Câu hỏi ôn tập môn Sinh học Lớp 7 - Tuần 28

doc 7 trang Thương Thanh 24/07/2023 1120
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập môn Sinh học Lớp 7 - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doccau_hoi_on_tap_mon_sinh_hoc_lop_7_tuan_28.doc

Nội dung text: Câu hỏi ôn tập môn Sinh học Lớp 7 - Tuần 28

  1. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC- ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 7 Tuần 28 Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Đa số các loài thuộc bộ Lưỡng cư có đuôi hoạt động về ban đêm. B. Đa số các loài thuộc bộ Lưỡng cư không chân hoạt động về ban đê. C. Đa số các loài thuộc bộ Lưỡng cư không đuôi hoạt động về ban ngày. D. Đa số các loài thuộc bộ Lưỡng cư không đuôi hoạt động về ban đêm. Câu 2. Trong các đại diện sau, đại diện nào không thuộc lớp Lưỡng cư? A. Cá chuồn. B. Cá cóc Tam Đảo. C. Cá cóc Nhật Bản. D. Ễnh ương. Câu 3. Loài lưỡng cư nào dưới đây trên lưng có những lỗ nhỏ; khi đẻ trứng, cóc cái phết trứng đã thụ tinh lên lưng, trứng lọt vào các lỗ và phát triển thành nòng nọc? A. Cóc mang trứng Tây Âu B. Cóc tổ ong Nam Mĩ. C. Nhái Nam Mĩ. D. Cá cóc Tam Đảo. Câu 4. Loài nào dưới đây sau khi ghép đôi trên cạn, cóc cái bỏ đi, cóc đực cuốn đám trứng ở chi sau rồi ngâm mình xuống nước cho đến khi trứng nở thành nòng nọc? A. Cóc mang trứng Tây Âu. B. Cóc tổ ong Nam Mĩ. C. Nhái Nam Mĩ. D. Cá cóc Tam Đảo. Câu 5. Trong 3 bộ của lớp Lưỡng cư, bộ nào có số lượng loài lớn nhất? A. Bộ Lưỡng cư có đuôi. B. Bộ Lưỡng cư không chân. C. Bộ Lưỡng cư không đuôi. Câu 6. Ý nào dưới đây nói lên vai trò của ếch đồng đối với con người? A. Làm thực phẩm. B. Làm vật thí nghiệm. C. Tiêu diệt côn trùng gây hại. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 7. Hiện nay, trên thế giới có khoảng bao nhiêu loài lưỡng cư? A. 4000 B. 5000 C. 6000 D. 7000 Câu 8. Cho các đặc điểm sau: (1): Tim ba ngăn; (2): Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi; (3): Là động vật biến nhiệt; (4): Phát triển không qua biến thái. Đặc điểm nào có ở cá cóc Tam Đảo? A. (2) và (3). B. (1) và (3). C. (3) và (4). D. (1); (2) và (3). Câu 9. Hiện nay, bộ nào có số lượng loài lớn nhất trong lớp Lưỡng cư? A. Lưỡng cư có đuôi. B. Lưỡng cư không chân. C. Lưỡng cư không đuôi. Câu 10. Ý nào dưới đây nói lên vai trò của ếch đồng đối với con người? A. Làm thực phẩm. B. Làm vật thí nghiệm. C. Tiêu diệt côn trùng gây hại. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 11: Nêu vai trò của bò sát trong tự nhiên và tác dụng đối với con người. Caau 12: Điền các thông tin phù hợp vào các ô trống thể hiện sự tiến hoá của hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ hô hấp của lớp Lưỡng cư so với lớp Cá trong bảng sau : Hệ cơ quan Đặc điểm cấu tạo thể hiện sự tiến hoá Hệ tuần hoàn Hệ hô hấp Hệ thần kinh
  2. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC- ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 8 Tuần 28 Câu 1. Trong quá trình trao đổi chất ở tế bào, khí cacbônic sẽ theo mạch máu tới bộ phận nào để thải ra ngoài ? A. Phổi B. Dạ dày C. Thận D. Gan Câu 2. Trong quá trình trao đổi chất, máu và nước mô sẽ cung cấp cho tế bào những gì ? A. Khí ôxi và chất thải B. Khí cacbônic và chất thải C. Khí ôxi và chất dinh dưỡng D. Khí cacbônic và chất dinh dưỡng Câu 3. Trong quá trình trao đổi chất ở cấp độ tế bào, trừ khí cacbônic, các sản phẩm phân huỷ sẽ được thải vào môi trường trong và đưa đến A. cơ quan sinh dục. B. cơ quan hô hấp C. cơ quan tiêu hoá. D. cơ quan bài tiết. Câu 4. Hệ cơ quan nào là cầu nối trung gian giữa trao đổi chất ở cấp độ tế bào và trao đổi chất ở cấp độ cơ thể ? A. Hệ tiêu hoá B. Hệ hô hấp C. Hệ bài tiết D. Hệ tuần hoàn Câu 5.Quá trình trao đổi chất theo 2 cấpđộ không thể hiện rõ ở hệ cơ quan nào dưới đây? A. Hệ hô hấp B. Hệ tiêu hoá C. Hệ bài tiết D. Tất cả các phương án còn lại Câu 6. Loại dịch cơ thể mà tại đó diễn ra sự trao đổi chất trực tiếp với tế bào là A. nước mô. B. dịch bạch huyết. C. máu. D. nước bọt. Câu 7. Đồng hoá xảy ra quá trình nào dưới đây ? A. Giải phóng năng lượng B. Tổng hợp chất hữu cơ đơn giản từ những chất hữu cơ phức tạp C. Tích luỹ năng lượng D. Phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ đơn giản Câu 8. Chuyển hoá cơ bản là A. năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái lao động cật lực. B. năng lượng tích luỹ khi cơ thể ở trạng thái lao động cật lực. C. năng lượng tích luỹ khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi. D. năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi. Câu 9. Đồng hoá và dị hoá là hai quá trình A. đều xảy ra sự tổng hợp các chất. B. đều xảy ra sự tích luỹ năng lượng. C. đối lập nhau. D. mâu thuẫn nhau. Câu 10. Năng lượng giải phóng trong quá trình dị hoá được sử dụng để làm gì ? A. Tất cả các phương án còn lại B. Sinh công C. Sinh nhiệt D. Tổng hợp chất mới Câu 11. Đối tượng nào dưới đây có quá trình dị hoá diễn ra mạnh mẽ hơn quá trình đồng hoá ? A. Người cao tuổi B. Thanh niên C. Trẻ sơ sinh D. Thiếu niên Câu 12. Chất nào dưới đây có thể là sản phẩm của quá trình dị hoá ? A. Nước B. Prôtêin C. Xenlulôzơ D. Tinh bột Câu 13. Vào mùa hè, để chống nóng thì chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây ? A. Tất cả các phương án còn lại
  3. B. Sử dụng áo chống nắng, đội mũ và đeo khẩu trang khi ra đường C. Mặc quần áo thoáng mát, tạo điều kiện cho da toả nhiệt D. Bôi kem chống nắng khi đi bơi, tắm biển Câu 14. Để chống rét, chúng ta phải làm gì ? A. Tất cả các phương án còn lại B. Giữ ấm vào mùa đông, đặc biệt là vùng cổ, ngực, mũi và bàn chân C. Làm nóng cơ thể trước khi đi ngủ hoặc sau khi thức dậy bằng cách mát xa lòng bàn tay, gan bàn chân D. Bổ sung các thảo dược giúp làm ấm phủ tạng như trà gừng, trà sâm Câu 15. Biện pháp nào dưới đây vừa giúp chúng ta chống nóng, lại vừa giúp chúng ta chống lạnh ? A. Ăn nhiều tinh bột B. Uống nhiều nước C. Rèn luyện thân thể D. Giữ ấm vùng cổ Câu 16. Việc làm nào dưới đây có thể giúp chúng ta chống nóng hiệu quả ? A. Uống nước giải khát có ga B. Tắm nắng C. Mặc quần áo dày dặn bằng vải nilon D. Trồng nhiều cây xanh Câu 17. Khi bị sốt cao, chúng ta cần phải làm điều gì sau đây ? A. Tất cả các phương án còn lại B. Lau cơ thể bằng khăn ướp lạnh C. Mặc ấm để che chắn gió D. Bổ sung nước điện giải Câu 18. Khi đo thân nhiệt, ta nên đo ở đâu để có kết quả chính xác nhất ? A. Tai B. Miệng C. Hậu môn D. Nách Câu 19. Cặp vitamin nào dưới đây đóng vai trò tích cực trong việc chống lão hoá ? A. Vitamin K và vitamin A B. Vitamin C và vitamin E C. Vitamin A và vitamin D D. Vitamin E và vitamin D Câu 20. Loại vitamin nào dưới đây thường có nguồn gốc động vật ? A. Tất cả các phương án còn lại B. Vitamin C C. Vitamin B12 D. Vitamin A Câu 21. Chất khoáng nào là thành phần cấu tạo nên hêmôglôbin trong hồng cầu người ? A. Asen B. Kẽm C. Đồng D. Sắt Câu 22. Loại muối khoáng nào dưới đây có vai trò quan trọng trong việc hàn gắn vết thương ? A. Iốt B. Canxi C. Kẽm D. Sắt Câu 23. Thực phẩm nào dưới đây có chứa nhiều vitamin ? A. Cá biển B. Giá đỗ C. Thịt bò D. Thịt lợn Câu 24. Loại muối khoáng nào là thành phần không thể thiếu của hoocmôn tuyến giáp ? A. Kẽm B. Sắt C. Iốt D. Đồng Câu 25. Trẻ em có thể bị béo phì vì nguyên nhân nào sau đây ? A. Mắc phải một bệnh lý nào đó B. Tất cả các phương án còn lại C. Lười vận động D. Ăn quá nhiều thực phẩm giàu năng lượng : sôcôla, mỡ động vật, đồ chiên xào Câu 26. Khi lập khẩu phần ăn, chúng ta cần tuân thủ nguyên tắc nào sau đây ? A. Đảm bảo đủ lượng thức ăn phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng B. Đảm bảo cân đối thành phần các chất hữu cơ, cung cấp đủ muối khoáng và vitamin
  4. C. Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể D. Tất cả các phương án còn lại Câu 27. Khẩu phần ăn là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong A. một đơn vị thời gian. B. một tuần. C. một bữa. D. một ngày. Câu 28. Loại thực phẩm nào dưới đây giàu chất đạm ? A. Dứa gai B. Trứng gà C. Bánh đa D. Cải ngọt Câu 29. Vì sao trong khẩu phần ăn, chúng ta nên chú trọng đến rau và hoa quả tươi ? 1. Vì những loại thức ăn này chứa nhiều chất xơ, giúp cho hoạt động tiêu hoá và hấp thụ thức ăn được dễ dàng hơn. 2. Vì những loại thực phẩm này cung cấp đầy đủ tất cả các nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của con người. 3. Vì những loại thức phẩm này giúp bổ sung vitamin và khoáng chất, tạo điều khiện thuận lợi cho hoạt động chuyển hoá vật chất và năng lượng của cơ thể. A. 1, 2, 3 B. 1, 2 C. 1, 3 D. 2, 3 Câu 30. Nhu cầu dinh dưỡng của con người phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây ? 1. Giới tính 2. Độ tuổi 3. Hình thức lao động 4. Trạng thái sinh lí của cơ thể A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 2, 3 C. 1, 2, 4 D. 2, 3, 4 Câu 31 Lập bảng so sánh đồng hóa và dị hóa. Nêu mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa Câu 32 Hãy nêu sự khác biệt giữa đồng hóa và tiêu hóa, giữa dị hóa với bài tiết. Chú ý: Học sinh trong đội tuyển HSG ôn thi theo nội dung GV đã hướng dẫn, làm tiếp các đề thi trong bộ đè thi mà GV đã giao.
  5. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC- ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 9 Tuần 28 Câu 1: Đột biến NST là loại biến dị: A. Xảy ra trên NST trong nhân tế bào B. Làm thay đổi cấu trúc NST C. Làm thay đổi số lượng của NST D. Cả A, B, C đều đúng Câu 2: Đột biến làm biến đổi cấu trúc của NST được gọi là: A. Đột biến gen B. Đột biến cấu trúc NST C. Đột biến số lượng NST D. Cả A, B, C đều đúng Câu 3: Các dạng đột biến cấu trúc của NST được gọi là: A. Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn B. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn C. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn D. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn Câu 4: Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc của NST là: A. Do NST thường xuyên co xoắn trong phân bào B. Do tác động của các tác nhân vật lí, hoá học của ngoại cảnh C. Hiện tượng tự nhân đôI của NST D. Sự tháo xoắn của NST khi kết thúc phân bào Câu 5: Nguyên nhân tạo ra đột biến cấu trúc NST là: A. Các tác nhân vật lí của ngoại cảnh B. Các tác nhân hoá học của ngoại cảnh C. Các tác nhân vật lí và hoá học của ngoại cảnh D. Hoạt động co xoắn và tháo xoắn của NST trong phân bào Câu 6: Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST là do tác động của các tác nhân gây đột biến, dẫn đến: A. Phá vỡ cấu trúc NST B. Gây ra sự sắp xếp lại các đoạn trên NST C. NST gia tăng số lượng trong tế bào D. Cả A và B đều đúng Câu 7: Đột biến nào sau đây gây bệnh ung thư máu ở người: A. Mất đoạn đầu trên NST số 21 B. Lặp đoạn giữa trên NST số 23 C. Đảo đoạn trên NST giới tính X D. Chuyển đoạn giữa NST số 21 và NST số 23 Câu 8: Dạng đột biến dưới đây được ứng dụng trong sản xuất rượu bia là: A. Lặp đoạn NST ở lúa mạch làm tăng hoạt tính enzimamilaza thuỷ phân tinh bột. B. Đảo đoạn trên NST của cây đậu Hà Lan. C. Lặp đoạn trên NST X của ruồi giấm làm thay đổi hình dạng của mắt. D. Lặp đoạn trên NST của cây đậu Hà Lan. Câu 9: Đột biến số lượng NST bao gồm: A. Lặp đoạn và đảo đoạn NST B. Đột biến dị bội và chuyển đoạn NST C. Đột biến đa bội và mất đoạn NST
  6. D. Đột biến đa bội và đột biến dị bội trên NST Câu 10: Hiện tượng tăng số lượng xảy ra ở toàn bộ các NST trong tế bào được gọi là: A. Đột biến đa bội thể B. Đột biến dị bội thể C. Đột biến cấu trúc NST D. Đột biến mất đoạn NST Câu 11: Hiện tượng dị bội thể là sự tăng hoặc giảm số lượng NST xảy ra ở: A. Toàn bộ các cặp NST trong tế bào B. Ở một hay một số cặp NST nào đó trong tế bào C. Chỉ xảy ra ở NST giới tính D. Chỉ xảy ra ở NST thường Câu 12: Ở đậu Hà Lan có 2n = 14. Thể dị bội tạo ra từ đậu Hà Lan có số NST trong tế bào sinh dưỡng bằng: A. 16 B. 21 C. 28 D.35 Câu 13: Thể 1 nhiễm là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có hiện tượng: A. Thừa 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó B. Thừa 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó C. Thiếu 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó D. Thiếu 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó Câu 14: Thể ba nhiễm (hay tam nhiễm) là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có: A. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 3 chiếc B. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 1 chiếc C. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 2 chiếc D. Có một cặp NST nào đó có 3 chiếc, các cặp còn lại đều có 2 chiếc Câu 15: Kí hiệu bộ NST nào sau đây dùng để chỉ có thể 3 nhiễm? A. 2n + 1 B. 2n – 1 C. 2n + 2 D. 2n – 2 Câu 16: Số NST trong tế bào là thể 3 nhiễm ở người là: A. 47 chiếc NST B. 47 cặp NST C. 45 chiếc NST D. 45 cặp NST Câu 17: Kí hiệu bộ NST dưới đây được dùng để chỉ thể 2 nhiễm là: A. 3n B. 2n C. 2n + 1 D. 2n – 1 Câu 18: Thể không nhiễm là thể mà trong tế bào: A. Không còn chứa bất kì NST nào B. Không có NST giới tính, chỉ có NST thường C. Không có NST thường, chỉ có NST giới tính D. Thiểu hẳn một cặp NST nào đó Câu 19: Bệnh Đao có ở người xảy ra là do trong tế bào sinh dưỡng: A. Có 3 NST ở cặp số 12 B. Có 1 NST ở cặp số 12 C. Có 3 NST ở cặp số 21 D. Có 3 NST ở cặp giới tính Câu 20: Thể dị bội có thể tìm thấy ở loài nào sau đây? A. Ruồi giấm B. Đậu Hà Lan C. Người D. Cả 3 loài nêu trên Câu 21: Ở người hiện tượng dị bội thể được tìm thấy ở: A. Chỉ có NST giới tính B. Chỉ có ở các NST thường C. Cả ở NST thường và NST giới tính D. Không tìm thấy thể dị bội ở người
  7. Câu 22: Thể 3 nhiễm (2n+ 1= 25) có thể tìm thấy ở loài nào sau đây? A. Lúa nước B. Cà độc dược C. Cà chua D. Cả 3 loài nêu trên Câu 23: Thể đa bội là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có: A. Sự tăng số lượng NST xảy ra ở tất cả các cặp B. Sự giảm số lượng NST xảy ra ở tất cả các cặp C. Sự tăng số lượng NST xảy ra ở một số cặp nào đó D. Sự giảm số lượng NST xảy ra ở một số cặp nào đó Câu 24: Số lượng NST trong tế bào của thể 3n ở đậu Hà Lan là: A. 14 B. 21 C. 28 D. 35 Câu 25: Thể đa bội không tìm thấy ở: A. Đậu Hà Lan B. Cà độc dược C. Rau muống D. Người Câu 26: Ngô có 2n = 20. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Thể 3 nhiễm của Ngô có 19 NST B. Thể 1 nhiễm của Ngô có 21 NST C. Thể 3n của Ngô có 30 NST D. Thể 4n của Ngô có 38 NST Câu 27: Cải củ có bộ NST bình thường 2n =18. Trong một tế bào sinh dưỡngcủa củ cải, người ta đếm được 27 NST. Đây là thể: A. 3 nhiễm B. Tam bội(3n) C. Tứ bội (4n) D. Dị bội (2n -1) Câu 28: Hoá chất sau đây thường được ứng dụng để gây đột biến đa bội ở cây trồng là: A. Axit phôtphoric B. Axit sunfuaric C. Cônsixin D.Cả 3 loại hoá chất trên Câu 29: Đặc điểm của thực vật đa bội là: A. Có các cơ quan sinh dưỡng to nhiều so với thể lưỡng bội B. Tốc độ phát triển chậm C. Kém thích nghi và khả năng chống chịu với môi trường yếu D. Ở cây trồng thường làm giảm năng suất Câu 30: Con người có thể tạo ra thể tứ bội bằng cách nào trong các cách dưới đây? 1. Cho các cá thể tứ bội sinh sản dinh dưỡng hay sinh sản hữu tính. 2. Giao phối giữa cây tứ bội với cây lưỡng bội. 3. Làm cho bộ NST của tế bào sinh dưỡng nhân đôi nhưng không phân li trong nguyên phân. 4. Làm cho bộ NST của tế bào sinh dục nhân đôi nhưng không phân li trong giảm phân, rồi tạo điều kiện cho các giao tử này thụ tinh với nhau. Số phương án đúng là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 31: Phân biệt sự khác nhau giữa thể lưỡng bội, thể dị hợp và thể đa bội