Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ngọc Thụy

doc 6 trang Thương Thanh 22/07/2023 2590
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ngọc Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2019_202.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ngọc Thụy

  1. TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II NHÓM NGỮ VĂN 7 Môn Ngữ văn lớp 7 Năm học 2019-2020 A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: Ôn tập kiến thức đã học từ tuần 19 đến tuần 35 (SGK Ngữ văn 7 tập- Tập II) Phần I: Văn bản 1. Tục ngữ - Tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuât. - Tục ngữ về con người và xã hội. 2. Văn bản nghị luận - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. - Đức tính giản dị của Bác Hồ. - Ý nghĩa văn chương. 3.Truyện : Sống chết mặc bay. * Yêu cầu: + Nắm được tác giả, tác phẩm: thể loại, hoàn cảnh sáng tác, bố cục, luận điểm , luận cứ trong văn bản nghị luận; tóm tắt truyện ; thuộc tục ngữ. + Nắm được nội dung, nghệ thuật, biết khai thác tín hiệu nghệ thuật trong văn bản để làm nổi bật nội dung. + Hệ thống các tác phẩm văn học theo từng thể loại. Phần II: Tiếng Việt - Câu rút gọn, câu đặc biệt, câu mở rộng thành phần, câu bị động. - Thêm trạng ngữ cho câu. - Phép liệt kê. - Dấu câu: Dấu chấm lửng, dấu chấm phảy, dấu gạch ngang. * Yêu cầu: - Nhận diện được đơn vị kiến thức Tiếng Việt cơ bản trong văn bản. - Nêu vai trò, tác dụng của các đơn vị kiến thức trong văn bản. - Vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phần III: Tập làm văn 1. Nghị luận chứng minh. 2. Nghị luận giải thích. ( Đề tài: Học tập, đức tính kiên trì, , tình yêu thương, tinh thần đoàn kết) + Nắm được các kỹ năng làm bài văn. +Biết vận dụng các kỹ năng đó vào tạo lập văn bản. B. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP: Bài tập 1: Nêu nội dung, ý nghĩa của những câu tục ngữ sau: 1. Đói cho sạch, rách cho thơm. 2. Không thầy đố mày làm nên. 3. Học thày không thày học bạn. 4. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 5. Một cây làm chẳng nên non
  2. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao Bài tập 2: Nêu trình tự lập luận của văn bản: ‘ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” ‘‘Đức tính giản dị của Bác Hồ”. Bài tập 3: Hãy nêu ý nghĩa nhan đề của truyện ngắn ‘‘ Sống chết mặc bay’’ Bài tập 4: Em hãy chỉ ra phép nghệ thuật được sử dụng trong truyện ngắn ‘‘ Sống chết mặc bay” của nhà văn Phạm Duy Tốn và tác dụng của các phép nghệ thuật đó trong văn bản. Bài tập 5: Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện ngắn ‘‘ Sống chết mặc bay”. Bài tập 6: Hãy tìm và chỉ ra một số phép liệt kê được sử dụng trong truyện ngắn ‘‘ Sống chết mặc bay’’ của Phạm Duy Tốn và văn bản ‘‘ Đức tính giản dị của Bác Hồ” của Phạm Văn Đồng, „Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Hồ Chí Minh. Phân tích tác dụng của phép liệt kê mà em vừa tìm được. Bài tập 7: Chỉ rõ và khôi phục thành phần câu bị rút gọn trong những trường hợp sau đây: a. Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười. (Nam Cao) b. Mong các cháu mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước độc lập, tự do. (Hồ Chí Minh). Bài tập 8: Em hãy chỉ ra câu đặc biệt có trong những đoạn văn sau và cho biết tác dụng của chúng. a. Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây Bốn giây Năm giây Lâu quá! (Vũ Tú Nam) b. Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu. Một hồi còi. (Nguyễn Trí Huân) Bài tập 9: Hãy đặt 6 câu văn có sử dụng trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiên, cách thức. Bài tập 10: Hãy chuyển đổi câu chủ động sang câu bị động theo 2 cách. a. Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XVIII. b. Nhà trường khen thưởng đội bóng đá nam lớp em. c. Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim. d. Một họa sĩ nổi tiếng đã vẽ bức tranh này vào thế kỉ XV. Bài tập 11 : Tìm cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu dưới đây. Cho biết trong mỗi câu, cụm C-V làm thành phần gì? a. Bác Hồ mong các cháu chăm ngoan và học giỏi. b. Trung đội trưởng Bính khuôn mặt đầy đặn. c. Chiếc cầu vắt ngang lòng sông đẹp như một dải lụa đào. d. Cây lan ông em trồng đã nở hoa thơm ngát. Bài tập 12: Hãy chỉ ra công dụng của dấu gạch ngang và dấu chấm lửng trong đoạn trích sau: - Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?
  3. - Dạ, bẩm - Đuổi cổ nó ra! ( Phạm Duy Tốn) Bài tập 13: Hãy chứng minh và giải thích câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách”. Bài tập 14: Nhân dân ta có câu: ‘‘Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Hãy giải thích và chứng minh câu tục ngữ trên. Bài tập 15: Em hãy giải thích và chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ ‘‘Có công mài sắt có ngày nên kim”. Bài tập 16: Nhân dân ta có câu tục ngữ: "Đói cho sạch, rách cho thơm”. Em hãy giải thích và chứng minh của câu tục ngữ đó. C. GỢI Ý TRẢ LỜI Bài tập 1: HS cần làm rõ nghĩa đen, nghĩa bóng của các câu tục ngữ. Từ đó nêu bài học kinh nghiệm của câu tục ngữ VD: Câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm” - Nghĩa đen : Dù có đói vẫn phải ăn uống sạch sẽ, dù rách cũng phải ăn mặc cho sạch sẽ, giữ gìn cho thơm tho. - Nghĩa bóng : Dù nghèo khổ, thiếu thốn vẫn phải sống cho trong sạch, không vì nghèo khổ mà làm điều xâu xa, tội lỗi. - Bài học : Giáo dục con người có lòng tự trọng Bài tập 2: * Trình tự lập luận của văn bản: ‘ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”: - Giới thiệu về tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ chống quân xâm lược, trong hiện tại kháng chiến chống Pháp. - Nêu nhiệm vụ của chúng ta. * Trình tự lập luận của văn bản: ‘‘Đức tính giản dị của Bác Hồ”. - Giới thiệu về đức tính giản dị của Bác Hồ - Chứng minh Bác Hồ giản dị trong đời sống, việc làm, quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Bài tập 3: Ý nghĩa nhan đề của truyện ngắn ‘‘ Sống chết mặc bay’’ + Nhan đề bắt nguồn từ câu thành ngữ “Sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi”. + Nhan đề đã lên án quan phụ mẫu vô trách nhiệm bỏ mặc sinh mạng của người dân. + Làm nổi bật chủ đề của truyện. Bài tập 4: Các biện pháp nghệ thuật chủ yếu: - Liệt kê. - Tương phản, tăng cấp. Học sinh cần dựa vào giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản để phân tích tác dụng. Bài tập 5: - Giá trị hiện thực của truyện ngắn ‘‘ Sống chết mặc bay”: cần nêu được truyện đã khắc họa, tái hiện những hình ảnh nào trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX. - Giá trị nhân đạo của truyện ngắn ‘‘ Sống chết mặc bay”: cần nêu được thái độ, tình cảm của tác giả trong truyện ngắn.
  4. Bài tập 6 Học sinh tìm và viết ra một số câu văn sử dụng phép liệt kê để phân tích tác dụng nghệ thuật. Bài tập 7 Dựa vào khái niệm của câu rút gọn để tìm được thành phần bị rút gọn, rồi khôi phục lại. Gợi ý: a. Rút gọn thành phần vị ngữ. b. Rút gọn thành phần chủ ngữ. Bài tập 8: Dựa vào khái niệm và tác dụng của câu đặc biệt để trả lời. Gợi ý: a. Xác định thời gian diễn ra sự việc. Bộc lộ cảm xúc. b. Thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng. Bài tập 9: Dựa vào khái niệm, ý nghĩa trạng ngữ để đặt câu văn theo yêu cầu. Bài tập 10: Tham khảo câu sau: a. Cách 1: Ngôi chùa ấy đã được một nhà sư vô danh xây từ thế kỉ XVIII. Cách 2: Ngôi chùa ấy đã xây từ thế kỉ XVIII. Bài tập 11 : HS tự làm Bài tập 12: - Công dụng của dấu gạch ngang: đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. - Công dụng dấu chấm lửng: thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng ngắt quãng. Bài tập 13: Viết bài văn nghị luận giải thích. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, văn viết lưu loát.Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau: a. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ và truyền thống tương thân tương ái của nhân dân ta. b. Thân bài: * Giải thích câu tục ngữ: - Nghĩa đen: Lá lành bọc ngoài lá rách. - Nghĩa bóng: + Lá lành: người có cuộc sống đầy đủ, tốt đẹp. + Lá rách: người có cuộc sống khó khăn, người gặp hoạn nạn. + Lá lành đùm lá rách: : người có cuộc sống đầy đủ, tốt đẹp biết chia sẻ, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn, người gặp hoạn nạn. * Giải thích vì sao nên giúp đỡ người gặp khó khăn, hoạn nạn? * Chứng minh: Học sinh lấy dẫn chứng trong cuộc sống thực tế ý nghĩa của sự đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. * Ta cần giúp đỡ người khác như thế nào? - Nhiệt tình, - Bằng tấm lòng và tình cảm chân thành, c. Kết bài:
  5. - Khẳng định câu tục ngữ đã nêu lên một quan niệm sống đúng đắn, đẹp đẽ mà mỗi người phải học tập và phát huy. - Liên hệ bản thân. Bài tập 14: a. Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận: Đoàn kết tạo nên sức mạnh giúp con người thành công. b. Thân bài: * Giải thích nội dung câu tục ngữ: - Nghĩa đen: một cây bé nhỏ, đơn độc thì không làm “nên non”, nhiều cây chụm lại thì tạo nên rừng. - Nghĩa bóng: một cá nhân đơn lẻ thì khó làm nên việc lớn; muốn làm được công việc khó khăn, vất vả, con người phải biết đoàn kết, hợp lực với nhau. * Giải thích vì sao đoàn kết có thể giúp con người vượt qua mọi khó khăn để thành công. * Chứng minh: HS lấy dẫn chứng chứng minh sức mạnh của tinh thần đoàn kết trong các lĩnh vực như: - Trong cuộc kháng chiến chống xâm lược. - Trong lao động, sản xuất. - Trong học tập, rèn luyện đạo đức, thể lực, c. Kết bài: - Nêu bài học rút ra từ câu tục ngữ. - Liên hệ bản thân về tinh thần đoàn kết. Bài tập 15: a. Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận: kiên trì, nhẫn nại sẽ thành công. b. Thân bài: * Giải thích nội dung, ý nghĩa của câu tục ngữ. * Giải thích vì sao kiên trì sẽ thành công. * HS chứng minh được vấn đề nghị luận bằng hệ thống dẫn chứng hợp lý, tiêu biểu trong các lĩnh vực như: - Trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc - Trong học tập, tu dưỡng, rèn luyện - Trong lao động, nghiên cứu khoa học c. Kết bài: - Nêu bài học rút ra từ câu tục ngữ - HS liên hệ với bản thân. Bài tập 16: a. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa là con người phải luôn giữ gìn nhân cách trong sáng trong mọi hoàn cảnh. b. Thân bài: * Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: - Nghĩa đen: + Đói, rách: chỉ sự thiếu thốn, nghèo khổ. + Sạch, thơm: chỉ sự ăn mặc sạch sẽ, lịch sự. + Nghĩa của cả câu: dù đói rách vẫn phải ăn mặc sạch sẽ vừa đảm bảo sức khỏe, vừa thể hiện nhân cách đúng đắn của con người.
  6. - Nghĩa bóng: dù nghèo khổ vẫn phải sống trong sạch. Đó là biểu hiện con người biết tự trọng và tôn trọng người khác. * Giải thích và chứng minh vì sao cần giữ gìn nhân cách trong mọi hoàn cảnh? c. Kết bài: - Khẳng định giá trị câu tục ngữ: giá trị xây dựng nhân cách con người. - Liên hệ bản thân. *Chú ý: - GV cho HS ôn tập dựa vào các tiết ôn tập theo kế hoạch dạy học và có thể kết hợp với các tiết bổ trợ. - Tích hợp giữa văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn. Nhóm trưởng Tổ trưởng chuyên môn BGH duyệt Trịnh Thị Giang Phạm Thị Mai Hương Lê Thi Thu Hoa