Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ngọc Thụy

doc 7 trang Thương Thanh 22/07/2023 2760
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ngọc Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2019_202.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ngọc Thụy

  1. TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II Nhóm Ngữ văn 6 MÔN NGỮ VĂN 6 Năm học 2019 - 2020 Ôn tập kiến thức đã học từ tuần 20 đến tuần 33 ( SGK Ngữ văn 6 tập 2) A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Phần I: Văn bản 1. Văn bản truyện và kí: - Bài học đường đời đầu tiên. - Sông nước Cà Mau. - Bức tranh của em gái tôi. - Vượt thác. - Cô Tô. - Cây tre Việt Nam. 2. Thơ hiện đại: - Đêm nay Bác không ngủ. - Lượm. 3. Văn bản nhật dụng: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ. * Yêu cầu về văn bản - Chép thuộc lòng bài thơ. - Hiểu và trình bày được tác giả, tác phẩm, thể loại, hoàn cảnh sáng tác, phương thức biểu đạt, ý nghĩa nhan đề, tóm tắt truyện, bố cục, tình huống truyện, ngôi kể, thuộc thơ, mạch cảm xúc. - Chỉ ra được nội dung, nghệ thuật, biết khai thác tín hiệu nghệ thuật trong tác phẩm văn học để làm nổi bật nội dung. Phần II: Tiếng Việt 1. Các biện pháp tu từ : so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ. 2. Các kiểu câu trần thuật đơn : câu trần thuật đơn có từ là, câu trần thuật đơn không có từ là. 3. Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ. * Yêu cầu về Tiếng Việt - Nhận diện được đơn vị kiến thức Tiếng Việt cơ bản trong văn bản. - Nêu vai trò, tác dụng của các đơn vị kiến thức trong văn bản. - Vận dụng kiến thức trong thực hành nói và viết. Phần III: Tập làm văn 1. Miêu tả cảnh. 2. Miêu tả người. * Yêu cầu về Tập làm văn: - Vận dụng các kĩ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. - Biết được trình tự miêu tả và bố cục bài văn miêu tả. - Biết vận dụng các kỹ năng đó vào tạo lập văn bản. * Lưu ý : GV ra các dạng bài tập vận dụng kiến thức đã học vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn. 1
  2. B. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP Bài tập 1: Nêu diễn biến tâm trạng của Dế Mèn trong việc trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Qua đó, em có suy nghĩ gì về tính cách của Dế Mèn ? Bài học rút ra từ văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”. Bài tập 2: Giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh "Anh trai tôi" của em gái. Qua đó, em rút ra được bài học gì về thái độ ứng xử trước tài năng hay thành công của người khác ? Bài tập 3: Hãy so sánh cảnh thiên nhiên của vùng sông nước Cà Mau trong văn bản "Sông nước Cà Mau" và cảnh thiên nhiên của vùng sông Thu Bồn trong văn bản "Vượt thác" để thấy được sự đa dạng và phong phú của đất nước Việt Nam. Theo em, chúng ta cần phải làm gì để giữ gìn và bảo tồn những cảnh đẹp của quê hương, đất nước Việt Nam ? Bài tập 4: Hãy tìm các chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác. Những phép so sánh nào được sử dụng để miêu tả dượng Hương Thư ? Nêu tác dụng của phép so sánh đó. Bài tập 5: Chép thuộc lòng khổ thơ cuối của bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" và nêu ý nghĩa của khổ thơ? Bài tập 6: Chép thuộc lòng hai khổ thơ cuối của bài thơ "Lượm". Tại sao tác giải lặp lại nguyên vẹn hai khổ thơ ở đoạn đầu để kết thúc bài thơ ? Bài tập 7: Tìm những từ ngữ xưng hô mà nhà thơ Tố Hữu dùng để gọi Lượm ? Chỉ ra tác dụng của sự thay đổi cách gọi này đối với việc biểu hiện thái độ, quan hệ tình cảm của tác giả đối với Lượm ? Hai tiếng “đồng chí” mà nhà thơ dành gọi cho Lượm khiến em có suy nghĩ gì về vai trò của tuổi nhỏ trong hoạt động xã hội của thiếu nhi ngày nay? Bài tập 8: Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển ( từ "Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu" đến "là là nhịp cánh" ) là một bức tranh rất đẹp. Em hãy tìm những từ chỉ hình dáng, màu sắc, những hình ảnh so sánh mà tác giả dùng để vẽ nên cảnh đẹp rực rỡ đó. Nhận xét về tác dụng của những biện pháp tu từ mà tác giả sử dụng trong đoạn này. Bài tập 9: Biện pháp nhân hóa được nhà văn Thép Mới sử dụng một cách hiệu quả trong văn bản "Cây tre Việt Nam". Em hãy tìm và phân tích tác dụng của một hình ảnh nhân hóa mà em thích nhất. Ở đoạn cuối văn bản, tác giả đã tự tin khẳng định "tre sẽ còn mãi với các em, còn mãi với dân tộc Việt Nam ". Em có đồng tình với suy nghĩ của tác giả không ? Vì sao ? Bài tập 10: Hãy giải thích vì sao một bức thư nói về chuyện mua bán đất đai cách đây một thế kỉ rưỡi nay vẫn được nhiều người xem là một trong những văn bản hay nhất nói về thiên nhiên và môi trường? Bài tập 11: Tả cảnh nhộn nhịp của sân trường em trong giờ ra chơi. Bài tập 12: Hãy miêu tả một loài cây ( cây phượng, cây bàng, ) mà em yêu. Bài tập 13: Hãy miêu tả một người thân yêu và gần gũi nhất của em. Bài tập 14: Hãy miêu tả một người thầy (cô giáo) mà em yêu mến. GỢI Ý TRẢ LỜI Bài tập 1: - Diễn biến tâm trạng của Dế mèn khi trêu chị Cốc là: 2
  3. + Lúc đầu huyênh hoang trước Dế Choắt, sau đó chui tọt vào hang, yên trí với chỗ ẩn nấp của mình + Khi Dế Choắt bị mổ thì nằm im thin thít, sau khi chị Cốc đi rồi mới mon men bò ra khỏi hang. - Tính cách của Dế Mèn: kiêu ngạo, hung hăng, coi thường người khác - Bài học rút ra từ văn bản “Bài học học đường đời đầu tiên” là: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ ,sớm muộn cũng mang vạ vào mình Bài tập 2: - Tâm trạng người anh khi đứng trước bức tranh của em gái: + Ngạc nhiên đến hãnh diện rồi xấu hổ - Người anh có tâm trạng như vậy vì: + Ngạc nhiên vì không ngờ em gái vẽ mình + Hãnh diện vì thấy mình hiện ra rất đẹp trong bức tranh của em. + Xấu hổ vì tự nhận ra những điểm yếu kém của mình thấy mình không xứng đáng đẹp như trong bức tranh của em. - Bài học rút ra về thái độ ứng xử trước tài năng hay thành công của người khác: +Trước thành công hay tài năng của người khác cần vượt qua lòng mặc cảm tự ti để có sự trân trọng và niềm vui chân thành. + Lòng nhân hậu và sự độ lượng có thể giúp con người tự vượt lên bản thân mình. Bài tập 3 : So sánh cảnh thiên nhiên của vùng sông nước Cà Mau trong văn bản "Sông nước Cà Mau" và cảnh thiên nhiên của vùng sông Thu Bồn trong văn bản "Vượt thác" - Cảnh thiên nhiên của vùng sông nước Cà Mau trong văn bản "Sông nước Cà Mau": + Thiên nhiên rộng lớn, mênh mông, bao trùm là màu xanh có phần đơn điệu. + Kênh rạch chằng chịt, bủa giăng chi chít. => Thiên nhiên vùng đất cực Nam tổ quốc thật rộng lớn, hoang dã và hùng vĩ. - Cảnh thiên nhiên của vùng sông Thu Bồn trong văn bản "Vượt thác": + Đoạn qua đồng bằng sông chảy êm đềm, cảnh vật hai bên bờ trù phú, rộng rãi. + Đoạn sắp có thác ghềnh vườn tược um tùm, chòm cổ thụ trầm ngâm, núi cao đột ngột hiện ra trước mặt + Đoạn có thác dữ, con sông dữ dội, nước chảy đứt đuôi rắn vì địa hình miền Trung nhiều đồi núi, và lãnh thổ hẹp ngang => Thiên nhiên đa dạng, thay đổi qua từng vùng. - Theo em, chúng ta cần có hành động thiết thực để giữ gìn và bảo tồn những cảnh đẹp của quê hương, đất nước Việt Nam như: + Tự hào về cảnh đẹp cảu quê hương, đất nước + Có ý thức bảo vệ cảnh quan, không xả rác bừa bãi. + Giới thiệu với bạn bè về những cảnh đẹp của quê hương. Bài tập 4 : Các chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác - Ngoại hình: Ở trần, như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì tren ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. 3
  4. - Động tác: Co người phóng sào xuống lòng sông, ghì chặt trên đầu sào, thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt, ghì trên ngọn sào. - Phép so sánh được sử dụng và tác dụng: + Như một pho tượng đồng đúc. Thể hiện nét ngoại hình gân guốc, vững chắc của nhân vật. + Giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ Thể hiện vẻ dũng mãnh, tư thế hào hùng của con người trước thiên nhiên. Bài tập 5 : Ý nghĩa của khổ thơ. - Khổ thơ cuối đã nâng ý nghĩa của câu chuyện, của sự việc lên một tầm khái quát lớn, làm người đọc thấu hiểu chân lý đơn giản mà lớn lao: Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh - Đêm không ngủ trong bài thơ chỉ là một trong số vô vàn đêm không ngủ của Bác. Bác không ngủ vì lo cho dân, cho nước, thương dân công, bộ đội là một lẽ thường tình vì Bác là Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ dân tộc, Người Cha thân yêu của quân đội ta. Cuộc đời của Người dành trọn cho nhân dân, Tổ quốc. Đó là lẽ sống nâng niu tất cả để quên mình mà mọi người dân đều thấu hiểu. Bài tập 6: Tác giả lặp lại nguyên vẹn hai khổ thơ ở đoạn đầu để kết thúc bài thơ vì - Hai khổ thơ cuối tái hiện hình ảnh Lượm nhanh nhẹn hồn nhiên, vui tươi để trả lời cho câu hỏi “ Lượm ơi, còn không” - Tác giả khẳng định Lượm còn sống mãi trong lòng nhà thơ và còn mãi với quê hương đất nước. Bài tập 7: Những từ ngữ xưng hô mà nhà thơ Tố Hữu dùng để gọi Lượm và tác dụng của sự thay đổi cách gọi này đối với việc biểu hiện thái độ, quan hệ tình cảm của tác giả đối với Lượm: - Chú bé: cách gọi của người lớn với em trai nhỏ, thể hiện sự chân thành nhưng chưa gần gũi thân thiết. - Cháu là cách gọi biểu lộ tình cảm gần gũi thân thiết như quan hệ ruột thịt của người lớn với em nhỏ + Người kể chuyện và Lượm có thể có quan hệ họ hàng nên gọi cháu rất tự nhiên, đồng thời thể hiện sự trìu mến. Vì thế cách gọi này dùng nhiều trong cuộc gặp gỡ của hai chú cháu và sử dụng để miêu tả sự hi sinh của Lượm. + Chú đồng chí nhỏ: Cách gọi thân thiết trìu mến, trang trọng đối với một chiến sĩ nhỏ. + Cách gọi trực tiếp tên Lượm được dùng khi tình cảm cảm xúc của người viết lên cao độ thể hiện trong cách gọi tên còn kèm theo từ cảm thán: “ Thôi rồi, Lượm ơi” hay “ Lượm ơi, còn không” - Hai tiếng “đồng chí” mà nhà thơ dành gọi cho Lượm khiến em có suy nghĩ gì về vai trò của tuổi nhỏ trong hoạt động xã hội của thiếu nhi ngày nay là: + Chăm chỉ học tập, tu dưỡng rèn luyện đạo đức tốt để trở thành con ngoan trò giỏi sau này đóng góp sức mình xây dựng đất nước. + Tích cực tham gia các hoạt động xã hội. 4
  5. Bài tập 8: Những từ chỉ hình dáng, màu sắc, những hình ảnh so sánh mà tác giả dùng để vẽ nên cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô: + Chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi. + Mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. + Quả trứng hồng hào, thăm thẳm, đường bệ đặt lên mâm bạc đường kính rộng bằng cả chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. - Tác dụng của những biện pháp tu từ mà tác giả sử dụng: + Miêu tả cảnh mặt trời mọc trên biển thật rực rỡ, tráng lệ . + Thấy được năng lực sáng tạo, lòng yêu mến, gắn bó với vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước của tác giả Bài tập 9 - Hình ảnh nhân hóa: Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín - Tác dụng: + Cây tre trở nên gần gũi với con người. + Những hành động cao cả của con người được dùng để nói về sự cống hiến của tre cho cuộc kháng chiến của dân tộc - Em đồng ý với ý kiến của tác giả "tre sẽ còn mãi với các em, còn mãi với dân tộc Việt Nam ". Vì: + Hiện nay, công cuộc công nghiệp hóa khiến tre dần vắng bóng trong cuộc sống của con người nhưng giá trị văn hóa, lịch sử của cây tre còn mãi trong đời sống của người Việt Nam. Tre vẫn là người bạn đồng hành thủy chung của dân tộc trên con đường phát triển. + Với tất cả những phẩm chất của tre, tre đã trở thành tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam. Bài tập 10 - Qua bức thư, người viết bộc lộ tình yêu, sự gắn bó, hòa đồng với thiên nhiên. - Thủ lĩnh da đỏ không chỉ đề cập đến “đất” mà còn đề cập tất cả các hiện tượng có liên quan tới đất. - Thời điểm nhân loại bước sang thế kỉ XXI cũng là thời điểm mà tài nguyên thiên nhiên đang bị ô nhiễm, bị tàn phá cực kì nghiêm trọng. => Đây là nguyên nhân khiến bức thư của Xi–at- tơn vốn xuất phát từ lòng yêu quê hương trở thành văn bản có giá trị về thiên nhiên, môi trường Bài tập 11 1. Mở bài: Giới thiệu về giờ ra chơi (thời gian, địa điểm ) 2. Thân bài: - Tả bao quát: + Cảnh sân trường lúc bắt đầu ra chơi: ồn ào, náo nhiệt . + Hoạt động vui chơi của học sinh: sôi nổi - Tả chi tiết : + Hoạt động vui chơi của từng nhóm:bạn trai chơi đá cầu, rượt bắt bạn nữ chơi nhảy dây + Vài nhóm ngồi ôn bài, hỏi nhau bài tính khó vừa học. 5
  6. + Âm thanh: hỗn độn, đầy tiếng cười đùa, la hét, cãi vã + Không khí: nhộn nhịp, sôi nổi - Cảnh sân trường sau giờ chơi: Vắng lặng, vài chú chim hót líu lo trên sân. 3. Kết luận: Cảm nghĩ về giờ ra chơi: Giải tỏa mệt nhọc, thoải mái, tiếp thu bài học tốt hơn Bài tập 12 1. Mở bài : - Giới thiệu loài cây định tả. - Tình cảm của em với loài cây đó. 2. Thân bài - Tả bao quát - Tả những đặc điểm tiêu biểu của loài cây: Thân, rễ, cành, lá - Kể kỉ niệm gắn bó với cây. 3. Kết bài - Khẳng định tình cảm với loài cây Bài tập 13: 1. Mở bài : - Giới thiệu khái quát về người thân của em. - Tình cảm của em với người đó. 2. Thân bài : - Lần lượt miêu tả những đặc điểm nổi bật của người thân để làm rõ tính cách và phẩm chất của người đó. + Tả ngoại hình: hình dáng, đầu tóc, mặt mũi, da dẻ + Tả tính cách qua hành động, cử chỉ, việc làm + Tả về sở thích, thói quen - Kỷ niệm đáng nhớ nhất của em đối với người thân. 3. Kết bài : - Tình cảm, ý nghĩ của em đối với người thân : tự hào, hãnh diện, thương yêu - Bài học và nhận thức của em: ghi nhớ tình cảm, nhắc nhở bản thân cố gắng học hành Bài tập 14: 1. Mở bài : - Giới thiệu khái quát về thầy (cô giáo) mà em yêu mến. - Tình cảm của em với người đó. 2. Thân bài : - Lần lượt miêu tả những đặc điểm nổi bật của người thầy (cô giáo) để làm rõ tính cách và phẩm chất của người đó. + Tả ngoại hình: hình dáng, đầu tóc, mặt mũi, da dẻ + Tả tính cách qua hành động, lời nói, cử chỉ, việc dạy học trên lớp + Tả về sở thích, thói quen, - Kỷ niệm đáng nhớ nhất của em đối với người thầy (cô giáo). 3. Kết bài : - Tình cảm, ý nghĩ của em đối với người thầy (cô giáo) : kính trọng, yêu mến, biết ơn - Bài học và nhận thức của em: ghi nhớ tình cảm, nhắc nhở bản thân cố gắng học hành 6
  7. Ngoài ra, còn một số dạng bài tập Tiếng Việt, giáo viên có thể tham khảo trong SGK Ngữ văn 6 tập 2 như : BT1 (trang 101), BT2 (trang 102), BT1 (trang 115), BT1,2,3,4,5 (trang 129-130), BT1,2,3,4 (trang 141-142). *Chú ý: - GV cho HS ôn tập dựa vào các tiết ôn tập theo kế hoạch dạy học, có thể kết hợp với các tiết bổ trợ. - Tích hợp giữa Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn. - Căn cứ vào đối tượng HS từng lớp, các đồng chí GV có kế hoạch hướng dẫn HS ôn tập cụ thể. Nhóm trưởng Tổ trưởng CM BGH duyệt Nguyễn Thu Thủy Phạm Thị Mai Hương Lê Thị Thu Hoa 7