Đề cương ôn tập học kì I môn Lịch sử 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Hùng Vương (Có đáp án)

doc 8 trang Thủy Hạnh 12/12/2023 2440
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Lịch sử 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Hùng Vương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_lich_su_9_nam_hoc_2017_2018_tru.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I môn Lịch sử 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Hùng Vương (Có đáp án)

  1. CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KÌ I – Môn lịch sử 9 Câu 1: Nêu chính sách đối nội của các nước Tây Âu. Quá trình liên kết của các nước Tây Âu diễn ra như thế nào? Câu 2: Nhiệm vụ và vai trò của Liên Hợp Quốc? Nêu ít nhất tên 4 cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc đang hoạt động ở Việt Nam mà em biết? Câu 3: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau CTTG thứ II. Câu4 . Xu thế phát triển của thế giới ngày nay. Tại sao nói: Hòa bình,ổn định ,hợp tác phát triển vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc ? Câu 5 : Những hiểu biết của em về chiến tranh lạnh? Câu 6 : Nguyên nhân dẫn đến cuộc cách mạng KHKT sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? Câu 7 : Liên hệ những tác động tích cực, tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật đến địa phương em đang sống và đề xuất một số giải pháp khắc phục tác động tiêu cực đó. Câu 8: Nêu những thành tựu của cách mạng khoa học kĩ thuật. Câu 9: Chính sách đối ngoại của các nước Mĩ; Nhật bản. GV dạy Vũ Thị Lý
  2. PHÒNG GD&ĐT TX BUÔN HỒ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2017 – 2018 TRƯỜNG: HÙNG VƯƠNG TIẾT PPCT: 18 MÔN : Lịch sử 9 I.MỤC TIÊU 1.Kiến thức: Củng cố,khắc sâu kiến thức về LSTG từ 1945 đến nay. Cụ thể là: Các nước Tây Âu ; Quan hệ quốc tế ; Cuộc cách mạng KH-KT; Tổng kết lịch sử thế giới. 2.Tư tưởng: Có ý thức làm bài đúng đắn, phê phán thái độ sai trái trong kiểm tra ,thi cử. 3. Kĩ năng: Kĩ năng trình bày suy nghĩ, giải quyết vấn đề, ứng phó với căng thẳng II.HÌNH THỨC: Trắc nghiệm 30% và Tự luận 70% III. THIẾT LẬP MA TRẬN Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận Vận dụng Cộng dụng cao Chủ đề Chủ đê1 -Chính sách đối nội - Chính sách đối Điểm nổi Mĩ, Nhật Bản, của các nước Tây ngoại của Mĩ. bật trong Tây Âu từ Âu - Mục đích cao nhất chính sách 1945 đến nay. -Tên viết tắt của của Liên hợp quốc. đối ngoại Liên minh châu của Nhật Âu. Bản - Tổ chức liên kết đầu tiên của Tây Âu. -Quá trình liên kết khu vực của các nước Tây Âu Số câu:7 Số câu:4 Số câu:2 Số câu:1 Số câu:7 Số điểm: 4 Số điểm:3,25 Số điểm:0,5 Số Số điểm:4 Tỉ lệ 40 % điểm:0,25 = 40 % Chủ đê 2 -Trật tự thế giới Giải thích: “Hòa Quan hệ mới sau chiến bình,ổn định ,hợp quốc tế từ tranh thế giới thứ tác phát triển” vừa 1945 đến nay hai. là thời cơ vừa là - Các nước tham dự thách thức đối với Hội nghị I-an-ta các dân tộc Số câu: 3 Số câu:2 Số câu:1 Số câu:3 Số điểm:2,5 Số điểm:0,5 Số điểm:2 Số điểm:2,5 Tỉ lệ 25% = 25% Chủ đê3 Vật liệu mới sử -Nguyên nhân dẫn Liên hệ -Tác động tiêu Cuộc cách dụng rộng rãi đến cuộc cách những tác cực mạng KH-KT nhất mạng KHKT sau động tích của cách từ 1945 đến Chiến tranh thế giới cực, tiêu mạng khoa nay. thứ hai; cực của học kĩ thuật -Thành tựu khoa cuộc cách hiện đại được học tác động mạnh mạng xem là vấn đề
  3. nhất đến tiến bộ y khoa học- “nóng bỏng” học. kĩ thuật nhất hiện nay. đến địa -Giải pháp phương khắc phục tác em đang động tiêu cực sống của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật Số câu:5 Số câu:1 Số câu:2 Số câu:1/2 Số câu:1+1/2 Số câu:5 Số điểm:3,5 Số điểm:0,25 Số điểm:0,5 Số Số điểm:1 Số điểm:3,5 Tỉ lệ 35% điểm:1,75 = 35 % Tổng số câu:15 Số câu:7 Số câu:5 Số Số câu:1+1/2 Tổng số Số điểm:10 Số điểm:4 Số điểm:3 câu:1+1/2 Số điểm:1 câu:15 Tỉ lệ 100 % Tỉ lệ 40% Tỉ lệ 30 % Số điểm:2 Tỉ lệ 10% Số điểm:10= Tỉ lệ 20% 100 % IV.BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA PHẦN TRẮC NGHIỆM (3đ) – mỗi câu 0,25đ Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng . Câu 1:Chính sách đối nội của các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai là A. ban hành Hiến pháp mới B. ban hành các quyền tự do, dân chủ. C. thực hiện nhiều cải cách tiến bộ. D. thu hẹp các quyền tự do, dân chủ. Câu 2: Liên minh châu Âu viết tắt theo tiếng Anh là A. SEV C. EU B. EEC D. EC Câu 3: Tổ chức đầu tiên của sự liên kết khu vực Tây Âu là A. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu. B. Cộng đồng than, thép châu Âu. C. Cộng đồng kinh tế châu Âu. D. Cộng đồng châu Âu. Câu 4: Trật tự thế giới mới hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai là A. trật tự hai cực do Mĩ và Liên Xô đứng đầu. B. trật tự đơn cực do Mĩ đứng đầu. C. trật tự đơn cực do Liên Xô đứng đầu. D. trật tự đa cực do các cường quốc đứng đầu. Câu 5: Hội nghị I-an-ta gồm nguyên thủ các nước A. Anh,Pháp,Mĩ C. Liên Xô, Mĩ, Anh B. Liên Xô, Anh,Pháp. D. Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ. Câu 6: Vật liệu được sử dụng rộng rãi nhất trong cuộc sống hiện nay là A. đồng. B. nhôm. C. sắt. D. chất dẻo (pôlime) Câu 7: Chính sách đối ngoại cơ bản của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là A. hòa bình, hợp tác, giúp đỡ các nước trên thế giới. B. chỉ quan hệ bình đẳn với các nước phương tây. C. trung lập, không liên kết.
  4. D. thực hiện chiến lược toàn cầu âm mưu làm bá chủ thế giới. Câu 8: Mục đích cao nhất của Liên hợp quốc là A. Phát triển quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc. B. Duy trì hòa binh, an ninh thế giới. C. Thực hiện sự hợp tác về kinh tế, văn hóa D. Trừng trị mọi hành động xâm lược và phá hoại hòa bình. Câu 9: Nguyên nhân dẫn đến cuộc cách mạng KHKT sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. do hậu quả của chiến tranh B. do ý muốn của con người. C. do hoàn cảnh tự nhiên và xã hội. D. do thực tế sản xuất và yêu cầu cuộc sống. Câu 10: Trong những năm gần đây thành tựu khoa học nào tác động mạnh nhất đến tiến bộ y học? A. Phát minh ra máy tính. B. Phát minh ra các loại vũ khí hủy diệt C. Các nhà khoa học công bố “bản đồ gen người” D. Tạo ra cừu Đô-li. Câu 11:Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là A.chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. B. liên minh với Mĩ, hợp tác buôn bán, đầu tư và viện trợ cho nhiều nước trên thế giới. C. Tham gia khối quân sự NATO, chống lại các nước xã hội chủ nghĩa. D. Tiến hành chiến tranh xâm lược, mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình trên toàn thế giới. Câu 12:Tác động tiêu cực của cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại được xem là vấn đề “nóng bỏng” nhất của toàn nhân loại hiện nay là A. ô nhiễm môi trường. B. sản xuất nhiều vũ khí hủy diệt sự sống. C. tai nạn giao thông. D. tệ nạn xã hội. PHẦN TỰ LUẬN (7đ) Câu 1 : (2,5đ ) Trình bày quá trình liên kết khu vực của các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai. Câu 2 : (2đ )Tại sao nói: “Hòa bình,ổn định ,hợp tác phát triển” vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc ? Câu 3: (2,5đ) Liên hệ những tác động tích cực, tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật đến địa phương em đang sống và đề xuất một số giải pháp khắc phục tác động tiêu cực đó. V. HƯỚNG DẪN CHẤM (ĐÁP ÁN) - BIỂU ĐIỂM PHẦN TRẮC NGHIỆM (3đ)- mỗi câu 0,25đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp D C B A C D D B D C B A án PHẦN TỰ LUẬN (7đ)
  5. Câu Đáp án Biểu điểm Câu 1 Quá trình liên kết khu vực của các nước Tây Âu: 2,5điểm - Tháng 4 – 1951: Cộng đồng than,thép châu Âu thành lập gồm 6 nước: Pháp,Đức,I-ta-li-a,Bỉ,HàLan,Lúc xăm bua 0,5đ - Tháng 3-1957:Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu và Cộng đồng kinh tế châu Âu(EEC) thành lập. 0,5đ -Tháng 7-1967 : Cộng đồng Châu Âu(EC) ra đời trên cơ sở sát nhập 3 Cộng đồng trên. - Tháng 12-1991 Cộng đồng châu Âu đổi thành Liên minh châu 0,5đ Âu,và sử dụng đồng tiền chung - đồng ơ rô (EURO). 0,5đ Đến nay Liên minh châu Âu là một liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới. 0,5đ Câu 2 * Thời cơ: 1đ 2,0điểm. - Có điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực - Có điều kiện rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển. - Có cơ hội để áp dụng những thành tựu KH-KT vào sản xuất; học hỏi kinh nghiệm; khai thác vốn đầu tư * Thách thức: 1đ - Sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường thế giới. - Quốc gia nào không thích ứng,không kịp thời nắm bắt thời cơ sẽ bị tụt hậu - Nếu không giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, hội nhập sẽ bị hòa tan Câu 3 *Liên hệ tác độngcủa CMKH-KT ( H/s nêu theo hiểu (2,5điểm). biết):VD - Tác động tích cực: 1đ Công cụ sản xuất được cải tiến, máy móc ngày càng phục vụ sản xuất tốt hơn, năng suất lao động ngày càng tăng lên. Nhiều giống cây trồng mới cho năng suất cao được đưa vào sản xuất; Thuốc trừ sâu bệnh, phân bón chất lượng tốt. Phương tiện giao thông, vận tải, thông tin liên lạc hiện đại được sử dụng phổ biến - Tác động tiêu cực: Môi trường ngày càng ô nhiễm; Tai nạn giao thông xảy ra nhiều; Trẻ 0,75đ em cận thị nhiều do thường xuyên tiếp xúc với màn hình máy tính, ti vi, điện thoại thông minh. * Giải pháp: - Khai thác sử dụng hợp lí thành quả KH-KT; Bảo vệ tài nguyên. 0,75đ - Tuyên truyền, trang bị kiến thức về an toàn giao thông, an toàn lao động. Bảo vệ môi trường Duyệt của CM GV ra đề Vũ Thị Lý
  6. Trường THCS Hùng Vương KIỂM TRA 1 TIẾT -TUẦN 9 TIẾT 9 Họ và tên Môn: Lịch Sử 9 Lớp Điểm Lời phê của giáo viên Đề bài I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3đ) – mỗi câu 0,25đ Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý đúng nhất. Câu 1:Chính sách đối nội của các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai là A ban hành Hiến pháp mới B. ban hành các quyền tự do, dân chủ. C. thực hiện nhiều cải cách tiến bộ. D. thu hẹp các quyền tự do, dân chủ. Câu 2: Liên minh châu Âu viết tắt theo tiếng Anh là C. SEV C. EU D. EEC D. EC Câu 3: Tổ chức đầu tiên của sự liên kết khu vực Tây Âu là A. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu. B. Cộng đồng than, thép châu Âu. C. Cộng đồng kinh tế châu Âu. D. Cộng đồng châu Âu. Câu 4: Trật tự thế giới mới hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai là A. trật tự hai cực do Mĩ và Liên Xô đứng đầu. B. trật tự đơn cực do Mĩ đứng đầu. C. trật tự đơn cực do Liên Xô đứng đầu. D. trật tự đa cực do các cường quốc đứng đầu. Câu 5: Hội nghị I-an-ta gồm nguyên thủ các nước A. Anh,Pháp,Mĩ B. . Liên Xô, Mĩ, Anh C. Liên Xô, Anh,Pháp. D. Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ. Câu 6: Vật liệu được sử dụng rộng rãi nhất trong cuộc sống hiện nay là A. đồng. B. nhôm. C. sắt. D. chất dẻo (pôlime) Câu 7: Chính sách đối ngoại cơ bản của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là A. hòa bình, hợp tác, giúp đỡ các nước trên thế giới. B. chỉ quan hệ bình đẳn với các nước phương tây. C. trung lập, không liên kết. D. thực hiện chiến lược toàn cầu âm mưu làm bá chủ thế giới. Câu 8: Mục đích cao nhất của Liên hợp quốc là A. Phát triển quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc. B. Duy trì hòa binh, an ninh thế giới. C. Thực hiện sự hợp tác về kinh tế, văn hóa D. Trừng trị mọi hành động xâm lược và phá hoại hòa bình. Câu 9: Nguyên nhân dẫn đến cuộc cách mạng KHKT sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
  7. A. do hậu quả của chiến tranh B. do ý muốn của con người. C. do hoàn cảnh tự nhiên và xã hội. D. do thực tế sản xuất và yêu cầu cuộc sống. Câu 10: Trong những năm gần đây thành tựu khoa học nào tác động mạnh nhất đến tiến bộ y học? A. Phát minh ra máy tính. B. Phát minh ra các loại vũ khí hủy diệt C. Các nhà khoa học công bố “bản đồ gen người” D. Tạo ra cừu Đô-li. Câu 11:Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là A.chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. B. liên minh với Mĩ, hợp tác buôn bán, đầu tư và viện trợ cho nhiều nước trên thế giới. C. Tham gia khối quân sự NATO, chống lại các nước xã hội chủ nghĩa. D. Tiến hành chiến tranh xâm lược, mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình trên toàn thế giới. Câu 12:Tác động tiêu cực của cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại được xem là vấn đề “nóng bỏng” nhất của toàn nhân loại hiện nay là A. ô nhiễm môi trường. B. sản xuất nhiều vũ khí hủy diệt sự sống. C. tai nạn giao thông. D. tệ nạn xã hội. II. PHẦN TỰ LUẬN (7đ) Câu 1 : (2,5đ ) Trình bày quá trình liên kết khu vực của các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai. Câu 2 : (2đ )Tại sao nói: “Hòa bình,ổn định ,hợp tác phát triển” vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc ? Câu 3: (2,5đ) Liên hệ những tác động tích cực, tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật đến địa phương em đang sống và đề xuất một số giải pháp khắc phục tác động tiêu cực đó. Bài làm