Chuyên đề Vận dụng phương pháp khai thác lược đồ trong bộ môn KHXH 9 – phân môn Lịch sử Bài 21: Việt Nam từ năm 1919-1930
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Vận dụng phương pháp khai thác lược đồ trong bộ môn KHXH 9 – phân môn Lịch sử Bài 21: Việt Nam từ năm 1919-1930", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- chuyen_de_van_dung_phuong_phap_khai_thac_luoc_do_trong_bo_mo.doc
Nội dung text: Chuyên đề Vận dụng phương pháp khai thác lược đồ trong bộ môn KHXH 9 – phân môn Lịch sử Bài 21: Việt Nam từ năm 1919-1930
- Tên chuyên đề: “VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC LƯỢC ĐỒ TRONG BỘ MÔN KHXH 9 – PHÂN MÔN LỊCH SỬ BÀI 21: VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 - 1930” PHẦN MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu chuyên đề: Trong dạy và học Lịch sử hoặc Địa lí nói riêng và bộ môn Khoa học xã hội nói chung trong nhà trường phổ thông, bản đồ có một vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó là những cơ sở thuận lợi cho việc truyền tải kiến thức và tiếp nhận kiến thức nói chung, rèn luyện các kỹ năng nói riêng. Đặc biệt trong việc dạy và học bộ môn Khoa học xã hội theo mô hình trường học mới hiện nay, nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động trong học tập của học sinh thì bản đồ càng có vai trò và ý nghĩa to lớn hơn. Điều quan trọng ở đây, để dạy và học bộ môn Khoa học xã hội bằng phương tiện bản đồ có hiệu quả cao thì người dạy phải biết tổ chức, hướng dẫn người học khai thác bản đồ như thế nào? Đạt được ở mức độ nào? Người học phải khai thác bản đồ như thế nào? Tiếp nhận kiến thức như thế nào cho hiệu quả cao nhất? đó chính là lý do chúng tôi chọn và mở chuyên đề này. 2. Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 9 theo mô hình trường học mới, năm học 2018 – 2019 3. Ý nghĩa: Góp phần vào việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. PHẦN NỘI DUNG 1. Khái quát: - Trang 1 -
- Phương pháp khai thác lược đồ lịch sử là phương pháp trực quan nằm trong hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử. Đây là phương pháp cho học sinh quan sát trực tiếp sự vật, hình ảnh thực của sự vật, hình ảnh trừu tượng hóa của sự vật nhằm giáo dục tư tưởng, tình cảm và cảm xúc, thẩm mỹ, gây hứng thú cho học sinh, là cầu nối giữa quá khứ - hiện đại. Ở chuyên đề này , tôi đã vận dụng cụ thể phương pháp trên để tổ chức và hướng dẫn HS khai thác lược đồ H7(42): Lược đồ nguồn lợi của tư bản Pháp ở Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ hai -bài 21: Việt Nam từ năm 1919 đên năm 1930 – Sách hướng dẫn học KHXH 9. 2. Các bước thực hiện: Bước 1: GV phải giới thiệu khái quát lược đồ. - Trang 2 -
- Bước 2. Hướng dẫn HS quan sát lược đồ kết hợp với kênh chữ trong sách hướng dẫn. Bước 3. Giúp HS khai thác nội dung lược đồ thông qua việc GV đặt một số câu hỏi gọi mở cụ thể để HS trả lời, trên cơ sở đó nắm được những kiến thức quan trọng. 1, Trong nông nghiệp, để kiếm lời thực dân Pháp đã làm gì, tập trung ở đâu? 2, Trong công nghiệp chúng đã làm gì, tập trung ở những nơi nào? 3, Trong thương nghiệp chúng đã làm gì để kiếm lời? Trên cơ sở những câu hỏi gọi mở của GV, HS sẽ nắm được nội dung kiến thức cụ thể: Chương trình khai thác thuộc địa ở Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp tập trung vào hầu hết các ngành kinh tế, nhưng chủ yếu vào hai ngành nông nghiệp và khai mỏ: 1. Trong nông nghiệp: - Pháp đẩy mạnh đầu tư vào việc cướp đất để lập đồn điền (1927 - 1928 đầu tư 600 triệu phrăng) mà chủ yếu là đồn điền cao su. Diện tích trồng cao su tăng nhanh từ 15 000 lên tới 120 000 hécta năm 1930. Tính đến 1929, các chủ đồn điền Pháp chiếm tới 2 triệu ha đất đai, bằng 1/4 đất canh tác ở Việt Nam. Pháp cướp đất của nông dân, biến nông dân mất đất phải làm công cho Pháp ở các đồn điền. - Thành lập các công ty lớn: Công ty cao su Đất Đỏ, công ty Cây trồng nhiệt đới, Công ti Misơlanh - Sản lượng cao su xuất khẩu tăng nhanh. 2. Trong khai mỏ: - Pháp đầu tư lớn vào việc khai thác hầm mỏ, chủ yếu là mỏ than. Bên cạnh các công ti khai thác than cũ còn thành lập các công ti mới: Công ti than Đồng Đăng - Hạ Long. Công ti than và kim khí Đông Dương, Công ti than Đông Triều, Tuyên Quang. Sản lượng khai thác than tăng gấp 3 lần. - Ngoài than, tư bản Pháp còn khai thác thiếc, chì, kẽm ở Cao Bằng, mở rộng thêm một số cơ sở công nghiệp ở Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Sài Gòn-Chợ Lớn. - Trang 3 -
- Từ những kiến thức HS khai thác được từ lược đồ kết hợp với kênh chữ trong SGK, GV sẽ giúp HS nắm được nội dung chủ yếu trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp. PHẦN KẾT LUẬN Để hướng dẫn học sinh khai thác lược đồ đồ có hiệu quả theo chương trình mô hình trường học mới, đòi hỏi giáo viên phải tổ chức lớp học có khoa học, phân phối thời gian hợp lí, phải tạo mọi điều kiện để cho tất cả các em học sinh trong lớp phải tự mình tìm hiểu sau đó trao đổi thảo luận tích cực với các bạn trong nhóm để tìm hiểu kiến thức. Có như vậy các em mới học tốt và nhớ lâu các kiến thức, kĩ năng cần thiết. Trong quá trình thực hiện chuyên đề chắc chắn còn nhiều hạn chế, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến cũng như sự giúp đỡ chân thành của chuyên môn cũng như của bạn bè, đồng nghiệp khi tham dự và đọc chuyên đề này. Đạt Hiếu, ngày 21 tháng 2 năm 2019 GV thực hiện: Nguyễn Thị Thủy - Trang 4 -