Chuyên đề Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong bài dạy miền địa lý tự nhiên Việt Nam

doc 15 trang thienle22 3590
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong bài dạy miền địa lý tự nhiên Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_huong_dan_hoc_sinh_khai_thac_kenh_hinh_trong_bai_d.doc

Nội dung text: Chuyên đề Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong bài dạy miền địa lý tự nhiên Việt Nam

  1. THCS Nguyễn Trường Tộ Nguyễn Thị Mỹ phòng giáo dục - đào tạo quận đống đa trường thcs Nguyễn trường tộ  chuyên đề: HệễÙNG DAÃN HOẽC SINH KHAI THAÙC KEÂNH HèNH TRONG BAỉI DAẽY MIEÀN ẹềA LYÙ Tệẽ NHIEÂN VIEÄT NAM Họ và tên: Nguyễn thị mỹ Trường: thcs Nguyễn trường tộ Quận: đống đa Thành phố:Hà Nội năm học: 2009 - 2010  0 
  2. THCS Nguyễn Trường Tộ Nguyễn Thị Mỹ I. ẹAậT VAÁN ẹEÀ Lịch sử phát triển lâu dài của lãnh thổ, sự tác động qua lại giữa các thành phần tự nhiên đã làm tăng thêm tính đa dạng phức tạp của toàn bộ cảnh quan tự nhiên. Cảnh quan tự nhiên nước ta vừa có những tính chất chung thống nhất vừa có sự phân hoá nội bộ, tạo thành các miền tự nhiên khác nhau. Dựa vào sự khác biệt cơ bản của các thành phần tự nhiên như địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, đất, sinh vật các nhà địa lý Việt Nam chia cảnh quan tự nhiên nước ta thành ba miền địa lý tự nhiên. Khi dạy các miền địa lý tjư nhiên Việt Nam có thuận lợi là học sinh đã bước đầu làm quen với việc nghiên cứu tự nhiên, phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên ở mức độ đơn giản, nhưng kỹ năng so sánh tìm ra nét đặc trưng cơ bản của từng miền, giải thích chúng dựa trên các mối quan hệ nhân quả, tác động dây chuyền giữa các thành phần tự nhiên thì còn yếu. Làm thế nào để giúp các em khai thác triệt để lược đồ, biểu đồ trong sách giáo khoa, Atlat địa lý Việt Nam, bản đồ treo tường, kết hợp nội dung sách giáo khoa, tranh ảnh, thực tiễn cuộc sống đạt hiệu quả cao trong bài học các miền địa lý tự nhiên Việt Nam? Qua thực tế giảng dạy bộ môn, tôi muốn cùng các bạn đồng nghiệp trao đổi một số kinh nghiệm về hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong bài dạy các miền địa lý tự nhiên. II. GIAÛI QUYEÁT VAÁN ẹEÀ Dạy - học địa lý giờ cũng gắn liền với vấn đề sử dụng bản đồ, biểu đồ. lược đồ, Atlat, phân tích bảng số liệu, hình ảnh, tư liệu đây là nét đặc trưng của bộ môn. Lược đồ trong sách giáo khoa là một giáo cụ trực quan cụ thể cần thiết bổ sung cho bản đồ treo tường mang tính khái quát chung. Trong sách giáo khoa lớp 8, các hình 41.1, 42.1 và 43.1 để hướng dẫn học sinh xác định vị trí, phạm vi, lãnh thổ, nghiên cứu đặc điểm địa hình miền địa lý tự nhiên sẽ có hiệu quả cao đặc biệt đối với đối tượng học sinh trung bình và yếu.  1 
  3. THCS Nguyễn Trường Tộ Nguyễn Thị Mỹ Muốn khai thác có hiệu quả kênh hình thì hệ thống câu hỏi phải rõ ràng, cụ thể. Ví dụ: Khi dạy phần xác định vị trí, phạm vi lãnh thổ miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có giờ tôi chỉ hỏi: Dựa vào hình 41.1 xác định vị trí và giới hạn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. Học sinh nhìn vào kênh chữ đọc luôn, và khi gọi học sinh chỉ bản đồ, xác định giới hạn miền các em chỉ khoanh một vòng là xong. Nay, tôi vận dụng câu hỏi trên nhưng tôi gợi ý các em: Xác định sông Hồng và xem theo dòng nước chảy miền nằm bên trái hay bên phải sông Hồng. Dựa vào bảng chú giải xem miền có mấy khu vực địa hình? Dựa vào lược đồ hình 41.1 tiếp giáp với miền, biển, khu vực nào và nằm giữa các vĩ độ bao nhiêu? Với gợi ý dẫn dắt vấn đề như trên, cả học sinh trung bình dưới cũng xác định đúng trên bản đồ vị trí, phạm vi lãnh thổ miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: gồm khu vực đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ. Đối với học sinh khá, giỏi, các em vừa chỉ bản đồ và nêu được miền nằm khoảng từ chí tuyến Bắc đến 20oB, tiếp giáp Trung Quốc, miền Tây Bắc - Bắc Trung Bộ và vịnh Bắc Bộ. Các thành phần tự nhiên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, để giúp học sinh thấy được ảnh hưởng của vị trí địa lý và địa hình đến khí hậu miền. Tôi đổi mục 3 của bài lên ngay sau phần vị trí phạm vi lãnh thổ. Khi nghiên cứu đặc điểm địa hình, sông ngòi miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, tôi hướng dẫn các em làm những công việc cụ thể sau: Dựa vào hình 41.1, 41.2 hoặc Atlat địa lý Việt Nam, kết hợp kiến thức đã học: 1. Xác định vị trí các dãy núi, sơn nguyên, đồng bằng, quần đảo, đảo ngoài vịnh Bắc Bộ của miền? Nhận xét: độ cao, hướng núi, hướng nghiêng địa hình đặc điểm nổi bật địa hình của miền?  2 
  4. THCS Nguyễn Trường Tộ Nguyễn Thị Mỹ 2. Xác định một số sông lớn, hướng chảy. Sông ngòi có chế độ nước như thế nào? Để phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng, nhân dân ta đã làm gì? Việc làm đó đã biến đổi địa hình ở đây như thế nào? Thực chất các câu hỏi trên học sinh đã được nghiên cứu ở các thành phần tự nhiên, ở đây tôi muốn các em tìm thấy nét đặc trưng cơ bản địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: Địa hình phần lớn là đồi núi thấp với nhiều cánh cung núi mở rộng về phía Bắc và quy tụ ở Tam Đảo, từ đó hỏi: Vị trí địa lý, địa hình có ảnh hưởng gì đến khí hậu miền? Trước dạy đặc điểm khí hậu của miền tôi hỏi: Khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm gì? Có thuận lợi, khó khăn gì cho sản xuất, đời sống? Để học sinh thấy được tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh như thế nào? Tại sao miền đó có một mùa đông lạnh nhất. Nay, tôi hỏi: Dựa vào bảng 31.1 và 41.1 kết hợp kiến thức đã học hãy: 1. So sánh nhiệt độ thấp nhất của Hà Nội với Huế, thành phố Hồ Chí Minh. 2. Ba trạm Hà Nội, Hà Giang, Lạng Sơn trong một năm có bao nhiêu tháng dưới 20oC (thể hiện sự giảm sút của tính chất nhiệt đới)? Nếu hỏi như trước, học sinh chỉ cần nhìn vào kênh chữ đọc luôn, nhưng với câu hỏi này, kết quả thu được: Nhiệt độ thấp nhất của 3 trạm vào tháng 1, Hà Nội 16.4oC, Huế 20.0oC, thành phố Hồ Chí Minh 25.8oC mùa đông Hà Nội có nhiệt độ thấp nhất, so với Huế nhỏ hơn 3.6oC, thành phố Hồ Chí Minh 9.4oC. - Cả 3 trạm có các tháng dưới 20oC: Hà Nội: Tháng 12, 1, 2 Mùa đông của miền kéo dài Lạng Sơn: Tháng 11, 12, 1, 2, 3 từ 3 đến 5 tháng. Hà Giang: Tháng 11, 12, 1, 2 Nhận xét: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có một mùa đông lạnh nhất, kéo dài nhất so với các miền.  3 
  5. THCS Nguyễn Trường Tộ Nguyễn Thị Mỹ Giải thích: Vị trí kề bên ngoại chí tuyến á nhiệt đới đón gió Đông Bắc đầu tiên thổi vào nước ta. - Địa hình: đồi núi thấp, đặc biệt 4 cánh cung núi mở rộng phía Bắc tạo hành lang đón gió Đông Bắc. - Hướng gió: Bắc, Đông Bắc trùng với hướng các cánh cung núi tất cả các đợt gió có cường độ mạnh hay yếu miền đều nhận được nhiệt độ hạ xuống thấp dưới 20oC, tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh do gió thổi từ áp cao Xibia về qua lục địa Trung Quốc vào miền Bắc - Đông Bắc Bắc Bộ khô, chỉ có những đợt gió đi qua vịnh Bắc Bộ làm hơi ẩm đưa vào miền mưa phùn vào cuối mùa đông. Mỗi miền địa lý tự nhiên đều mang tính thống nhất chung của thiên nhiên nước ta nhưng cũng có nét riêng rất đặc trưng. Khi dạy các miền địa lý tự nhiên nên dùng phương pháp so sánh học sinh khắc sâu kiến thức. Trước, tôi chỉ hỏi: Dựa vào hình 41.1, bản đồ tự nhiên Việt Nam, Atlat địa lý Việt Nam kết hợp kiến thức đã học chứng minh nhận định: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có địa hình cao nhất nước ta. Nay, tôi hỏi: Dựa vào hình 41.1, bản đồ tự nhiên Việt Nam, Atlat địa lý Việt Nam, kết hợp kiến thức đã học: 1. Xác định trên bản đồ những dãy núi cao, cao nguyên, sông lớn của miền. 2. So sánh độ cao của miền Tây Bắc - Bắc Trung Bộ với các miền khác và giải thích tại sao? Học sinh nhận xét, giải thích được: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có địa hình cao nhất nước ta do trong vận động kiến tạo Himalaya miền chịu ảnh hưởng cường độ mạnh hơn các miền khác. Hỏi tiếp: Địa hình có ảnh hưởng gì đến khí hậu miền? Học sinh trả lời đúng càng tốt, nếu sai không sao cả, tôi chỉ cần các em luôn có ý thức tìm hiểu về mối quán hệ tác động qua lại giữa địa hình và khí hậu.  4 
  6. THCS Nguyễn Trường Tộ Nguyễn Thị Mỹ Cũng là việc phân tích tìm mối liên hệ địa lý giữa địa hình và khí hậu miền Tây Bắc - Bắc Trung Bộ, trước tôi thường hỏi: Dựa vào hình 42.1, 42.2, Atlat địa lý Việt Nam, kiến thức đã học hãy cho biết: 1. Tại sao mùa đông của miền ngắn hơn, ấm hơn miền Bắc - Đông Bắc Bắc Bộ (so cùng vĩ độ)? 2. Giải thích hiện tượng gió Tây khô nóng? 3. Nhận xét chế độ mưa của miền? Chế độ mưa có ảnh hưởng gì đến chế độ nước của sông ngòi? Nay, để khai thác có hiệu quả giữa kênh chữ, kênh hình và khắc sâu trong tâm kiến thức, tôi hỏi: Dựa vào hình 42.1, 42.2, Atlat địa lý Việt Nam, nội dung mục 3 sách giáo khoa, kiến thức đã học: 1. Những nét đặc biệt của khí hậu miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ (mùa đông, mùa hè, mùa mưa) so sánh với miền Bắc - Đông Bắc Bắc Bộ có điểm gì khác nhau? 2. Giải thích tại sao có sự khác biệt đó? Tôi gợi ý các em xem địa hình có ảnh hưởng gì đến khí hậu của miền. Học sinh thấy được nét đặc biệt của khí hậu miền Tây Bắc - Bắc Trung Bộ khác so với miền Bắc - Đông Bắc Bắc Bộ: - Mùa đông ấm, ngắn hơn mièn Bắc - Đông Bắc Bắc Bộ (cùng vĩ độ và độ cao). - Mùa hè có gió Tây khô nóng. - Mùa mưa chậm dần từ Tây Bắc Bắc Trung Bộ. - Thường xuyên có bão, lũ lụt. Nguyên nhân chủ yếu do địa hình: - Dãy Hoàng Liên Sơn chắn gió Đông Bắc từ áp cao Xibia về. - Dãy Trường Sơn tạo nên hiện tượng gió phơn Tây Nam (gió Lào). Dãy Trường Sơn lan ra sát biển sườn đón gió Đông Bắc Bắc Trung Bộ mưa vào thu đông.  5 
  7. THCS Nguyễn Trường Tộ Nguyễn Thị Mỹ ảnh hưởng của địa hình khí hậu phân hoá theo độ cao. Đối với các lớp trung bình, yếu, tôi chỉ dừng ở mức độ trên. Với các lớp khá, giỏi, hoặc cảm thấy các em thích tìm tòi nghiên cứu, tôi hỏi tiếp: Địa hình, khí hậu của miền có ảnh hưởng gì đến dòng chảy, chế độ nước của sông ngòi miền Tây Bắc - Bắc Trung Bộ? Để học sinh có các khái niệm vềư sự phân bố không gian của sự vật và hiện tượng địa lý trên một lãnh thổ và mối liên hệ giữa chúng thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh đọc và nhận xét bản đồ. Muốn làm được điều này, giáo viên cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi rõ ràng, có định hướng. Ví dụ: Tìm hiểu đặc điểm địa hình miền Nam Trung Bộ - Nam Bộ, tôi có hỏi: Dựa vào hình 43.1, em hãy cho biết: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có mấy khu vực địa hình chính? Nêu đặc điểm từng khu vực địa hình? Phần lớn học sinh đều nêu được miền có hai khu vực địa hình chính: - Núi và cao nguyên bazan. - Đồng bằng Nam Bộ. Nay, tôi hỏi: Dựa vào hình 43.1, Atlat địa lý, bản đồ tự nhiên miền Nam Trung Bộ - Nam Bộ, kết hợp nội dung sách giáo khoa và kiến thức đã học: 1. Xác định trên bản đò những đỉnh núi cao trên 2000m, các cao nguyên bazan phân bố ở đâu? Giải thích sự hình thành các cao nguyên bazan. 2. Đồng bằng Nam Bộ được hình thành như thế nào? So sánh đồng bằng Nam Bộ với đồng bằng Bắc Bộ (diện tích, hình dạng, tính đồng nhất)? 3. Tại sao các đồng bằng duyên hải nhỏ, hẹp bị chia cắt từng ô? 4. Nhận xét đặc điểm địa hình miền Nam Trung Bộ - Nam Bộ. Tôi cho 2 học sinh ngồi cạnh nhau trao đổi khoảng 5 phút, sau đó gọi học sinh phát biểu, chỉ bản đồ. Kết quả, học sinh chỉ bản đồ đúng 3 khu vực địa hình, riêng phần giải thích sự hình thành cao nguyên bazan, đồng bằng Nam Bộ chỉ ở đối tượng khá, giỏi, sau đó tôi tổng kết lại.  6 
  8. THCS Nguyễn Trường Tộ Nguyễn Thị Mỹ Đặc điểm địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ: - Khu vực Trường Sơn Nam (Tây Nguyên): hệ thống núi và cao nguyên bazan xếp tầng. - Phía Đông (duyên hải Nam Trung Bộ): đồng bằng nhỏ hẹp bị chia cắt từng ô. - Phía Nam: đồng bằng Nam Bộ rộng lớn. Phương pháp so sánh các hợp phần tự nhiên trong một tổng thể chung tìm ra điểm khác biệt của mỗi miền địa lý tự nhiên chính là nét đặc trưng cơ bản của miền. Khí hậu miền Nam Trung Bộ - Nam Bộ khác hẳn với 2 miền địa lý tự nhiên trước về chế độ mưa phân hoá rất rõ giữa 3 khu vực (Tây Nguyên, Nam Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ). Trước tôi hỏi: Dựa vào nội dung sách giáo khoa, kiến thức đã học: 1. Tại sao miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có chế độ nhiệt ít biến động và không có mùa đông lạnh như 2 miền phía Bắc. 2. Vì sao mùa khô ở miền Nam diễn ra gay gắt hơn hai miền phía Bắc. Phần lớn học sinh ngay cả học sinh giỏi cũng chỉ nêu nêu được do ở gần xích đạo, bị dãy Bạch Mã chắn, thậm chí có em đọc hết cả mục 2 sách giáo khoa trang 148 luôn. Theo tôi, có thể nên dùng phương pháp so sánh, nêu vấn đề dẫn dắt học sinh suy nghĩ phẩn tích mối liên hệ địa lý. Tôi hỏi: Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam trang khí hậu, hình 43.1, bản đồ tự nhiên Việt Nam, kiến thức đã học: 1. Tìm các tháng có nhiệt độ dưới 20 oC của trạm Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. 2. Mùa mưa là những tháng nào? So sánh lượng mưa của các tháng mùa mưa với lượng mưa của các tháng trong mùa khô. 3. Nhận xét chế độ nhiệt, chế độ mưa của miền? Giải thích tại sao? Kết quả, phần lớn học sinh đều nhận xét được miền Nam Trung Bộ - Nam Bộ nóng quanh năm (nhiệt độ > 20oC); duyên hải Nam Trung Bộ mưa  7 
  9. THCS Nguyễn Trường Tộ Nguyễn Thị Mỹ vào các tháng cuối năm, lượng mưa của mùa mưa chiếm 80 - 90% lượng mưa cả năm Mùa khô kéo dài, sâu sắc. Giải thích: - Do gần xích đạo góc chiếu sáng lớn, thời gian chiếu sáng không chênh lệch nhau nhiều giữa các mùa biên độ nhiệt nhỏ. - Dãy Bạch Mã chắn gió Đông Bắc miền không có mùa đông. - Nhiệt độ cao, mưa ít độ bốc hơi lớn độ ẩm rất thấp: khô, hanh. - Duyên hải Nam Trung Bộ mưa vào các tháng cuối năm do dãy Trường Sơn đón gió Đông Bắc từ biển thổi vào mưa lớn, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của các dải hội tụ nhiệt đới. Tôi chỉ cần bổ sung một số chi tiết nhỏ, nâng tầm tổng quát cao hơn làm nổi bật ảnh hưởng của vị trí, địa hình đến khí hậu miền Nam Trung Bộ - Nam Bộ khác hẳn hai miền phía Bắc. Học địa lý các miền tự nhiên Việt Nam nhằm giúp các em thấy rõ hơn sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên, đánh giá được tiềm năng phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của mỗi miền, cơ sở để học phần địa lý kinh tế xã hội lớp 9 năm sau. Khi dạy những phần này, tôi thường cho các em cùng nhau trao đổi, thảo luận dựa trên việc khai thác tranh ảnh, bản đồ, phân tích tư liệu, lựa chọn thông tin. Để việc trao đổi, thảo luận có kết quả thì câu hỏi phải tinh giản, rõ ràng. Ví dụ: Khi dạy phần tài nguyên và cảnh quan của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ tôi làm như sau: Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam trang địa chất khoáng sản, cảnh quan, hoạt động kinh tế của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ hãy cho biết: 1. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có những tài nguyên gì? Nhận xét? về tài nguyên của miền? Thuận lợi phát triển ngành kinh tế nào? Việc khai thác kinh tế đã làm thay đổi môi trường ra sao? 2. Chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi trường giiúp cho kinh tế phát triển bền vững.  8 
  10. THCS Nguyễn Trường Tộ Nguyễn Thị Mỹ Học sinh từng dãy cùng nhau trao đổi, đại diện dãy trình bày dưới dạng một báo cáo ngắn gọn, học sinh khác bổ sung. Có thể các em làm chưa quen nhưng tôi muốn các em tập nghiên cứu vấn đề địa lý - kinh tế - xã hội, tập làm công việc “nhà quản lý”. Kết quả như sau: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có nhiều khoáng sản nhất đặc biệt than, sắt, apatit, thiếc, vonfram thuận lợi phát triển nhiều ngành công nghiệp. Việc khai thác khoáng sản diện tích đất trồng giảm, địa hình biến đổi, tăng diện tích đất trống đồi trọc. Các cảnh quan đẹp thu hút khác du lịch, đặc biệt vịnh Hạ Long. Khai thác tài nguyên môi trường có xu hướng giảm sút về chất lượng và ô nhiễm. Khai thác đi đôi với bảo vệ tài nguyên và môi trường kinh tế phát triển bền vững Mỗi miền địa lý tự nhiên có nét đặc thù riêng khả năng khai thác thế mạnh kinh tế khác nhau cách đặt vấn đề để học sinh nghiên cứu nên sát với thực trạng của mỗi miền và ở đây kỹ năng so sánh rất cần thiết. Nếu như có những giờ khi dạy mục 4 và mục 5 của bài 42 tôi chỉ yêu cầu các em kể tên những tài nguyên của miền Tây Bắc - Bắc Trung Bộ. Nói chung, học sinh đều kể được miền có nhiều tài nguyên: trữ năng thuỷ điện, khoáng sản, biển, rừng. Giải pháp: trồng rừng phòng chống thiên tai. Làm như vậy, tôi thấy chưa dạy được cho học sinh tầm nhìn, khả năng đánh giá các mối liên hệ địa lý, hơn nữa, học sinh chỉ cần nhìn vào kênh chữ có thể đọc là xong. Nay, tôi hướng dẫn các em: Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam, nội dung sách giáo khoa, kiến thức đã học: 1. Tài nguyên thiên nhiên của miền Tây Bắc - Bắc Trung Bộ có gì khác với miền Bắc - Đông Bắc Bắc Bộ? 2. Để phát triển kinh tế và đảm bảo cuộc sống bền vững của nhân dân trong miền, cần có những giải pháp gì? Tại sao?  9 
  11. THCS Nguyễn Trường Tộ Nguyễn Thị Mỹ Học sinh dựa vào trang địa chất khoáng sản, thực vật, động vật, miền địa lý tự nhiên trình bầy được: So với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có trữ năng thuỷ điện (sông Đà) lớn hơn do địa hình cao nhất Việt Nam đầy đủ các kiểu rừng. Bờ biển dài, các bãi tắm đẹp nổi tiếng. Riêng tài nguyên khoáng sản không nhiều bằng miền Bắc - Đông Bắc Bắc Bộ. Có một số học sinh còn phát hiện ra miền Tây Bắc - Bắc Trung Bộ hay có thiên tai hơn như gió Tây khô nóng, sương muối giá rét, lũ lụt, hạn hán hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. Các giải pháp các em đều nêu được trồng và bảo vệ rừng, chủ động công tác phòng chống thiên tai. Tôi nhấn mạnh vấn đề trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn ở các vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bảo vệ, nuôi dưỡng các hệ sinh thái ven biển, đầm phá và cửa sông. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có diện tích lớn nhất, giầu tài nguyên nhất, vẫn dùng phương pháp so sánh, nhưng tôi nêu vấn đề trực tiếp để học sinh nghiên cứu sâu hơn: Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam, kiến thức đã học, hãy: 1. So sánh diện tích đất phù sa, đất đỏ bazan, diện tích rừng, trữ lượng dầu khí, quặng bôxit của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ với 2 miền phía Bắc. 2. Tại sao nói: Các tài nguyên của miền là một nguồn lực to lớn giúp cho miền cũng như cả nước phát triển kinh tế? 3. Khó khăn lớn nhất trong vấn đề sử dụng tự nhiên của miền có gì khác hai miền phía Bắc? Giải pháp để khắc phục? Câu hỏi số 2 thực chất yêu cầu học sinh nêu được các tài nguyên của miền là điều kiện để phát triển ngành kinh tế trọng điểm nào của miền cũng như của cả nước.  10 
  12. THCS Nguyễn Trường Tộ Nguyễn Thị Mỹ Kết quả học sinh ở mức dưới trung bình, trung bình, trung bình khá đều làm được câu hỏi 1, câu hỏi 2, 3 sau khi gợi ý cách trả lời cũng trả lời được, tuy nhiên với các mức độ khác nhau: 1. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có diện tích đất phù sa, đất đỏ bazan, diện tích rừng lớn nhất, khoáng sản tuy ít hơn miền Bắc - Đông Bắc Bắc Bộ nhưng dầu khí, bôxit có trữ lượng lớn nhất, giá trị kinh tế cao. 2. Các tài nguyên đất vùng chuyên canh cây lúa gạo, cây công nghiệp cây ăn quả. Tài nguyên rừng khai thác chế biến lâm sản. Tài nguyên biển đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, du lịch biển đảo, khai thác dầu khí. Quặng bôxit luyện kim màu. Miền có điều kiện phát triển cơ cấu kinh tế đa dạng với hiệu quả cao, đặc biệt ngành trọng điểm. 3. Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên của miền: Mùa khô kéo dài thiếu nước, nguy cơ cháy rừng cao. Mùa mưa lũ ngập úng, lũ lụt, dịch bệnh. Diện tích đất phèn, đất mặn lớn. Giải pháp: - Làm thuỷ lợi: xây dựng các hồ chứa nước. - Cải tạo đất phèn, đất mặn. - Trồng, bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn. Có những lớp học sinh còn đưa cả giải pháp: Đồng bằng sông Cửu Long sống chung với lũ (tôi đã nói ở bài dạy sông ngòi) và tôi lại hỏi tiếp: Để sống chung với lũ lâu dài, bền vững thì cần phải làm gì? Các em chỉ nhớ làm nhà nổi, làng nổi, tôi bổ sung thêm một vài ý kiến nhỏ: - Trước mùa mưa lũ phải chuẩn bị thuốc men, lương thực thực phẩm, vật tư, phương tiện đi lại. - Xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp môi trường sinh thái ngập lũ theo mùa. - Xây dựng các công trình phân lũ thoát lũ nhanh.  11 
  13. THCS Nguyễn Trường Tộ Nguyễn Thị Mỹ - Xây dựng khu tập trung dân cư an toàn có kiến trúc phù hợp (nhà nổi, làng nổi). - Phối hợp cùng các nước trong Uỷ ban sông Mê Kông để dự báo chính xác, sử dụng hợp lý các nguồn lợi của sông Mê Kông. Thông qua bài dạy, tôi muốn dạy các em phương pháp nghiên cứu các mối quan hệ địa lý đặc biệt quan hệ nhân quả, tác động dây chuyền giữa các thành phần tự nhiên và cao hơn nữa đánh giá thực trạng điều kiện phát triển kinh tế, tự các em tìm ra giải pháp quan trọng để bảo vệ môi trường làm cơ sở học địa lý kinh tế - xã hội lớp 9 tới. III. KEÁT THUÙC VAÁN ẹEÀ Qua những giờ dạy các miền địa lý tự nhiên Việt Nam, tôi nhận thấy việc hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình, lược đồ trong sách giáo khoa, biểu đồ, Atlat địa lý Việt Nam, tranh ảnh, phim video là không thể thiếu được trong việc phát triển năng lực tư duy địa lý cho học sinh, giúp các em tự tìm ra kiến thức của bài học, xử lý các thông tin, ôn lại kiến thức cũ so sánh, phân tích các mối liên hệ địa lý giữa các thành phần tự nhiên trong mỗi miền, giữa cảnh quan tự nhiên của miền với miền khác các em đánh giá được nguồn lực cơ bản từng miền, có những đề xuất để khắc phục khó khăn, bảo vệ môi trường riêng cho mỗi miền mà tôi thường nói đùa trẻ nhỏ tập làm “nhà quản lý kinh tế” cho quen đi, tôi có cảm giác như trẻ rất thích thú vì chúng được tôi coi như người lớn. Để giúp học sinh khai thác kênh hình có hiệu quả cao, theo tôi chúng ta cần chú ý một số vấn đề sau: 1. Khâu soạn bài (then chốt) - Giáo viên phải định hình trước bài dạy cần những bản đồ, lược đồ, biểu đồ, sử dụng trang nào trong Atlat địa lý Việt Nam. - Hệ thống câu hỏi rõ ràng, văn phong dễ hiểu, mang tính định hướng cao, có sự phân loại các đối tượng học sinh trẻ tiếp sức cho nhau để cùng nghiên cứu một vấn đề địa lý. - Xác định đúng trọng tâm tìm ra phương pháp dạy học tối ưu.  12 
  14. THCS Nguyễn Trường Tộ Nguyễn Thị Mỹ 2. Hướng dẫn học sinh cách đọc bản đồ, biẻu đồ, quan sát tranh ảnh dựa trên hệ thống câu hỏi bài soạn, công việc này phải thường xuyên, kiên trì theo dõi từng bước đi của trẻ, không nản chí lúc thất bại. 3. Phối hợp linh hoạt giữa các loại kênh hình và các phương pháp dạy học nâng cao năng lực tìm tỏi sáng tạo kích thích tính ham học hỏi của lứa tuổi thích làm “người lớn”. 4. Phương pháp so sánh, phân tích là kim chỉ nam cho các giờ dạy các miền địa lý. Dạy bài địa lý tự nhiên miền các em thấy được tính thống nhất và sự phân hoá nội bộ của tự nhiên nước ta 5. Hướng dẫn học sinh biết đánh giá những thuận lợi, khó khăn của tự nhiên mỗi miền ảnh hưởng đến phát triển kinh tế có những giải pháp cụ thể để giúp cho kinh tế phát triển bền vững; thông qua đó, giáo dục học sinh ý thức trách nhiệm với quê hương, đất nước. Những vấn đề trên tôi thường làm trong các giờ dạy của nhiều năm qua và cũng có những thành công nhất định. Ngay cả khi tôi hướng dẫn các bạn trẻ dạy các giờ chuyên đề trong quận. Tuy nhiên, có những giờ chưa đạt được như ý mình muốn do nhiều nguyên nhân. Tôi viết những dòng này muốn cùng các bạn đồng nghiệp, các thầy cô, các anh, chị chúng ta cùng trao đổi để làm sao giúp các em học địa lý trong thời gian ít nhất nhưng có hiệu quả cao nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm 2010 Người viết Nguyễn Thị Mỹ ý kiến của nhà trường  13 
  15. THCS Nguyễn Trường Tộ Nguyễn Thị Mỹ  14 