Câu hỏi trắc nghiệm phát triển năng lực Hóa học Lớp 11 - Hợp chất của Cacbon
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm phát triển năng lực Hóa học Lớp 11 - Hợp chất của Cacbon", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- cau_hoi_trac_nghiem_phat_trien_nang_luc_hoa_hoc_lop_11_hop_c.doc
Nội dung text: Câu hỏi trắc nghiệm phát triển năng lực Hóa học Lớp 11 - Hợp chất của Cacbon
- CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HỢP CHẤT CỦA CACBON ĐÃ PHẢN BIỆN I. Nhận biết Câu 1: Số oxi hoá cacbon trong CO2 là A. +2.B. +4.C. 0.D. –4. Câu 2: Cacbon monooxit (CO) thường được dùng trong việc điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện là do CO A. có tính khử mạnh. B. có tính oxi hoá mạnh. C. khử được các tạp chất.D. nhẹ hơn không khí. Câu 3: Trong phòng thí nghiệm, CO2 được điều chế bằng cách A. đốt cháy khí CH4. B. cho CaCO 3 tác dụng với dung dịch HCl. C. đốt cháy cacbon. D. nhiệt phân CaCO 3. Câu 4: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng trái đất đang ấm dần lên do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại mà không bị bức xạ ra ngoài vũ trụ. Khí nào dưới đây là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính ? A. SO2.B. NO .C. CO 2. D. NO2. Câu 5: Trong thực tế, người ta thường dùng muối nào để làm thuốc giảm đau dạ dày do thừa axit ? A. (NH4)2CO3. B. NaHCO3. C. NH4HCO3. D. Na2CO3. Câu 6: Công thức của nhôm cacbua là A. Al3C4. B. Al 4C3. C. Al2C3. D. Al3C2. Câu 7:Để phòng nhiễm độc CO (khí không màu, không mùi, rất độc) người ta dùng chất hấp phụ là A. đồng(II) oxit và mangan oxit. B. đồng(II) oxit và magie oxit. C. đồng(II) oxit và than hoạt tính. D. than hoạt tính. Câu 8: “Nước đá khô” không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là: A. CO rắn. B. SO2 rắn. C. H2O rắn. D. CO2 rắn. II. Thông hiểu Câu 9: Cho khí CO dư đi qua ống sứ nung nóng được hh Y (X) gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dd NaOH dư, khuấy kĩ, thấy còn lại chất rắn không tan Z. Giả sư pư hoàn toàn. Phần không tan Z gồm : A. MgO, Fe3O4, Cu . B. Mg, Fe, Cu, Al. C. MgO, Fe, Cu. D. Mg, Fe, Cu Câu 10:Phát biểu nào sau đây sai khi nói về cacbon đioxit? A. Chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí. B. Chất khí chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính.
- C. Chất khí không cháy, không duy trì sự cháy nhiều chất. D. Tác dụng với dung dịch kiềm chỉ tạo được muối trung hòa. Câu 11: Cặp chất nào sau đây không tồn tại trong cùng một dung dịch? A. NaHCO3 và KOH .B. Na 2CO3 và NaOH . C. NaHCO3vµ NaCl . D. Na2CO3 và KNO3 . Câu 12: Khí CO2 điều chế trong phòng thí nghiệm thường lẫn khí HCl. Để loại bỏ HCl ra khỏi hỗn hợp, ta dùng A. dung dịch NaHCO3 bão hoà. B. dung dịch Na2CO3 bão hoà. C. dung dịch NaOH đặc. D. dung dịch H 2SO4 đặc. Câu 13: Khí làm vẩn đục nước vôi trong nhưng không làm nhạt màu nước brôm là A. CO2. B. SO 2. C. CO. D. N2. Câu 14: Khi dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 thấy có A. bọt khí và kết tủa trắng. B. bọt khí bay ra. C. kết tủa trắng xuất hiện. D. kết tủa trắng, tan dần. Câu 15: Ở nhiệt độ cao, khí CO không khử được oxit A. CuO. B. CaO. C. PbO.D. Fe 2O3. Câu 16: Khí gây hiệu ứng nhà kính là A. CH4, CO2. B. CO, CO2 . C. SO2, CO2. D. NO2, SO2. III. Vận dụng Câu 17: Cho 34,5 gam muối cacbonat của kim loại X (hóa trị I) tác dụng với dung dịch H 2SO4 dư, thu được 5,6 lit khí (đktc). Công thức của muối cacbonat là A. K2CO3 . B. Li2CO3 . C. Na2CO3 . D. Rb2CO3 . Câu 18: Cho 5,6 lit CO2 (đkc) hấp thụ vào 175 ml KOH 2M. Dung dịch thu được gồm A. 13,8 gam KHCO3 và 15 gam K2CO3 .B. 24,15 gam K 2CO3 . C. 15 gam KHCO3 và 13,8 gam K2CO3 .D. 25 gam KHCO 3 . IV. Vận dụng cao Câu 19: Dẫn từ từ khí CO2 vào dung dịch hỗn hợp nCaCO3 Ca(OH)2 và NaOH ta thu được kết quả như hình bên. Giá 0,12 trị của b là 0,06 n A. 0,24. B. 0,28. CO2 C. 0,40. D. 0,32. 0 a b 0,46 Câu 20: Dung dịch A chứa 0,2 mol Na 2CO3 và 0,3 mol NaHCO3. Dung dịch B chứa 0,5 mol HCl. Đổ rất từ từ A vào B. Thể tích khí thoát ra là
- A. 6,72 lit. B. 8,96 lit. C. 8,00 lit. D. 4,48 lit.