Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học

ppt 62 trang nhungbui22 10/08/2022 2710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptcuoc_thi_nghien_cuu_khoa_hoc_ky_thuat_danh_cho_hoc_sinh_trun.ppt

Nội dung text: Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học

  1. INTEL ISEF -CUỘC THI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, KỸ THUẬT DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC 1
  2. INTEL ISEF LÀ GÌ?
  3. CUỘC THI INTEL ISEF Là cuộc thi khoa học dành cho học sinh phổ thông (lớp 9-12) lớn nhất thế giới, được tổ chức từ năm 1950 đến nay. Đơn vị tổ chức: Society for Science & the Public (SSP). Mục đích: khuyến khích học sinh vận dụng những kiến thức đã học và giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống
  4. 1. Kỹ thuật điện và cơ khí 2. Khoa học môi trường 3. Khoa học xã hội và hành vi 4. Khoa học máy tính 5. Vật liệu và công nghệ sinh học 6. Hoá học 7. Quản lý môi trường 8. Hoá sinh Lĩnh vực thi 9. Khoa học thực vật 10. Vật lý và thiên văn học 11. Năng lượng và vận tải 12. Khoa học động vật 13. Sinh học tế bào và Phân tử 14. Khoa học Trái đất và hành tinh 15. Toán học 16. Y khoa và khoa học sức khoẻ 17. Vi trùng học
  5. CUỘC THI INTEL ISEF Hình thức tham gia: cá nhân hay nhóm (mỗi nhóm không quá 2 học sinh). Chấm thi Intel ISEF: dựa trên: Báo cáo tóm tắt. Gian trưng bày đề tài tại Hội thi. Phỏng vấn (10-15 giám khảo)
  6. Đối tượng dự thi HS lớp 8, 9, 10, 11, 12 Hạnh kiểm, học lực học kỳ từ khá trở lên
  7. Yêu cầu đối với thí sinh, dự án dự thi • Trung thực trong NCKH; không gian lận, sao chép trái phép, giả mạo; không sử dụng, trình bày nội dung, kết quả nghiên cứu của người khác như là của mình • Không được tham gia Cuộc thi: Dự án nghiên cứu mầm bệnh, hóa chất độc hại hoặc ảnh hưởng đến con người và môi trường
  8. Quyền lợi của học sinh đoạt giải Cuộc thi cấp thành phố Công điểm vào 10 như HS đạt giải HSG văn hóa - giải nhất: 2, 0 đ - giải nhì :
  9. Quyền lợi của học sinh đoạt giải Cuộc thi cấp quốc gia Các quyền lợi khác giống với HS đoạt giải trong kỳ thi HS giỏi các môn văn hóa Học sinh đi thi quốc tế, học sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba vào thẳng ĐH Giải khuyến khích vào thẳng Cao đẳng
  10. CÁC ĐỀ TÀI CỦA VIỆT NAM THAM DỰ INTEL ISEF TẠI HOA KÌ TỪ 2009 ĐẾN NAY
  11. 2014 16 cá nhân/ 6 nhóm – Los Angeles – Hoa Kỳ 2013 12 cá nhân/ 5 nhóm - Phoenix, Arizona 2012 1 nhóm (Hà Nội) – Pittsburgh/PA 2011 1 cá nhân/1 nhóm (TP. HCM + Huế) - Los Angeles/ HOA KỲ 2010 2 cá nhân/ 1 nhóm (Đà Nẵng + Lâm Đồng) - San Jose/CA. 2009 Việt Nam lần đầu tiên tham gia Intel ISEF: 1 cá nhân/ 1 nhóm (Lâm Đồng) - Reno/Nevada 2006 Bộ GD &ĐT, VIFOTEC và Intel đã bắt đầu khởi động cuộc thi Intel ISEF
  12. NĂM 2009 Đề tài 1: “Nhân giống, vận chuyển và phân phối giống cây trồng bằng kỹ thuật vi thủy canh”, nhóm tác giả Phan Ngọc Trâm và Ngô Văn Quốc, học sinh lớp 12 chuyên Sinh - trường THPT Chuyên Thăng Long - Đà Lạt Đề tài 2: “Ảnh hưởng của Game online đến nhân cách học sinh THPT”, tác giả Phan Ngọc Thảo, học sinh lớp 11 - trường THPT Đức Trọng, Lâm Đồng.
  13. NĂM 2010 Đề tài 1: “Phân hủy rác thải hữu cơ từ hộ gia đình và trường học theo phương pháp lên men kết hợp với nuôi trùng quế” của nhóm tác giả Trần Kim Thanh Vũ, Đinh Thị Thu Hà – Lớp 11 Trường THPT Đạ Tẻh – Lâm Đồng. Đề tài 2: “Bài toán khoảng cách hai điểm trong không gian: cách giải quyết và mở rộng” của thí sinh Nguyễn Văn Hà Uy - Lớp 12 Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn – Đà Nẵng. Đề tài 3: “Sử dụng cóc làm thiên địch – giải pháp diệt trừ sâu bọ hữu hiệu” của thí sinh Đoàn Thị Xuân Phương– Học sinh lớp 11 trường THPT Đức Trọng – Lâm Đồng
  14. NĂM 2011 Đề tài 1: "Dụng cụ đo chiều cao và góc trong không gian nhờ hệ gương phẳng", nhóm tác giả: Hà Thúc Tiến, Đoàn Phạm Phước Long đến từ Trường THPT chuyên Quốc học Huế Đề tài 2: "Áo Giáp của tôm, chất thải thân thiện", tác giả: Nguyễn Hải An, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, Tp.HCM.
  15. NĂM 2012 Đề tài : "Xử lý nước mặn thành nước ngọt bằng kỹ thuật chân không và năng lượng mặt trời phục vụ cho sinh hoạt”. Nhóm tác giả: Trần Bách Trung, Vũ Anh Vinh, Bùi Thị Quỳnh Trang. THPT chuyên Hà Nội Amsterdam. Giải nhất Hội thi: Lĩnh vực Kỹ thuật: Điện và Cơ khí
  16. Năm 2013 Đề tài 1: “Hệ thống trồng rau nuôi cá tự động tại gia” của nhóm tác giả Trần Ngọc Châu, Nguyễn Phương Duy, Trương Nhựt Cường, trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Tp. Hồ Chí Minh Đề tài 2: “Nghiên cứu sản xuất Isoflavone Aglycone từ đậu tương bằng công nghệ vi sinh” của tác giả Nguyễn Thảo Anh, trường THPT Chu Văn An, HN. Đề tài 3: “Phương pháp mới xử lý nước thải phòng thí nghiệm bằng đá vôi và mùn cưa” của nhóm tác giả Nguyễn Hoàng Hiệp, Phạm Hữu Đạt, Phạm Quốc Hoàng, trường THPT Chu Văn An, HN. Đề tài 4: “Nghiên cứu khả năng xua đuổi côn trùng từ tinh dầu và dịch chiết cây chổi xể”, của nhóm tác giả Nguyễn Thanh Đức, Trần Việt Hoàng, trường THPT Nguyễn Huệ, HN. Đề tài 5: “Nghiên cứu khả năng vi lọc của mảng vỏ trứng gà” của nhóm tác giả Đỗ Thùy Linh, Hoàng Trọng Nam Anh, Vũ Mai Hương, trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, HN.
  17. Năm 2014 Hà Nội có 1 trong 6 đề tài tham dự: "Nghiên cứu thu nhận Lipid từ sinh khối vi sinh vật lên men rơm rạ hướng tới nguyên liệu sản xuất Biodiesel" của 03 học sinh Đặng Yến Lan,Trần Tiến Đạt, Đặng Anh Tú trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam
  18. KẾ HOẠCH HASEF 2014-2015 -Cuộc thi cấp trường, quận hoàn thành trước ngày 05/11/2014. -Cuộc thi cấp thành phố hoàn thành trước ngày 31/12/2014. đăng ký sản phẩm dự thi trước ngày 10/11/2014 dangky.hanoiedu.vn - Cuộc thi cấp quốc gia tại Thành phố Bắc Ninh từ ngày 06- 08/3/2014
  19. Quy trình chấm thi Vòng chấm thi lĩnh vực Cá nhân giám khảo xem xét các dự án tại gian trưng bày và phỏng vấn trong nhóm lĩnh vực được phân công và cho điểm Phỏng vấn, trả lời bằng tiếng Việt Điểm của dự án dự thi = trung bình cộng các điểm của các giám khảo
  20. Quy trình chấm thi • Vòng chấm thi toàn Cuộc thi • Chọn giải cao của từng lĩnh vực vào vòng tranh giải toàn Cuộc thi • Trình bày trước toàn thể Ban giám khảo, phỏng vấn, trả lời bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt • Bài thi tiếng Anh riêng cho những dự án tuyển chọn đi thi quốc tế (cử đi khi đủ năng lực tiếng Anh) • Giám khảo cho điểm cá nhân ( GK có thể không chấm cho những đề tài mình không có chuyên môn sâu) • Điểm của dự án = trung bình cộng điểm cá nhân
  21. Tiêu chí đánh giá Tiêu chí Điểm (/100) Câu hỏi NC/Vấn đề NC 10 Thiết kế và phương pháp NC 15 Tiến hành NC 20 Tính sáng tạo 20 Trình bày 35
  22. Câu hỏi NC/Vấn đề NC (10 đ) Dự án khoa học Rõ ràng và hướng mục tiêu Chỉ rõ đóng góp khoa học vào lĩnh vực NC Sử dụng PP khoa học để kiểm chứng Dự án kĩ thuật Mô tả ngắn gọn nhu cầu thực tiễn/vấn đề cần giải quyết Xác định các tiêu chí của giải pháp đặt ra Giải thích những hạn chế
  23. Thiết kế và phương pháp NC (15 đ) Dự án khoa học Trình tự tiến hành và phương pháp thu thập dữ liệu Biến điều khiển, biến phụ thuộc, sự phù hợp và tính hoàn hiện (complete) Dự án kĩ thuật Khám phá, lựa chọn để giải quyết nhu cầu hoặc vấn đề đặt ra Xác định đặc tính của giải pháp Xây dựng mô hình/mẫu đầu tiên
  24. Tiến hành NC (20 đ) Dự án khoa học Thu thập dữ liệu Phân tích dữ liệu (sử dụng công cụ thống kê, toán học phù hợp) Dữ liệu được thu thập đủ để hỗ trợ cho kết luận Dự án kĩ thuật Thiết kế mẫu thử nghiệm Thử nghiệm ở các điều kiện, tình huống khác nhau Điều chỉnh, cải tiến
  25. Tính sáng tạo (20 đ) Dự án cho thấy sự sáng tạo, độc đáo trong: Câu hỏi/vấn đề NC Sáng tạo trong câu hỏi, vấn đề nghiên cứu được đưa ra; Thiết kế/phương pháp NC Phương pháp tiếp cận để giải quyết vấn đề đặt ra; Phân tích các dữ liệu; Giải thích của dữ liệu; Sáng tạo trong việc phát triển PPNC hiệu quả, tin cậy Tiến hành nghiên cứu Xây dựng hoặc thiết kế thiết bị mới Sáng tạo trong điều tra NC giúp trả lời câu hỏi đặt ra một cách độc đáo.
  26. Trình bày (35 đ) Poster (10 đ) Cấu trúc hợp lí, logic, dẫn dắt người xem Rõ ràng, dễ hiểu của sơ đồ, bảng biểu, ghi chú Trình bày, trả lời phỏng vấn (25 đ) Rõ ràng, súc tích và trả lời trực tiếp câu hỏi Hiểu biết về kiến thức khoa học liên quan đến dự án Hiểu những hạn chế của kết quả và kết luận Nhận ra lợi ích về khoa học, xã hội, kinh tế Ý tưởng nghiên cứu trong tương lai Đóng góp và hiểu biết của mỗi thành viên nhóm
  27. Bắt đầu từ đâu ??? Created by Deri Bash – revised by Shelley Shott
  28. Hình thành ý tưởng - Từ HS, PHHS, người thân - Ý tưởng sáng tạo nhất là gì ? - Tính mới ở chỗ nào ? Cần tham khảo thêm thông tin từ các chuyên gia KH, tra cứu trên mạng để xác định tính mới của ý tưởng
  29. Lập đề cương NC - Mục đích của đề tài là gì? (lưu ý lĩnh vực KHXH và hành vi) - Để đạt mục đích đó cần tiến hành những công việc gì? - Những việc này có khả thi ( vừa sức)hay không?
  30. Đặt tên cho đề tài NC Rất quan trọng - Phù hợp nội dung, nổi bật tính mới - Phù hợp lĩnh vực nghiên cứu VD: Xét nghiệm ĐB gen bằng bộ Kít hay: chế tạo bộ kit để xét nghiệm ĐB gen
  31. Lên kế hoạch nghiên cứu Có nhật ký nghiên cứu chi tiết Tham khảo ý kiến chuyên gia khoa học, điều chỉnh nếu cần thiết Các số liệu ghi chép trong những thí nghiệm chưa thành công cũng có thể là 1 phần quan trọng của đề tài
  32. Viết báo cáo đề tài - Báo cáo chi tiết - Tóm tắt ( 200 chữ)
  33. Chuẩn bị các kỹ năng dự thi KN trình bày poster Kỹ năng thuyết trình KN trả lời phản biện
  34. Trưng bày poster
  35. Trưng bày poster là gì? Có nhiều cách nói khác nhau như: Trưng bày tại Intel ISEF, Poster , gian trưng bày: ▪ Là “phông nền” cho phần thuyết trình của bạn ▪ Hỗ trợ cho nội dung nghiên cứu ▪ “Thuyết trình” cho đề tài của bạn khi bạn không có mặt ▪ Lôi cuốn sự quan tâm của các đối tượng “khán giả”
  36. TẠI SAO VAI TRÒ CỦA POSTER TẠI CUỘC THI LÀ RẤT QUAN TRỌNG?
  37. Lý do #1: Ai sẽ trình bày dự án của bạn khi bạn không có mặt ở đó?
  38. Khi bạn không có mặt ở đó Khi đó, poster là phương tiện liên lạc duy nhất của bạn với ban giám khảo. Hầu hết giám khảo sẽ không có thời gian đọc toàn bộ báo cáo nghiên cứu của bạn. Bạn phải tìm cách thu hút được sự quan tâm của ban giám khảo.
  39. Khi bạn không có mặt ở đó . Giám khảo sẽ bị thu hút với các dự án có tính chất: Thú vị Thách thức Mới mẻ Tính cách mạng Độc đáo Bạn cần “tóm tắt” dự án của mình trên poster sao cho người xem có thể “nắm bắt” được những thông tin quan trọng một cách dễ dàng và nhanh chóng
  40. Lý do #2: Khi bạn có mặt ở đó - Poster sẽ hỗ trợ khi bạn thuyết trình về dự án. - Khi được hỏi, bạn có thể dùng thông tin trên poster để hỗ trợ cho câu trả lời của mình.
  41. Phạm vi trưng bày Mọi trưng bày phải được gói gọn trong phần khoảng không của dự án
  42. Vi phạm về trưng bày
  43. Không cho phép trưng bày trên poster và tại gian hàng Bao gồm: Sinh vật sống, kể cả thực vật Thực phẩm cho người hay động vật Các vật sắc nhọn (ống tiêm, kim, ống hút ) Các chất dễ cháy Hóa chất Bình ắc quy có phần trên mở Bằng khen, huy chương, danh thiếp, số điện thoại Bất cứ dụng cụ nào bị hội đồng thẩm định hồ sơ dự thi coi là không an toàn
  44. Các lưu ý khác Hình ảnh 1. Mọi ảnh chụp, hình ảnh, biểu đồ trưng bày phải được chứng nhận. Nếu như học sinh tự tạo ra các hình ảnh/ảnh chụp này thì chỉ cần 1 chứng nhận. 2. Với bất kì ảnh chụp có người nào, phải có giấy cho phép sử dụng hình ảnh của người đó. Nếu không có, giải pháp là phải dán 1 tờ giấy lên trên phần khuôn mặt trong ảnh.
  45. Các lỗi phạm quy tiêu biểu Trưng bày các tóm lược không chính thức Ảnh chụp động vật không phù hợp Ảnh trưng bày không có thông tin nguồn gốc
  46. Bố cục Poster Điều gì thu hút bạn khi bạn thấy 1 poster thú vị? Tại sao bạn tiếp tục đọc 1 số poster và không quan tâm đến các poster khác? Hầu hết mọi người khi nhìn poster đều muốn thấy 1 trình tự: Mắt người xem đều muốn xem lướt toàn bộ nghiên cứu theo trình tự liên tục, có tổ chức và hấp dẫn Người xem nếu không thấy được trình tự liên tục này hầu hết sẽ chuyển sang poster khác
  47. Poster nên có những nội dung Tên Mục tiêu (nên thật đơn Kết quả giản) Kết luận Giả thuyết Tóm tắt Biểu đồ Tài liệu Các tài liệu Hình ảnh được yêu cầu Quy trình khác Số liệu
  48. Bố cục Poster Bắt đầu từ đây 1 Tên dự án 2 Tóm tắt 6 Kết quả 4 Quy trình Hình Hình ảnh ảnh Hình Bảng biểu 3 Giới thiệu ảnh 7 Kết luận 5 Dữ liệu
  49. Bố cục Poster Đảm bảo phần trưng bày được tổ chức tốt! Đảm bảo nghiên cứu hoàn thiện TRƯỚC khi làm poster Không có nội dung thay thế!! Phần giới thiệu phải ở trước phần quy trình; kết luận phải đặt sau phần kết quả - vì vậy trưng bày cũng phải theo thứ tự này Hình ảnh, bảng biểu và dữ liệu giúp người xem thấy không bị nhàm chán Đặt chúng ở giữa các phần và ở gần phần phù hợp nhất có thể Ví dụ: Ảnh chụp bạn đang tiến hành thực nghiệm tốt nhất nên được đặt gần phần quy trình.
  50. Màu sắc Quá nhiều màu sắc hoặc kết hợp màu không phù hợp cũng tệ như có quá nhiều thông tin trên poster. Cần quan tâm xem các màu sắc nào có thể và không thể kết hợp. Không nên dùng quá 2-3 màu sắc trên poster. Nên chọn màu sắc phù hợp với dự án của mình. Các màu tương phản: mang tính ổn định về mặt thẩm mỹ cao, có thể sử dụng khi trình bày poster.
  51. Tương phản Phù hợp và Không phù hợp Bạn có thể đọc dòng chữ này nhưng khá khó khăn. Các giám khảo nếu nhìn poster của bạn từ xa chắc sẽ chẳng nhìn thấy gì. Dòng chữ này đã dễ đọc hơn và dễ đọc hơn nữa khi có màu tối hơn. Đảm bảo rằng chữ đủ lớn để người xem đọc được! Đôi khi, thiết kế đen trắng là tối ưu
  52. Ví dụ: Màu cam Quyết định 1 màu bạn muốn dùng làm nền hay phông chữ Tìm màu đó trên bảng màu. Màu tương phản: Xanh dương Màu ở vị trí đối diện với màu đó chính là màu tương phản của nó
  53. Phông chữ Lựa chọn phông chữ phù hợp không khó hay tốn thời gian Hãy thật đơn giản và chọn phông chữ sao cho người xem dễ đọc toàn bộ câu chữ trên poster. Arial, Times Roman, và Verdana là các phông chữ phổ biến toàn cầu. Ví dụ về các phông không phù hợp: Monotype Corsiva : không phải là 1 lựa chọn tốt Impact :có thể chỉ phù hợp cho tiêu đề Comic Sans MS: có vẻ trẻ con
  54. Cỡ chữ Bạn muốn người xem có thể nhìn thấy Tiêu đề Poster từ xa – thì tối thiểu nó phải đọc được từ khoảng cách 2m Về tiêu đề: cần cố gắng đặt tiêu đề hấp dẫn người đọc, nhưng phải thể hiện súc tích nghiên cứu của bạn. Cỡ chữ của phần tiêu đề cần phải lớn hơn để tách biệt với phần nội dung Nếu bạn muốn chữ trên poster dễ đọc thì các phần nội dung phải có cùng cỡ chữ và phải đủ lớn để có thể đọc được ở khoảng cách tối thiểu 1m.
  55. Tóm lược: Nên tránh Bìa carton Các tài liệu viết tay Quá nhiều màu sắc Quá ít màu sắc (đơn điệu) Màu sắc không đủ tương phản Phông chữ quá nhỏ Quá nhiều chữ Quá nhiều ảnh chụp Thiếu phần thông tin
  56. KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH
  57. Các lời khuyên khi thuyết trình Hãy chuẩn bị trước thật cẩn thận những gì bạn sẽ nói Tóm lược dự án – ĐỪNG “đọc” bản tóm lược Ý tưởng dự án đến với bạn như thế nào? Thể hiện bạn nắm vững phần lý thuyết liên quan của đề tài Đảm bảo bạn đã nghiên cứu và hiểu rõ nghiên cứu nền của dự án Trình bày cách thức bạn tiến hành thực nghiệm Giải thích kết quả và kết luận Hãy nói tại sao đề tài của bạn lại quan trọng với xã hội ngày nay Tự tin, giọng nói to đủ nghe, không nói lắp, à, ưm Đảm bảo nói trong thời gian cho phép, dùng từ ngữ đơn giản dễ hiểu Đứng thẳng – cần đảm bảo tư thế tốt, ránh quay lưng lại với người nghe Hãy mỉm cười, nhìn thẳng và giao tiếp bằng mắt với người nghe, chú ý quan sát thái độ người nghe
  58. Các lời khuyên khi thuyết trình (tiếp) - Lên 1 danh sách các câu hỏi mà bạn nghĩ giám khảo sẽ hỏi bạn Các ví dụ có thể là: “Dữ liệu này cho bạn thấy điều gì?”, “Tại sao nghiên cứu này là quan trọng?”, “Bạn gặp phải những vấn đề gì trong khi tiến hành thực nghiệm?” chuẩn bị câu trả lời cho những câu hỏi này tự tin vào câu trả lời của mình NHƯNG nếu bạn được hỏi 1 câu hỏi mà bạn không biết câu trả lời, hãy trung thực mà nói “Em không biết”. Điều này là chấp nhận được. Hãy nhớ rằng chính các nhà khoa học cũng không biết tất cả các câu cả lời (nếu không thì đã không có nghiên cứu và dự án ☺)
  59. Các lời khuyên khi thuyết trình (tiếp) Tận dụng thông tin trên poster Để hỗ trợ khi bạn thuyết trình Hãy chỉ vào bảng biểu/đồ thị trên poster khi cần Hãy hỏi xem có ai có câu hỏi gì không Cảm ơn giảm khảo đã đến phỏng vấn Thể hiện nhiệt huyết của mình Luyện tập Luyện tập trước gương, trước bố mẹ, anh em trong hay và những người khác! Luyện tập cách thuyết trình trước ban giám khảo, nhưng cần lưu ý sử dụng từ ngữ đơn giản để bất cứ ai cũng hiểu được. Sẽ có những người đến thăm gian hàng của bạn nhưng KHÔNG phải là chuyên gia trong lĩnh vực bạn nghiên cứu. Tự quay phim phần thuyết trình của mình – xem – xác định những điều cần cải thiện (bạn có nói quá nhanh không? Có nhìn thẳng vào người nghe không? )
  60. Thể hiện sự tự tin của bạn chủ động mời mọi người đến gian hàng của mình Đặt câu hỏi cho giám khảo “What do you do?” “Why are you a judge for Intel ISEF?”
  61. Các tài nguyên tham khảo Presentations/How-to-Create-a-Winning-Science-Fair-Display-Board.html m