sức. Hai ngày sau, người khách trở lại, thấy chiếc xe đạp đã được sửa xong lại đẹp như mới mua. Trả tiền xong liền đưa cậu bé về hãng của ông ta để làm việc với mức lương cao. Lúc này, mọi người đều nhìn nhau bằng ánh mắt ái ngại lẫn ngưỡng mộ. (Internet) 1. Xác định phương thức biểu đạt chính? 2. Từ câu chuyện trên giúp em rút ra bài học gì cho bản thân? 3. Xác định một trạng ngữ và nêu ý nghĩa. 4. Xác định một câu rút gọn, một câu đặc biệt và nêu tác dụng. BT 5 Vừa dắt em ra khỏi lớp. Nhiều thầy cô ngừng giảng bài, ái ngại nhìn theo chúng tôi. Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật. Về tới nhà, tôi đã nhìn thấy một chiếc xe tải đổ trước cổng. Mấy người hàng xóm đang giúp mẹ tôi khuân đồ đạc lên xe. (Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài) 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? 2. Xác định một trạng ngữ và nêu ý nghĩa? 3. Trong câu sau, phân tích cấu tạo ngữ pháp, vẽ sơ đồ và cho biết cụm chủ - vị mở rộng thành phần nào của câu? Vừa tới nhà, tôi đã nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ trước cổng. BT6 KIẾN VÀ CHIM BỒ CÂU Nhóm Gv Ngữ văn 7 biên soạn.5
- Trường THCS Kim Đồng Một con kiến đi đến bờ sông để thoả mãn cơn khát của mình thì bị trượt chân xuống dòng nước xiết và bị cuốn trôi. Đang lúc sắp bị chết đuối thì một con chim bồ câu đậu trên một cành cây nhìn thấy bèn mổ lấy một chiếc lá và thả xuống dưới dòng nước cho trôi theo. Con kiến bèn leo lên chiếc lá và trôi dạt an toàn vào bờ. Vài hôm sau Một kẻ săn chim đứng dưới gốc cây, đặt một cái bẫy lên cành để bắt chim. Kiến nhìn thấy và bỗng nhận ra ý đồ của hắn. Nó cắn vào chân hắn. Kẻ săn chim đau quá đánh rơi chiếc bẫy gây ra tiếng động làm chim biết và bay đi mất. (Truyện ngụ ngôn nước ngoài) 1. Từ câu chuyện trên, em hãy rút ra cho mình một bài học gì về lẽ sống? 2. Tìm một câu tục ngữ mà em biết có liên quan đến chủ đề của câu chuyện trên? 3. Kể tên một văn bản trong chương trình Ngữ văn 7 (hk2) có cùng phương thức biểu đạt chính với văn bản trên. 4. Gọi tên và nêu tác dụng của hai câu in đậm trong đoạn văn trên? BT7 HÃY LÀM ĐIỀU GÌ ĐÓ TRƯỚC LÚC QUÁ MUỘN MÀNG Một người đàn ông dừng lại ở cửa tiệm bán hoa để đặt hoa tặng mẹ của mình. Mẹ của ông ở xa cách đây 200 dặm và ông sẽ nhờ cửa tiệm hoa giao đến tận tay cho bà. Khi ông bước ra khỏi xe, ông đột ngột chú ý đến một cô gái trẻ đang khóc thút thít bên lề đường. Ông hỏi cô gái có sao không, cô trả lời: “Cháu muốn mua hoa tặng mẹ. Nhưng chỉ có 75 cent nhưng hoa hồng thì đến 2 dollar”. Người đàn ông mỉm cười và nói: “Đi với chú. Chú sẽ mua cho cháu một bông hồng”. Khi họ rời khỏi, ông ngỏ ý chở cô bé về nhà. Cô bé đồng ý để ông chở đến chỗ mẹ của cô bé. Cô chỉ cho ông đến một nơi vắng vẻ, phải đến khi dừng xe lại, người đàn ông mới nhận ra đó là một nghĩa trang. Và cô gái đã đặt bông hoa ấy nơi chỗ mẹ của mình. Ngay lúc đó, người đàn ông trở về cửa tiệm hoa, hủy gói giao hoa và ông ta đã mua hẳn một bó hoa to, lái xe đến thẳng nhà của mẹ mình. Ngôi nhà cách nơi đấy hơn hai trăm dặm đường đi nhưng cuộc gặp gỡ cô gái đã cho ông hiểu rằng, nếu hôm nay ông không đến, có khi ngày mai ông sẽ chẳng còn cơ hội để đến nữa. (Hạt giống tâm hồn) 1. Câu chuyện trên muốn gởi đến chúng ta thông điệp gì? 2. Trong đoạn văn 1, tìm câu rút gọn. Cho biết rút gọn thành phần nào và nêu tác dụng. 3. Bộ phận được gạch chân sau đây là thành phần nào của câu? Nêu ý nghĩa của thành phần đó. Ngay lúc đó, người đàn ông trở về cửa tiệm hoa, hủy gói giao hoa và ông ta đã mua hẳn một bó hoa to, lái xe đến thẳng nhà của mẹ mình. Nhóm Gv Ngữ văn 7 biên soạn.6
- Trường THCS Kim Đồng II. PHẦN VẬN DỤNG 2.1. Đặt câu có sử dụng phép liệt kê theo các chủ đề sau: - Trường lớp (thầy cô, bạn bè). - Bảo vệ môi trường. - An toàn giao thông. - Tình cảm gia đình. - Vệ sinh an toàn thực phẩm. - Tình yêu quê hương, đất nước. 2.2. Đặt câu văn hoàn chỉnh có sử dụng cụm chủ-vị mở rộng phù hợp với các hình ảnh bên dưới. Phân tích các cụm chủ-vị mở rộng đó. a. b. Nhóm Gv Ngữ văn 7 biên soạn.7
- Trường THCS Kim Đồng c. d. III. PHẦN VẬN DỤNG CAO ➢ Luyện tập: Một số đề tham khảo nghị luận giải thích 1.Thương người như thể thương thân/Lá lành đùm lá rách. 3. Đói cho sạch, rách cho thơm. Nhóm Gv Ngữ văn 7 biên soạn.8
- Trường THCS Kim Đồng 4. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. 5. Một mặt người bằng mười mặt của. 6. Không thầy đố mày làm nên/ Học thầy không tày học bạn. 7. Sách là người bạn tốt của con người. 8. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. 9. Thất bại là mẹ thành công. 10. Uống nước nhớ nguồn/ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. C. MA TRẬN KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (PGD TP BÀ RỊA) 1. Đọc – hiểu: 3.0 đ - Phần văn bản: 2.0 đ (gồm: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất; tục ngữ về con người và xã hội; Sống chết mặc bay hoặc các văn bản nghị luận ngoài sách giáo khoa) + Tác giả, tác phẩm; + Phương thức biểu đạt; + Nội dung, ý nghĩa văn bản; + Tìm văn bản cùng đề tài, chủ đề, cùng phương thức biểu đạt. -Tiếng Việt: 1.0 đ Xác định và nêu ý nghĩa: câu đặc biệt, câu rút gọn, trạng ngữ trong ngữ cảnh cụ thể; 2. Vận dụng: 2.0 đ Đặt câu theo yêu cầu: có phép liệt kê, có dùng cụm chủ - vị mở rộng câu. 3. Vận dụng cao: 5.0 đ Nghị luận giải thích. D. MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ KIỂM TRA HKII NĂM 2016 – 2017 (Phòng GD-ĐT TP Bà Rịa) Câu 1 (2 điểm) 1.1. Tìm câu tục ngữ đồng nghĩa với câu “Có chí thì nên” và nêu bài học rút ra từ những câu tục ngữ đó? 1.2. Đọc đoạn trích sau: “Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp nơi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết” a. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? b. Đoạn trích trên đã thể hiện thái độ tình cảm gì của nhà văn? Câu 2 (2 điểm) Đọc đoạn trích sau: Nhóm Gv Ngữ văn 7 biên soạn.9
- Trường THCS Kim Đồng “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.” (Trích Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh) a. Chỉ ra và nêu ý nghĩa của một trạng ngữ có trong đoạn văn? b. Xác định và nêu tác dụng của phép liệt kê có trong đoạn trích? c. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau và cho biết dùng cụ chủ vị để mở rộng thành phần nào của câu? [ ] Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn. [ ] Câu 3 (5 điểm) Tục ngữ ca dao Việt Nam có nhiều câu rất hay nói về tình yêu thương. Hãy chọn một câu mà em thích và viết bài văn giải thích câu tục ngữ (ca dao) đó. ĐỀ KIỂM TRA HKII NĂM 2017 – 2018 (Phòng GD-ĐT TP Bà Rịa) Câu 1: (5đ) Đọc câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Một Ly Sữa Một cậu bé nghèo làm nghề bán hàng rong để kiếm tiền học. Một ngày nọ nhận thấy mình chỉ còn mỗi một hào mà bụng đang đói. Cậu định bụng sẽ sang nhà bên xin một bữa ăn. Một phụ nữ trẻ đẹp ra mở cửa. Nhìn thấy cậu, cô ấy biết ngay cậu đang đói và liền mang đến cho cậu một ly sữa lớn. Cậu chầm chậm nhấp từng ngụm sữa rồi hỏi: “Cháu phải trả cô bao nhiêu ạ?” Người phụ nữ trả lời: “Cháu không nợ cô cái gì cả. Mẹ cô đã dạy cô không bao giờ nhận tiền trả cho lòng tốt.” Cậu bé cảm ơn người phụ nữ rồi ra đi. Nhiều năm sau Người phụ nữ bệnh rất nặng. Các bác sĩ ở bệnh viện địa phương đã chuyển bà đến một thành phố lớn. Và tiến sĩ Howard Kelly được mời đến tham vấn. Khi ông nghe tên thị trấn nơi người phụ nữ ở, một tia sáng ánh lên trong mắt ông. Ngay lập tức, ông đến phòng bệnhvà nhận ra ân nhân của mình năm xưa. Quay về phòng hội chẩn, ông quyết định dốc hết sức để cứu sống bệnh nhân này. Và cuối cùng nỗ lực của ông đã được đền đáp. Sau đó tiến sĩ Howard Kell đề nghị phòng y vụ chuyển cho ông hoá đơn viện phí của ân nhân. Viết vội vài chữ bên lề của tờ hóa đơn và cho chuyển nó đến người phụ nữ. Bà nhìn hoá đơn viện phí, bà hốt hoảng vì bà phải trả nó hết đời mới xong. Bỗng nhiên có cái gì đó bên lề khiến bà chú ý và bà đọc được những dòng chữ này : “Trị giá hóa đơn bằng một ly sữa”- Ký tên: Tiến sĩ Howard Kelly (Hạt giống tâm hồn) 11. Từ câu chuyện trên em hãy rút ra cho mình một bài học về lẽ sống? 1.2. Tìm một câu tục ngữ em đã học hoặc đọc thêm có cùng chủ đề với câu chuyện trên? 1.3. Gọi tên và nêu tác dụng của 2 câu in đậm trên. 1.4. Hãy chuyển câu chủ động sau thành câu bị động (theo một cách đã học): Các bác sĩ ở bệnh viện địa phương đã chuyển bà đến một thành phố lớn. Nhóm Gv Ngữ văn 7 biên soạn. 10
- Trường THCS Kim Đồng Câu 2: (5đ) Hiếu kính cha mẹ, kính trọng thầy cô là truyền thống đạo lý cao đẹp của người Việt Nam ta. Em hãy chọn một câu tục ngữ hoặc một bài ca dao mà em tâm đắc nhất thuộc một trong hai chủ đề trên và viết bài văn giải thích câu tục ngữ hay bài ca dao đó? ĐỀ KIỂM TRA HKII NĂM 2018 – 2019 (Phòng GD-ĐT TP Bà Rịa) Câu 1: (3.0đ) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Một nhiếp ảnh gia bất ngờ bị kẹt trong một vùng lũ. Đập vào mắt anh là cảnh một bé trai đang vật lộn trong dòng nước chảy xiết với cánh tay chới với cố bám lấy một cành cây để khỏi bị lũ cuốn trôi. Trong tích tắc. Nhiếp ảnh gia nghĩ tới một tác phẩm độc đáo cho cuộc thi nhiếp ảnh sắp diễn ra nhưng thay vì lấy máy ảnh ra tác nghiệp, anh buông ba lô lao xuống dòng nước cứu đứa bé. Đồ nghề của anh bị lũ cuốn trôi. Không tác phẩm nào của anh được gửi tới cuộc thi nhiếp ảnh. Bù lại anh có khoảnh khắc đẹp nhất của cuộc đời mình: khoảnh khắc anh đưa tay kéo được đứa trẻ về phía mình ngay trước một vùng nước xoáy. (Trích Những ngọn lửa, Nguyễn Bích Lan) 1.1 Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? 1.2 Hành động “buông ba lô lao xuống dòng nước cứu đứa bé” của nhiếp ảnh gia nói lên điều gì? Chép một câu tục ngữ đã học hoặc đọc liên quan đến điều đó? 1.3 Những câu in đậm trong đoạn trích trên thuộc kiểu câu nào đã học trong chương trình Ngữ văn 7, Học kì II? Câu 2: (2.0đ) 2.1 Đặt một câu văn có sử dụng phép tu từ liệt kê nói về ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp của học sinh. 2.2 Dùng một cụm C - V mở rộng câu: Ngôi trường rất rộng rãi, thoáng mát. Lưu ý: Gạch chân dưới phép liệt kê và cụm C – V được mở rộng trong câu vừa đặt. Câu 3: (5.0 đ) Con người là tài sản quý giá nhất. Tục ngữ đã có nhiều câu rất hay đề cao giá trị của con người như: - Một mặt người bằng mười mặt của; - Người làm ra của, của không làm ra người; - Người sống đống vàng; Em hãy lựa chọn một trong những câu tục ngữ trên và viết bài văn giải thích câu tục ngữ đó. Nhóm Gv Ngữ văn 7 biên soạn. 11
- Trường THCS Kim Đồng . ĐỀ KIỂM TRA HKII NĂM 2019 – 2020 Câu 1: (3.0đ) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Một cành nho mảnh mai lớn lên nhờ những dòng nước khoáng tinh khiết từ lòng đất. Nó thật trẻ trung, khỏe mạnh và đầy sức sống. Nó cảm thấy rất tự tin khi tất cả chỉ dựa vào chính bản thân nó. Nhưng một ngày kia, bão lốc tràn về, gió thổi dữ dội, mưa không ngớt, cành nho bé nhỏ đã bị dập ngã. Nó rũ xuống, yếu ớt và đau đớn. Cành nho đã kiệt sức. Thật tội nghiệp! Bỗng nó nghe thấy tiếng gọi của cành nho khác: “Hãy lại đây và nắm lấy tay tôi!”. Cành nho do dự trước lời đề nghị ấy. Từ trước đến giờ, cành nho bé nhỏ đã quen tự giải quyết mọi khó khăn một mình. Nhưng lần này nó đã thật đuối sức Nó ngước nhìn cành nho kia với vẻ e dè và hoài nghi. “Bạn đừng sợ, bạn chỉ cần quấn những sợi tua của bạn vào tôi là tôi có thể giúp bạn đứng thẳng dậy trong mưa bão”. - Cành nho kia nói. Và cây nho bé nhỏ đã làm theo. Gió vẫn dữ dội, mưa tầm tả và tuyết lạnh buốt ập về. Nhưng cành nho bé nhỏ không còn đơn độc, lẻ loi nữa mà nó đã cùng chịu đựng với những cành nho khác. Và mặc dù những cành nho bị gió thổi lắc lư, chúng vẫn tựa vào nhau như không sợ bất cứ điều gì. (Tuyển tập Những hạt giống tâm hồn) 1.1 Từ văn bản trên, em hãy rút ra bài học sâu sắc cho bản thân? 1.2 Tìm một câu tục ngữ mà em đã học hoặc đã đọc có cùng chủ đề với văn bản trên? 1.3 Gọi tên và nêu tác dụng của câu in đậm trong văn bản? 1.4 Bộ phận in đậm trong câu sau là thành phần gì của câu? Nêu ý nghĩa của thành phần đó trong câu Từ trước đến giờ, cành nho bé nhỏ đã quen tự giải quyết mọi khó khăn một mình. Câu 2: (2.0đ) Đặt câu theo yêu cầu 2.1 Một câu bị động nói về ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp của học sinh. 2.2 Một câu có sử dụng phép tu từ liệt kê nói về ý thức chấp hành đúng luật giao thông của học sinh. Câu 3: (5.0 đ) Biết ơn là một truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam Em hãy chọn một câu tục ngữ nói về lòng biết ơn và viết bài văn giải thích câu tục ngữ đó? Đề tham khảo (PGD-2021) Câu 1 (3.0 điểm). Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Nhóm Gv Ngữ văn 7 biên soạn. 12
- Trường THCS Kim Đồng “Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần. Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi tưởng con kiến hoặc là quay lại, hoặc là sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Nhưng không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách vượt lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình. Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn!” (Theo Hạt giống tâm hồn, tập 5, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2013) 1.1. Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? 1.2. Con kiến được nói đến trong văn bản trên gặp phải trở ngại gì và vượt qua bằng cách nào? 1.3. Em hãy rút ra một bài học sâu sắc nhất cho bản thân từ cách con kiến vượt qua trở ngại? 1.4. Xác định kiểu câu cho hai câu in đậm ở văn bản trên? Câu 2 (2.0 điểm). Đặt câu theo yêu cầu sau: 2.1. Một câu bị động về đề tài môi trường. 2.2. Một câu có dùng phép tu từ liệt kê về đề tài giao thông. Câu 3 (5.0 điểm). Biết ơn là một truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Em hãy giải thích một câu tục ngữ nói về lòng biết ơn. CHÚC CÁC EM KIỂM TRA HỌC KÌ ĐẠT KẾT QUẢ TỐT! Nhóm Gv Ngữ văn 7 biên soạn. 13