Bài tập Sinh học Lớp 7 - Tuần 19-22

pdf 2 trang Thương Thanh 09/08/2023 880
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Sinh học Lớp 7 - Tuần 19-22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_tap_sinh_hoc_lop_7_tuan_19_22.pdf

Nội dung text: Bài tập Sinh học Lớp 7 - Tuần 19-22

  1. 1. Vì sao ếch thường sống ở những nơi ẩm ướt, gần bờ nước và kiếm mồi vào ban đêm? TL: - Ếch hô hấp chủ yếu qua da, nếu da khô cơ thể mất nước thì ếch sẽ chết. - Ếch bắt mồi về ban đêm vì: thức ăn trên cạn của ếch là sâu bọ, khi đó là thời gian sâu bọ đi kiếm ăn nên ếch dễ dàng bắt được mồi. 2. Nếu ta cho ếch vào một lọ đầy nước, đầu chúc xuống đáy lọ, ếch có bị chết ngạt không? Từ kết quả thí nghiệm, em có thể rút ra kết luận gì về sự hô hấp của ếch? TL: - Trong thời gian ngắn: ếch không chết ngạt vì dưới da có hệ thống mao mạch dày đặc làm nhiệm vụ trao đổi khí. - Kết luận về sự hô hấp của ếch: ếch hô hấp bằng cả da và phổi nhưng hô hấp bằng da là chủ yếu. Da ếch phải ẩm mới trao đổi khí được. 3. Tìm các câu ca dao tục ngữ về vai trò dự báo thời tiết của ếch. TL: Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước. 4. Đọc đoạn thông tin và trả lời câu hỏi: Cá cóc Tam Đảo thích nghi chủ yếu môi trường nước, ễnh ương lớn đời sống gắn bó môi trường nước nhiều hơn trên cạn, ếch cây vừa ở nước vừa ở cạn, cóc nhà chủ yếu sống trên cạn, ếch giun chỉ xuống nước để sinh sản. Vậy tại sao chúng đều thuộc lớp Lưỡng cư? TL: Vì chúng có các đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư: da trần, ẩm ướt; hô hấp qua da và phổi (da là chủ yếu), 5. Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của Lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim vào ban ngày? TL: Đa số các loài chim kiếm ăn vào ban ngày, đa số Lưỡng cư kiếm ăn vào ban đêm nên giúp tiêu diệt một lượng lớn sâu bọ.
  2. Hoàn thành bảng trang 50 vở Sinh học. Đặc điểm đời sống Thằn lằn Ếch đồng Nơi sống và hoạt động Sống và bắt mồi nơi khô Sống và bắt mồi nơi ẩm ráo. ướt. Thời gian kiếm ăn Chủ yếu ban ngày. Chủ yếu ban đêm. Tấp tính Phơi nắng, trú đông. Trú đông. Sinh sản Thụ tinh trong, đẻ ít trứng, Thụ tinh ngoài, đẻ nhiều trứng có vỏ, phát triển trứng, trứng có màng không qua biến thái. mỏng, phát triển qua biến thái. 1. Câu 1.3 trang 55 vở Sinh học. TL: - Ảnh hưởng xấu: ô nhiễm môi trường, dịch bệnh - Biện pháp: giữ vệ sinh môi trường, trách biệt nơi nuôi với khu dân cư 2. Câu 2 trang 56 vở Sinh học TL: Kiểu bay vỗ cánh: Kiểu bay lượn: - Đập cánh liên tục. - Đập cánh chậm rãi, không - Bay chủ yếu dựa vào sự vỗ liên tục. cánh. - Bay chủ yếu dựa vào sự Tốn nhiều năng lượng. nâng đỡ của không khí và luồng gió. Tiết kiệm năng lượng.