Báo cáo Tập huấn hướng dẫn hoạt động khoa học kì thuật trong trường trung học

ppt 45 trang nhungbui22 3090
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Tập huấn hướng dẫn hoạt động khoa học kì thuật trong trường trung học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbao_cao_tap_huan_huong_dan_hoat_dong_khoa_hoc_ki_thuat_trong.ppt

Nội dung text: Báo cáo Tập huấn hướng dẫn hoạt động khoa học kì thuật trong trường trung học

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN CHƯPRÔNG BÁO CÁO TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG KHKT TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC Năm học: 2015-2016 - Báo cáo viên: Nguyễn Xuân Dũng - Đơn vị: Trường THCS Đinh Tiên Hoàng ChưPrông, ngày 29 tháng 10 năm 2015
  2. Nội dung Báo cáo nghiên cứu Gian trưng bày (Poster) Tiêu chí đánh giá Triển khai tổ chức hoạt động NCKH
  3. Báo cáo nghiên cứu
  4. Tại sao phải viết báo cáo nghiên cứu Công bố kết quả NC Tham dự cuộc thi KHKT các cấp Giám khảo đọc hiểu dự án của thí sinh (Thí sinh không có mặt, giám khảo ít thời gian )
  5. Cấu trúc báo cáo nghiên cứu 1. Trang bìa 2. Mục lục 3. Danh mục bảng 4. Danh mục hình * Lời cảm ơn. 5. Tóm tắt đề tài 6. Giới thiệu 7. Phương pháp và thiết bị thí nghiệm 8. Kết quả 9. Thảo luận 10. Kết luận 11. Tài liệu tham khảo
  6. Báo cáo nghiên cứu 1. Trang bìa - Tên dự án: quan trọng, quan tâm đầu tiên; Đơn giản,nêu bật chính xác bản chất dự án VD: “Nghiên cứu điều chế chitosan oligosaccharide (COS) từ vỏ tôm và khảo sát ảnh hưởng của COS đến sự tăng trưởng của cây Dâu tây (Fragaria vesca L.) tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai” - Lĩnh vực: Hóa sinh (Lưu ý: đúng lĩnh vực quy định) - Tác giả: VD: Trần Quang Huy – Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Gia Lai Lê Văn Minh Phú - Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Gia Lai
  7. Báo cáo nghiên cứu 2. Mục lục - Tên mục, trang - Đến mức 3, ví dụ 1.2.3 VD: Chương 1. Tổng quan nghiên cứu 1.1. Đại cương về Chitosan 1.1.1. Cấu trúc phân tử của Chitosan * Tên dự án + mục lục: người đọc biết cấu trúc của báo cáo
  8. Báo cáo nghiên cứu 3. Danh mục bảng - Cấu trúc: Bảng (số chương.thứ tự bảng): Tên bảng, trang - Ví dụ: Bảng 1.1. Bảng điều tra x 5 (Bảng 1 của chương 1 ở trang 5). Bảng 2.1. Bảng điều tra y 10 (Bảng 1 của chương 2 ở trang 10).
  9. Báo cáo nghiên cứu 4. Danh hình vẽ - Cấu trúc: Hình (số chương.thứ tự hình): Tên hình, trang. - Ví dụ: Hình 1.1. Mô tả quy trình x 20 (Hình 1 của chương 1 ở trang 20). Hình 2.1. Mô tả quy trình y 25 (Hình 1 của chương 2 ở trang 25).
  10. Báo cáo nghiên cứu * Lời cảm ơn - Không bắt buộc - Nhưng nên cám ơn những người đã giúp đỡ, bao gồm các cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức giáo dục và nghiên cứu
  11. Báo cáo nghiên cứu 5. Tóm tắt 250 từ (01 trang) a) Mục đích b) Trình tự thực hiện c) Dữ liệu và kết luận - Ứng dụng của NC - Tham khảo kết quả NC trước cần thiết nhất (tối thiểu) - Chỉ đề cập công việc năm hiện tại, không đề cập đến hiểu biết, công việc thực hiện bởi người hướng dẫn Trao đổi: Viết tóm tắt khi nào? Viết phần nào trước? Khi nào bắt đầu viết báo cáo NC?
  12. Báo cáo nghiên cứu 6. Giới thiệu - Tạo bối cảnh: Lí do NC - Mục đích: Để làm gì - Giả thuyết/vấn đề: - Hy vọng đạt được: Dự kiến kết quả
  13. Báo cáo nghiên cứu 7. Phương pháp và thiết bị thí nghiệm - Phương pháp thu thập dữ liệu, quan sát, thiết bị thiết kế - Bao gồm hình ảnh hoặc bản vẽ chi tiết của thiết bị tự thiết kế (Chỉ bao gồm các công việc trong năm nay) - Đủ chi tiết để người khác cũng có thể lặp lại thí nghiệm từ những thông tin trong báo cáo. Ai tiến hành, đối tượng thực nghiệm (KHXH), thời gian, địa điểm (phỏng vấn/ghi âm, hình có báo trước mục đích
  14. Báo cáo nghiên cứu 8. Kết quả - Kết quả bao gồm dữ liệu và phân tích - Các số liệu thống kê, biểu đồ, dữ liệu thu thập được, vv
  15. Báo cáo nghiên cứu 9. Thảo luận - Phần trọng yếu của báo cáo - So sánh kết quả với lý thuyết, kết quả NC đã được công bố, quan niệm đang tồn tại, kết quả mong đợi - Các lỗi, hạn chế có thể Tại saodữ liệu khác nhau giữa các quan sát lặp đi lặp lại của các sự kiện tương tự? Kết quảcó bị ảnh hưởng bởi các sự kiện không kiểm soát được? Nếu làm lại sẽ nên làm thế nào? Những thí nghiệm khác nào cần thực hiện?
  16. Báo cáo nghiên cứu 10. Kết luận - Tóm tắt ngắn gọn, cụ thể kết quả NC Phát biểu mối quan hệ của một biến với biến khác; Minh chứng cho kết luận từ thí nghiệm - Ứng dụng thực tế của NC Không nói chung chung. Không giới thiệu điều gì trong kết luận mà đã không được thảo luận.
  17. Báo cáo nghiên cứu 11. Tài liệu tham khảo - Danh sách tham khảo gồm bất kỳ tài liệu đã được sử dụng trong báo cáo (ví dụ như sách, bài báo, trang web, vv) của bạn. - Theo quy định viết danh mục tài liệu tham khảo + Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung, Nhật .). Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch. Tài liệu tham khảo là sách, luận án, báo cáo phải ghi đầy đủ các thông tin sau: + Tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách) (năm xuất bản), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn) tên sách, luận án hoặc báo cáo, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên) nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản) nơi xuất bản, (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo).
  18. Báo cáo nghiên cứu 11. Tài liệu tham khảo + Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách ghi đầy đủ các thông tin sau: tên các tác giả (không có dấu ngăn cách) (năm công bố), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn) “tên bài báo”, (đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên) tên tạp chí hoặc tên sách, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên) tập (không có dấu ngăn cách) (sổ), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn) các số trang, (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc)
  19. Báo cáo nghiên cứu 11. Tài liệu tham khảo Ví dụ: Tiếng Việt Quách Ngọc Ân (1992), “Nhìn lại hai năm phát triển lúa lai”, Di truyền học ứng dụng, 98 (1), tr. 10-16. Bộ Nông nghiệp & PTNT (1996), Báo cáo tổng kết 5 năm (1992 – 1996) phát triển lúa lai, Hà Nội. Nguyễn Hữu Đống, Đào Thanh Bằng, Lâm Quang Dụ, Phan Đức Trực (1997), Đột biến – Cơ sở lý luận và ứng dụng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Thị Gấm (1996), Phát hiện và đánh giá một số dòng bất dục đực cảm ứng nhiệt độ, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội. Tiếng Anh Anderson, J.E. (1985), The Relative Inefficiency of Quota, The Cheese Case, American Economic Review, 75(1), pp. 178-90. Borkakati R.P., Virmani S.S. (1997), Genetics of thermosensitive genic male sterility in Rice, Euphytica 88, pp. 1-7.
  20. Gian trưng bày
  21. Gian trưng bày - “Tóm tắt” dự án để người xem có thể “nắm bắt” được những thông tin quan trọng một cách dễ dàng và nhanh chóng Không phải tất cả giám khảo có đủ thời gian để đọc toàn bộ báo cáo nghiên cứu - Thu hút được sự quan tâm của ban giám khảo. - Thú vị, Thách thức, Mới mẻ, Tính đột phá, Độc đáo - BTC quy định, kích thước, các tài liệu bắt buộc CẤM: trưng bày (Mã số, giấy phép trưng bày/thông tin cá nhân, giải đã đạt )
  22. Poster nên có những nội dung Tên dự án Mục tiêu Kết quả Kết luận Giả thuyết Biểu đồ Tóm tắt Tài liệu Hình ảnh Các tài liệu được yêu Quy trình Số liệu cầu khác
  23. Bố cục Poster Bắt đầu từ đây 1 Tên dự án 2 Tóm tắt 6 Kết quả 4 Quy trình Hình Hình ảnh ảnh Hình Bảng biểu 3 Giới thiệu ảnh 7 Kết luận 5 Dữ liệu (Xem poster)
  24. Hình gian trưng bày
  25. Thuyết trình (không phải phần Trưng bày Poster)
  26. Trình bày Poster Cấu trúc hợp lí, logic, dẫn dắt người xem Rõ ràng, dễ hiểu của sơ đồ, bảng biểu, ghi chú Trình bày, trả lời phỏng vấn Rõ ràng, súc tích và trả lời trực tiếp câu hỏi Hiểu biết về kiến thức khoa học liên quan đến dự án Hiểu những hạn chế của kết quả và kết luận Nhận ra lợi ích về khoa học, xã hội, kinh tế Ý tưởng nghiên cứu trong tương lai Đóng góp và hiểu biết của mỗi thành viên nhóm
  27. Tài liệu – nên cầm theo khi thuyết trình Nhật kí nghiên cứu Báo cáo nghiên cứu Phát minh hoặc mô hình thực nghiệm Các mẫu vật (được phê duyệt)
  28. Kinh nghiệm thuyết trình Luyện tập, luyện tập và luyện tập (kể cả với người không thuộc lĩnh vực NC) 3-7 phút Bám sát tiêu chí đánh giá
  29. Tiêu chí đánh giá Tiêu chí Điểm (/100) Câu hỏi NC/Vấn đề NC 10 Kế hoạch và phương pháp NC 15 Tiến hành NC (xây dựng và thử 20 nghiệm) Tính sáng tạo 20 Trình bày 35
  30. Câu hỏi NC/Vấn đề NC (10 đ) Dự án khoa học Rõ ràng và hướng mục tiêu Chỉ rõ đóng góp khoa học vào lĩnh vực NC Sử dụng PP khoa học để kiểm chứng Dự án kĩ thuật Mô tả ngắn gọn nhu cầu thực tiễn/vấn đề cần giải quyết Xác định các tiêu chí của giải pháp đặt ra Giải thích những hạn chế
  31. Thiết kế và phương pháp NC (15 đ) Dự án khoa học Trình tự tiến hành và phương pháp thu thập dữ liệu Biến điều khiển, biến phụ thuộc, sự phù hợp và tính hoàn thiện (complete) Dự án kĩ thuật Khám phá, lựa chọn để giải quyết nhu cầu hoặc vấn đề đặt ra Xác định đặc tính của giải pháp Xây dựng mô hình/mẫu đầu tiên
  32. Tiến hành NC (20 đ) Dự án khoa học Thu thập dữ liệu Phân tích dữ liệu (sử dụng công cụ thống kê, toán học phù hợp) Dữ liệu được thu thập đủ để hỗ trợ cho kết luận Dự án kĩ thuật Thiết kế mẫu thử nghiệm Thử nghiệm ở các điều kiện, tình huống khác nhau Điều chỉnh, cải tiến
  33. Tính sáng tạo (20 đ) Dự án cho thấy sự sáng tạo, độc đáo trong: Câu hỏi/vấn đề NC Thiết kế/phương pháp NC Tiến hành nghiên cứu
  34. Triển khai tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật
  35. Một số hoạt động triển khai công tác NCKHKT 1. Tuyên truyền, phổ biến, phát động Nâng cao nhận thức: mục đích, yêu cầu Hoạt động giáo dục, định hướng phát triển năng lực Bệnh thành tích? Mua sắm trang thiết bị hợp tác ngoài nhà trường Nội dung: quy chế, văn bản hướng dẫn, website,
  36. Một số hoạt động triển khai công tác NCKHKT 1. Tuyên truyền, phổ biến, phát động (tt) Hình thức: tổng kết, khen thưởng; trao đổi, thảo luận trong buổi chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt tổ bộ môn, ngoại khóa, hội thảo khoa học cấp trường, cụm trường ; tổ chức nghiên cứu, tìm hiểu các văn bản hướng dẫn về hoạt động nghiên cứu KHKT và quy chế cuộc thi Phát động cuộc thi
  37. Một số hoạt động triển khai công tác NCKHKT 2. Hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học kĩ thuật Ý tưởng nghiên cứu: Thi/thuyết minh ý tưởng khoa học; chuyên mục, diễn đàn trên web của đơn vị hoặc tham gia web khác Giáo viên trao đổi với HS vấn đề thời sự, khoa học, vấn đề nảy sinh trong thực tiễn và khuyến khích các em suy nghĩ, trao đổi, đặt câu hỏi về những tình huống, sự kiện diễn ra trong thực tế cuộc sống để tìm hiểu, xác định vấn đề cần tìm tòi, khám phá
  38. Một số hoạt động triển khai công tác NCKHKT 2. Hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học kĩ thuật Ý tưởng nghiên cứu (tt): Giáo viên trao đổi trong tổ bộ môn về các ý tưởng nghiên cứu, những đề xuất cải tiến. Tổ chức cho học sinh tham quan, đi thực địa, dã ngoại, quan sát thực tế. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các bài báo, công trình khoa học, trao đổi với nhà khoa học, chuyên gia để tìm ra những vấn đề cần nghiên cứu, cải tiến. Gắn kết với cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn để có thêm các ý tưởng cho dự án nghiên cứu.
  39. Một số hoạt động triển khai công tác NCKHKT 2. Hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học kĩ thuật Lựa chọn ý tưởng NC "Gạn đục, khơi trong"/"đãi cát tìm vàng". Phải thực nghiệm Chọn người bảo trợ, người hướng dẫn nghiên cứu, người giám sát Cần có chuyên môn sâu, rộng về các lĩnh vực nghiên cứu; Nắm được những quy định của luật pháp, địa phương đối với lĩnh vực nghiên cứu của thí sinh.
  40. Một số hoạt động triển khai công tác NCKHKT 2. Hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học kĩ thuật Lập kế hoạch triển khai dự án nghiên cứu KHKT Tiến trình thực hiện, sự phối hợp giữa các hoạt động, công việc có thể điều chỉnh Phê duyệt kế hoạch triển khai nghiên cứu khoa học Hội đồng khoa học của trường Triển khai thực hiện kế hoạch nghiên cứu
  41. Một số hoạt động triển khai công tác NCKHKT 3. Tham dự cuộc thi KHKT quốc gia Lựa chọn dự án dự thi (06, đăng cai 12): Tổ chức cuộc thi ở địa phương? Đăng kí dự thi Gửi về Phòng GDTrH theo Kế hoạch đã ban hành Website * Lưu ý: học lực, hạnh kiểm Chuẩn bị poster, luyện tập trình bày
  42. Chia lớp, làm việc nhóm Thầy/cô sẽ triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật ở các lĩnh vực như thế nào? Các hoạt động + thời gian tiến hành? * Lưu ý: Lựa chọn biện pháp, cách thức phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương, trường, học sinh, cha mẹ học sinh trả lời tại sao? Xem CV 4241/BGDĐT-GDTrH, Thông tư 38/2012/TT-BGDĐT
  43. TỜ RƠI:
  44. TỜ RƠI:
  45. Trân trọng cám ơn!