Đề kiểm tra môn Ngữ văn 7 - Tiết 98 - Trường THCS Phú Thị

docx 5 trang thienle22 3330
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ văn 7 - Tiết 98 - Trường THCS Phú Thị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_ngu_van_7_tiet_98_truong_thcs_phu_thi.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Ngữ văn 7 - Tiết 98 - Trường THCS Phú Thị

  1. MA TRẬN KIỂM TRA VĂN 7- TIÊT 98 Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Cấp độ Cấp độ TNTL TL TNTL TL Chủ đề thấp cao Văn học dân - Nhớ khái niệm tục ngữ - Hiểu TN là bộ phận của gian - Nhận biết tục ngữ VHDG - Chép chính xác - Hiểu nghĩa và nêu nghệ thuật của câu TN Số câu: Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: Số câu: 3 Số điểm: Số điểm: 0,25 Số điểm: 0,25 1 Sốđiểm: 4.5 Tỉ lệ: Số điểm: 4 Văn nghị - Nhớ tác giả, tác phẩm - Hiểu được một vài chi Nêu suy Viết đoạn luận - Nhận biết luận điểm của tiết, câu văn đặc sắc nghĩ của văn chứng văn bản bản thân minh một - Nhận biết vấn đề NL nội dung - Nhớ được nội dung, nghệ thuật tiêu biểu của văn bản Số câu: Số câu: 4 Số câu: 2 Số câu: 1 Số câu: 7 Số điểm: Số điểm: 1 Số điểm: 0,5 Số điểm:1 S.điểm: 3 S.điểm: 5,5 Tỉ lệ: Số câu: Số điểm: 1,25 Số điểm: Số điểm: Số Số điểm: 3 Số câu: 10 Số điểm: 0,75 4 điểm:1 S.điểm: 10 Tỉ lệ:
  2. TRƯỜNG THCS PHÚ THỊ ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 7 -Tiết 98 Năm học: 2018- 2019 Đề số 1 Thời gian: 45 phút I/ TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)Chọn đáp án đúng nhất cho những câu hỏi sau. Câu 1: Văn bản “Ý nghĩa văn chương” của tác giả nào? A. Hồ Chí Minh C. Phạm Văn Đồng B. Đặng Thai Mai D. Hoài ThanhCâu 2: Công dụng nào của văn chương được tác giả khẳng định trong “Ý nghĩa văn chương”? A. Văn chương giúp cho người gần người hơn; B. Văn chương giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha;. C. Văn chương là loại hình giải trí của con người; D. Văn chương sẽ dự báo được những điều trong tương lai. Câu 3: Vì sao có thể nhận xét: cuộc sống của Bác Hồ là cuộc sống thực sự văn minh? A. Vì đó là cuộc sống đề cao vật chất B. Vì đó là cuộc sống đề cao chủ nghĩa cá nhân C. Vì đó là cuộc sống cao đẹp về tinh thần, tình cảm, không màng danh lợi D. Vì đó là cuộc sống vì giá trị n truyền thống. Câu 4: Để làm rõ đức tính giản dị của Bác, tác giả đã sử dụng các dẫn chứng như thế nào? A. Những dẫnchứng chỉ tác giả mới biết; B. Dẫn chứng lấy từ thơ văn của Bác; C. Dẫn chứng cụ thể, phong phú toàn diện và xác thực; D. Dẫn chứng từ những câu chuyện. Câu 5: Nội dung nào phù hợp với câu tục ngữ "Một mặt người bằng mười mặt của"? A. Đề cao giá trị con người. C. Đề cao giá trị vật chất. B. Đề cao phẩm chất con người. D. Đề cao lối sống của con người. Câu 6: Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” làm sáng tỏ chân lí về điều gì? A. Truyền thống đoàn kết dân tộc. B. Truyền thống đánh giặc. C. Truyền thống yêu nước. D. Truyền thống tương thân tương ái. Câu 7: Theo em, quan niệm nào về văn chương sau đây có thể bổ sung cho quan niệm của tác giả văn bản “Ý nghĩa văn chương” để có một quan niệm đầy đủ về nguôn gốc của văn chương? A. Văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người. B. Văn chương bắt nguồn từ thế giới thần bí. C. Văn chương bắt nguồn từ quá khứ. D. Văn chương bắt nguồn từ việc muốn băt chước tương lai. Câu 8: Tục ngữ là một thể loại của bộ phận văn học dân gian. A. Đúng. B. Sai. Phần II. Tự luận 8đ Câu 1: (4 điểm) Câu 1: (4 điểm) a. Em hãy chép chính xác 4 câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã học trong chương trình ngữ văn 7(Tập 2). b. Phân tích nội dung, nghệ thuật của 2 câu tục ngữ mà em vừa chép. Câu 2: (4 điểm) Dựa vào văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ”, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu chứng minh sự giản dị của Bác và nêu suy nghĩ của em về về đức tính đáng quý này của Bác.
  3. TRƯỜNG THCS PHÚ THỊ ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 7 -Tiết 98 Năm học: 2018- 2019 Đề số 2 Thời gian: 45 phút I/ TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)Chọn đáp án đúng nhất cho những câu hỏi sau. Câu 1: Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của tác giả nào ? A. Phạm Văn Đồng B. Hoài Thanh C. Đặng Thai Mai D. Hồ Chí Minh Câu 2: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? A. Tình yêu lao động của con người B. Do bị áp bức; C. Lòng thương người mà rộng ra là thương muôn vật, muôn loài; D. Do thần thánh tạo ra. Câu 3: Nội dung những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất nói về điều gì? A. Công việc lao động sản xuất của nhà nông B. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người C. Những kinh nghiệm về các hiện tượng tự nhiên và trong lao động sản xuất D. Các hiện tượng thuộc về quy luật tự nhiên. Câu 4: Vì sao có thể nhận xét: cuộc sống của Bác Hồ là cuộc sống thực sự văn minh? A.Vì đó là cuộc sống đề cao vật chất B.Vì đó là cuộc sống đề cao chủ nghĩa cá nhân C.Vì đó là cuộc sống cao đẹp về tinh thần, tình cảm, không màng danh lợi. D.Vì đó là cuộc sống đơn giản nhưng đáng trân trọng. Câu 5: Dòng nào sau đây nói về nghệ thuật đặc sắc của văn bản “Ý nghĩa văn chương”? A. Những dẫn chứng chỉ tác giả mới biết; B. Dẫn chứng lấy từ thơ văn của Bác; C. Lập luận chặt chẽ, lí lẽ săc sảo, cảm xúc dồi dào, câu văn giàu hình ảnh; D. Dẫn chứng đối lập nhau. Câu 6: Câu nào sau đây không phải là tục ngữ? A. Tấc đất, tấc vàng. B. Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông. C. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. D. Lên thác, xuống ghềnh. Câu 7: Vì sao Hoài Thanh lại nói: “Văn chương còn sáng tạo ra sự sống”? A. Vì cuộc sống trong văn chương hoàn toàn khác với cuộc sống ngoài đời. B. Vì văn chương có thể dựng lên những hình ảnh, đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống chưa có hoặc cần có để mọi người phấn đấu xay dựng, biến chúng thành hiện thực trong tương lai. C. Vì cuộc sống được nhà văn tạo ra trong văn chương luôn đẹp hơn ngoài cuộc đời. D. Vì văn chương làm cho con người muốn thoát li cuộc sống. Câu 8: Tục ngữ là một thể loại của bộ phận văn học dân gian. A. Đúng. B. Sai. Phần II. Tự luận 8đ Câu 1: (4 điểm) a. Em hãy chép chính xác 4 câu tục ngữ về con người và xã hội đã học trong chương trình ngữ văn 7(Tập 2). b. Phân tích nội dung, nghệ thuật của 2 câu tục ngữ mà em vừa chép. Câu 2: (4 điểm): Dựa vào văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu chứng minh dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng nàn và em sẽ làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
  4. ĐÁP ÁN VĂN 7 TIẾT 98 Đề 1: Phần 1: trắc nghiệm: 2đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D B C C A C A A Phần 2: Tự luận 8đ Câu 1: (4đ’) a.(2đ’)Chép chính xác 4 câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã học trong chương trình -Mỗi câu 0,5đ’×4=2đ’ ( sai mỗi lỗi trừ 0.25) b.(2đ’) Nêu được ND và NT của hai câu tục ngữ đó. Mỗi câu 1đ: - Nội dung 0,5đ’ - Nghệ thuật: 0,5đ’ Câu 2:4đ a. Hình thức: (1đ’) - Đủ số câu theo quy định. - Đúng hình thức đoạn văn - Các câu có sự liên kết chặt chẽ, diễn đạt trong sáng b.Nội dung: (3đ’) * (2đ’)Hs có thể chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ thể hiện ở các phương diện: + Trong đời sống + Trong quan hệ với mọi người + Trong nói và viết -()Nghệ thuật:Dẫn chứng cụ thể và nhận xét sâu sắc và tình cảm chân thành của tác giả. * (1đ’) HS nêu được suy nghĩ: yêu quý, cảm phục Bác và học tập theo Bác
  5. Đề 2: Phần 1: trắc nghiệm: 2đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp A C C C C D B A án Phần 2: Tự luận 8đ Câu 1: a. (2đ’)Chép chính xác 4 câu tục ngữ về con người và xã hội đã học trong chương trình -Mỗi câu 0,5đ’×4=2đ’ ( sai mỗi lỗi trừ 0.25) b. (2đ’) Nêu được ND và NT của hai câu tục ngữ đó. Mỗi câu 1đ: - Nội dung 0,5đ’ - Nghệ thuật: 0,5đ’ Câu 2:4đ a. Hình thức: (1đ’) - Đủ số câu theo quy định. - Đúng hình thức đoạn văn - Các câu có sự liên kết chặt chẽ, diễn đạt trong sáng b.Nội dung: (3đ’) * (2đ’) Hs có thể chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta: + Trong lịch sử + Trong hiện tại cuộc kháng chiến chống pháp - Nghệ thuật:Dẫn chứng cụ thể , phong phú, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ * (1) HS liên hệ được bản thân.