Bài tập ôn tập trắc nghiệm môn Vật lý Lớp 9 - Bài: Truyền tải điện năng đi xa - Máy biến thế

doc 4 trang Thương Thanh 01/08/2023 2140
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập trắc nghiệm môn Vật lý Lớp 9 - Bài: Truyền tải điện năng đi xa - Máy biến thế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_on_tap_trac_nghiem_mon_vat_ly_lop_9_bai_truyen_tai_d.doc

Nội dung text: Bài tập ôn tập trắc nghiệm môn Vật lý Lớp 9 - Bài: Truyền tải điện năng đi xa - Máy biến thế

  1. ÔN TẬP TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 9 BÀI: TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG ĐI XA - MÁY BIẾN THẾ Câu 1: Biểu thức xác định công suất hao phí trên đường dây tải điện là: A. Php= B. Php= C. Php= D. Php= Câu 2: Để làm giảm hao phí điện năng trên đường dây truyền tải điện, trong thực tế người ta thường dùng cách nào? A. Giảm điện trở của dây dẫn B. Giảm công suất của nguồn điện C. Giảm công suất truyền tải D. Tăng hiệu điện thế hai đầu dây dẫn điện Câu 3: Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện A. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây. B. Tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây. C. Tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây. D. Tỉ lệ thuận với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây. Câu 4: Trên cùng đường dây tải đi cùng một công suất điện, nếu dùng dây dẫn có tiết diện tăng gấp đôi thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ: A. Tăng 2 lần B. Giảm 2 lần C. Tăng 4 lần D. Giảm 4 lần Câu 5: Để truyền đi một công suất điện, nếu đường dây tải điện dài gấp ba thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ ? A. Tăng 9 lần. B. Giảm 9 lần. C. Tăng 3 lần. D. Giảm 3 lần. Câu 6: Trên cùng đường dây tải đi cùng một suất điện, nếu đường dây tải điện dài gấp đôi thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ: A. Tăng 2 lần B. Tăng 4 lần C. Giảm 2 lần D. Không tăng, không giảm Câu 7: Trên một đường dây truyền tải điện có công suất truyền tải không đổi, nếu tăng tiết diện dây dẫn lên gấp đôi, đồng thời cũng tăng hiệu điện thế truyền tải điện năng lên gấp đôi thì công suất hao phí trên đường dây tải điện sẽ A. Giảm đi bốn lần. B. Giảm đi sáu lần. C. Giảm đi tám lần. D. Không thay đổi. Câu 8: Nếu tăng HĐT ở hai đầu đường dây tải điện lên 100 lần thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt trên đường dây sẽ: A. Tăng lên 100 lần. B. Giảm đi 100 lần. C. Tăng lên 200 lần. D. Giảm đi 10000 lần. Câu 9: Cùng một công suất điện được tải đi trên cùng một dây dẫn. Công suất hao phí khi dùng HĐT 400kV so với khi dùng HĐT 200kV là: A. Lớn hơn 2 lần. B. Nhỏ hơn 2 lần. C. Nhỏ hơn 4 lần. D. Lớn hơn 4 lần. Câu 10: Trên cùng một dây dẫn tải đi cùng một công suất điện, nếu dùng dây dẫn có đường kính tiết diện tăng gấp 5 lần thì Php do tỏa nhiệt sẽ thay đổi như thế nào? Chọn kết quả đúng: A. Tăng 25 lần. B. Giảm 25 lần. C. Tăng 5 lần D. Giảm 5 lần.
  2. Câu 11: Đường dây tải điện dài 100km, truyền đi một dòng điện 400A. Dây dẫn bằng đồng, cứ 1km có R=0,3Ω. Công suất do tỏa nhiệt trên đường dây là: A. Php=4800kW B. Php =4800000kW C. Php=4800000J D. Php là một giá trị khác. Câu 12: Người ta truyền tải một công suất điện 100kW bằng một đường dây dẫn có điện trở 5Ω. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 10000V. Công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện là: A. 5kW B. 10kW C. 0,5kW D. 2kW Câu 13: Một nhà máy điện sinh ra một công suất 100000kW và cần truyền tải đến nơi tiêu thụ. Biết hiệu suất truyền tải là 90%. Công suất hao phí trên đường truyền là: A. 1000 kW B. 10000kW C. 100kW D. 10kW Câu 14: Biết công suất hao phí trên đường dây tải là 500 000W. Để giảm công suất hao phí 50 lần người ta dùng một dây dẫn khác có chiều dài gấp đôi. Hỏi tiết diện của dây tăng lên hay giảm đi bao nhiêu lần? A. Tăng 50 lần. B. Giảm 50 lần C. Tăng 100 lần. D. Giảm 100 lần. Câu 15: Máy biến thế dùng để: A. Tăng, giảm hiệu điện thế một chiều. B. Tăng, giảm hiệu điện thế xoay chiều. C. Tạo ra dòng điện một chiều. D. Tạo ra dòng điện xoay chiều. Câu 16: Khi truyền tải điện năng đi xa người ta dùng 2 máy biến thế đặt ở 2 đầu đường dây tải điện. Các máy biền thế này có tác dụng gì? A. Cả 2 máy biến thể dùng để tăng hiệu điện thế. B. Cả 2 máy biến thể dùng để giảm hiệu điện thế. C. Máy biến thế ở đầu đường dây dùng để giảm hiệu điện thế, máy biến thế ở cuối đường dây dùng để tăng hiệu điện thế. D. Máy biến thế ở đầu đường dây dùng để tăng hiệu điện thế, máy biến thế ở cuối đường dây dùng để giảm hiệu điện thế. Câu 17: Máy biến thế dùng để làm gì? A.Giữ cho hiệu điện thế ổn định, không đổi. B.Giữ cho cường độ dòng điện ổn định, không đổi. C. Làm tăng hoặc giảm hiệu điện thế. D. Làm tăng hoặc giảm cường độ dòng điện. Câu 18: Gọi U1, n1 là số vòng dây và hiệu điện thế đặt vào 2 đầu cuộn sơ cấp; U 2, n2 là số vòng dây và hiệu điện thế đặt vào 2 đầu cuộn thứ cấp. Hệ thức nào sau đây là đúng. A.U1/U2=n1/n2. B. U1/U2=n2/n1 C. U1+ n1=U2+ n2. D. U1n1=U2n2. Câu 19: Nếu đặt vào 2 đầu của cuộn dây sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều thì từ trường trong lõi sắt sẽ thế nào? A.Luôn tăng. B. Luôn giảm. C. Biến thiên: tăng, giảm một cách luân phiên đều đặn. D. Không biến thiên. Câu 20: Vì sao không thể dùng dòng điện một chiều, không đổi để chạy máy biến thế.
  3. A.Vì khi dùng dòng điện một chiều không đổi thì từ trường trong lõi của máy biến thế chỉ có thể tăng. B. Vì khi dùng dòng điện một chiều không đổi thì từ trường trong lõi của máy biến thế chỉ có thể giảm. C. Vì khi dùng dòng điện một chiều không đổi thì từ trường trong lõi của máy biến thế không biến thiên. D. Vì khi dùng dòng điện một chiều không đổi thì không tạo được từ trường trong lõi của máy biến thế. Câu 21: Gọi N1 và N2 lần lượt là số vòng của cuộn sơ cấp và thứ cấp của một máy biến thế. Trường hợp nào sau đây không thể xảy ra: A.N1>N2 B. N1=N2 C. N1 U2. D. Máy hạ thế vì: U1>U2 Câu 27: Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 200 vòng, cuộn thứ cấp 50 vòng, khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 6V thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là: A. 9V B. 4,5V C. 3V D. 1,5V Câu 28: Một máy biến thế có hai cuộn dây với số vòng dây tương ứng là 125 vòng và 600 vòng. Sử dụng máy biến thế này A. Chỉ làm tăng hiệu điện thế. B. Chỉ làm giảm hiệu điện thế. C. Có thể làm tăng hoặc giảm hiệu điện thế. D. Có thể đồng thời làm tăng và giảm hiệu điện thế. Câu 29: Khi có dòng điện một chiều, không đổi chạy trong cuộn dây sơ cấp của một máy biến thế thì trong cuộn thứ cấp đã nối thành mạch kín
  4. A. Có dòng điện một chiều không đổi. B. Có dòng điện một chiều biến đổi. C. Có dòng điện xoay chiều. D. Vẫn không xuất hiện dòng điện. Câu 30: Máy biến thế có cuộn dây A. Đưa điện vào là cuộn sơ cấp. B. Đưa điện vào là cuộn cung cấp. C. Đưa điện vào là cuộn thứ cấp. D. Lấy điện ra là cuộn sơ cấp.