Bài tập về nhà môn Ngữ văn 9 - Tuần 10

docx 1 trang thienle22 5390
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập về nhà môn Ngữ văn 9 - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_ve_nha_mon_ngu_van_9_thu_4_014_va_thu_7_044.docx

Nội dung text: Bài tập về nhà môn Ngữ văn 9 - Tuần 10

  1. Phiếu bài tập về nhà Ngữ văn 9 Năm học 2019-2020 BÀI TẬP VỀ NHÀ MÔN NGỮ VĂN 9 CHƯƠNG TRÌNH HỌC TRÊN TRUYỀN HÌNH PHÁT THỨ 4/ 01/4 VÀ THỨ 7/04/4 BT1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4: Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bông nổi dậy trong người nó. Trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên: - Ba a a ba! Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cố ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên. Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc: - Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con! Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết theo dài bên má của ba nó nữa. (Trích Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, Tập hai) Câu 1. Ghi lại 01 câu văn trong đoạn trích chứa đựng yếu tố miêu tả. Câu 2. Nêu hiệu quả nghệ thuật của những biện pháp tu từ trong câu văn sau: “Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa.” Câu 3. Viết đoạn văn tổng – phân – hợp (khoảng 10-12 câu) phân tích nhân vật bé Thu trong đoạn trích trên. Trong đoạn có sử dụng câu ghép và câu cảm thán. (gạch chân, chỉ rõ) Câu 4. Đoạn trích khơi gợi trong em suy nghĩ gì về tình cảm gia đình? (Viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trả lời câu hỏi trên) Bài tập 2: “Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất( ) Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.” ( Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo dục) 1. Đoạn trích trên là lời của ai nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? 2. Xét về mục đích nói “Không, không, đừng vẽ cháu!” thuộc kiểu câu nào? Câu văn đó giúp em hiểu gì về nhân vật? 3. Những người mà nhân vật “cháu” cho là đáng vẽ hơn là những ai? Em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu phân tích một nhân vật mà em thích. 4. Từ văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” và những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy) về ý nghĩa của sự cống hiến thầm lặng trong cuộc sống.