Đề cương kiểm tra giữa học kì 1 môn Vật lí 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nguyễn Trãi

docx 4 trang Thủy Hạnh 09/12/2023 2610
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương kiểm tra giữa học kì 1 môn Vật lí 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nguyễn Trãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_mon_vat_li_9_nam_hoc_2020_20.docx

Nội dung text: Đề cương kiểm tra giữa học kì 1 môn Vật lí 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nguyễn Trãi

  1. TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN: VẬT LÍ 9 NĂM HỌC 2020 – 2021 I. TRẮC NGHIỆM: (3Đ)Mức độ nhận biết: 1- Điện trở của dây dẫn biểu thị cho tính chất nào của dây dẫn? Công thức tính điên trở. Tên và đơn vị từng đại lượng có trong công thức. ĐA: Điện trở biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn. U Công thức: R = I Trong đó: R: Điện trở (Ω), U: Hiệu điện thế (V), I: Cường độ dòng điện(A) 2- Phát biểu định luật Ôm. Hệ thức của định luật. Nêu tên và đơn vị từng đại lượng có trong hệ thức. ĐA: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây. U Công thức: I = R Trong đó: R: Điện trở (Ω), U: Hiệu điện thế (V), I: Cường độ dòng điện(A) 4- Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào? Công thức tính điện trở của dây dẫn hình trụ có chiều dài l, tiết diện S, làm bằng chất có điện trở suất ρ. Nêu tên và đơn vị từng đại lượng có trong công thức. ĐA: Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài l của dây dẫn, tỉ lệ nghịch với tiết diện S của dây dẫn và phụ thuộc vào vật liệu làm dây. l Công thức: R . S Trong đó: R: Điện trở (Ω), l: Chiều dài (m), S: Tiết diện (m2) : Điện trở suất (Ωm). 5- Viết công thức tính công suất điện của đoạn mạch. Nêu tên và đơn vị từng đại lượng có trong công thức. ĐA: P = UI. Trong đó: P : Công suất điện ( W), U: Hiệu điện thế (V), I: Cường độ dòng điện(A) 6- Viết công thức tính điện năng tiêu thụ của đoạn mạch điện. Nêu tên và đơn vị từng đại lượng có trong công thức. ĐA: A = P t = UI.t Trong đó: P : Công suất điện ( W), U: Hiệu điện thế (V), I: Cường độ dòng điện(A), t: Thời gian dòng điện chạy qua (s), A: Công của dòng điện ( J). 7 - Phát biểu và viết hệ thức của định luật Jun- Len-xơ. Nêu tên và đơn vị từng đại lượng có trong hệ thức. (2đ) ĐA: Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua. Công thức: Q = I2Rt. Trong đó: Q: Nhiệt lượng (J), I: Cường độ dòng điện (A), R: Điện trở (Ω), t: Thời gian dòng điện chạy qua.(s)
  2. II. TỰ LUẬN(7Đ) Câu 1: Đặt hiệu điện thế 12V vào hai đầu một điện trở biết cường độ dòng điện chạy qua điện trở đó là 0,4A. Tính trị số của điện trở đó? Câu 2: Đặt hiệu điện thế 12V vào hai đầu một điện trở 15Ω. Tính cường độ dòng điện chạy qua điện trở đó. Câu 3: Đặt một hiệu điện thế U=24V vào hai đầu một dây dẫn thuần điện trở có trị số R=6, trong thời gian 2 phút . A. Tính cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn. B. Tinh công và công suất của dòng điện sinh ra trên điện trở. Câu 4: Cho 2 điện trở R1= 6 và R2= 4 mắc nối tiếp vào ngưồn điện có Hiệu đện thế U = 12V. Tính A. Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở B. Hiệu điện thế hai đầu mổi điện trở C. Công của dòng điện sinh ra trên mỗi điện trở trong 30 phút Câu 5: Cho 2 điện trở R1= 6 và R2= 4 mắc song song vào ngưồn điện có Hiệu đện thế U = 12V. Tính A. Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở B. Hiệu điện thế hai đầu mổi điện trở C. Công của dòng điện sinh ra trên mỗi điện trở trong 30 phút Câu 6: Cho mạch điện như hình vẽ ,R1 = 6Ω, R2 = 4Ω, R2 R3 = 12Ω, khi nối giữa hai điểm A và B một hiệu điện R1 o -o thế không đổi U thì đo được UAM= 12V. Bỏ qua điện M R trở của các dây nối. A + 3 B a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB. b. Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở. Câu 7: : Một dây dẫn bằng bạc dài 500mm, có tiết diện 0,4mm 2, điện trở suất của bạc là ρ=1,6.10-8 Ωm. A. Tính điện trở của dây dẫn. B. Gập dây dẫn trên thành 3 đoạn bằng nhau (dây chập ba). Đặt 2 đầu dây dẫn Hiệu điện thế 12V. Tinh cường độ dòng điện qua dây. Câu 8: : Tính công suất điện của đoạn mạch có hiệu điện thế 15V và cường độ dòng điện qua nó là 0,3A. Câu 9: : Tính điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch trong thời gian 10 phút biết hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là 220V, cường độ dòng điện qua nó là 0,4A? Câu 10: Tính nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn có điện trở 80Ω trong 20 phút. Biết cường độ dòng điện qua nó là 0,5A? -HẾT-
  3. BÀI LÀM