Đề cương ôn tập cuối kì I môn Ngữ văn Khối 6, 7, 8, 9 - Năm học 2020-2021

docx 4 trang Thủy Hạnh 12/12/2023 2380
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập cuối kì I môn Ngữ văn Khối 6, 7, 8, 9 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_cuoi_ki_i_mon_ngu_van_khoi_6_7_8_9_nam_hoc_2.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối kì I môn Ngữ văn Khối 6, 7, 8, 9 - Năm học 2020-2021

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ I MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 6 Năm học 2020 – 2021 A. PHẦN VĂN BẢN Nắm vững khái niệm thể loại truyện cười, truyện cổ tích ; học thuộc ghi nhớ của các văn bản, tóm tắt cốt truyện; xác định đúng phương thức biểu đạt, tác giả {nếu có}, thể loại. Văn bản trọng tâm: 1. Treo biển. 2. Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. 3. Em bé thông minh. Viết được một số đoạn văn theo chủ đề được gợi ra từ các văn bản đã cho. B. PHẦN TIẾNG VIỆT Nắm vững khái niệm, vận dụng làm bài tập các bài học sau: 1. Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ. 2. Số từ, lượng từ, phó từ. C. PHẦN TẬP LÀM VĂN Ôn lại kiến thức về văn tự sự: nhân vật, ngôi kể, sự việc, thứ tự kể. Trọng tâm: Kể chuyện tưởng tượng. Gợi ý đề bài: 1. Do một lỗi lầm nào đó em bị phạt buộc phải biến thành một con vật trong thời hạn ba ngày 2.Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học 3. Tưởng tượng các đồ dùng học tập trò chuyện với nhau Hết ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ I MÔN :Ngữ Văn 7 Năm học 2020-2021
  2. I Phần Văn bản Nắm vững kiến thức trọng tâm : Tác giả, tác phẩm, thể loại, nội dung và nghệ thuật các tác phẩm: - Tiếng gà trưa - Rằm tháng giêng - Mùa xuân của tôi II.Phần Tiếng Việt Học thuộc toàn bộ các ghi nhớ trong SGK: 1/ Từ đồng nghĩa: a/ Khái niệm: - Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. b/ Phân loại: - Từ động nghĩa gồm có hai loại: những từ đồng nghĩa hoàn toàn (không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa) và những từ đồng nghĩa không hoàn toàn (có sắc thái nghĩa khác nhau) c/ Cách sử dụng: - Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau. Khi nói cũng như khi viết, cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách qua và sắc thái biểu cảm. 2/ Từ trái nghĩa: a/ Khái niệm: - Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau - Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau b/ Cách sử dụng: - Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động 3/ Điệp ngữ: a/ Khái niệm:
  3. Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ. b/ Phân loại: - Có nhiều dạng: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng) III. Phần Tập làm văn: Cảm nghĩ về một tác phẩm văn học - Rằm tháng giêng - Tiếng gà trưa - Cảnh khuya HẾT ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ I MÔN NGỮ VĂN - LỚP 8 (Năm học: 2020-2021) I. Phần Văn bản: 1. Nắm vững kiến thức trọng tâm: Tác giả, tác phẩm, xuất xứ, nội dung, ý nghĩa chính của các văn bản: - Ôn dịch, thuốc lá. - Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000. - Bài toán dân số. 2. Biết viết đoạn văn nêu cảm nhận về nội dung, ý nghĩa của các văn bản trên. II. Phần Tiếng Việt: 1. Nắm vững khái niệm, đặc điểm, công dụng của các bài sau: - Câu ghép. - Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. - Dấu ngoặc kép. 2. Biết cách vận dụng để làm bài tập đối với các kiến thức Tiếng Việt trên. III. Phần Tập làm văn. 1. Nắm được cách làm bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng quen thuộc. 2. Các bài văn thuyết minh về các đối tượng như: Chiếc nón lá, cái bàn học ở trường, chiếc kính đeo mắt, cái bút bi. Hết.
  4. KHỐI 9 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ I MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9 (Năm học: 2020-2021) A. PHẦN VĂN BẢN. Yêu cầu: Học thuộc tác phẩm thơ, tóm tắt tác phẩm truyện; nắm vững thông tin về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời văn bản, phương thức biểu đạt, nội dung chính và đặc sắc nghệ thuật. Tác phẩm trọng tâm: 1. Bếp lửa. 2. Lặng lẽ Sa Pa. 3. Chiếc lược ngà. Viết được một số đoạn văn theo chủ đề được gợi ra từ các văn bản đã cho. B. PHẦN TIẾNG VIỆT Nắm vững khái niệm, vận dụng làm bài tập các bài học sau: 1. Tổng kết từ vựng. { các bài khác nhau} 2. Luyện tập tổng kết từ vựng. C. PHẦN TẬP LÀM VĂN Ôn lại kiến thức về văn tự sự: nhân vật, ngôi kể, sự việc, thứ tự kể. Tự sự kết hợp với miêu tả, miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, Trọng tâm: Hóa thân vào các nhân vật văn học trong các văn bản và kể lại câu chuyện {đã cho ở phần văn bản}. Hết